Tag

Đỗ Đại học: Niềm vui của tân sinh viên, nỗi lo của cha mẹ

Nhịp sống trẻ 24/08/2024 23:49
aa
TTTĐ - Giá nhà trọ, học phí tăng cao, con đối mặt với nhiều cám dỗ, điều kiện sinh hoạt có đủ an toàn?… là những nỗi lo mà cha mẹ phải đối mặt khi con đi học xa nhà.
Hai anh em khiếm thị vượt nghịch cảnh đỗ đại học Những thí sinh đỗ đại học nhưng vẫn chọn trường nghề Tất cả thí sinh đỗ đại học phải nhập học trực tuyến

Sinh hoạt phí của con là cả tháng lương của mẹ

Giây phút nhận được thông báo trúng tuyển đại học, chắc hẳn không ít bạn trẻ đã vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Đó là thành quả của những năm tháng học tập chăm chỉ, là sự cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được ước mơ. Tuy nhiên phía sau niềm vui này của các con, nhiều phụ huynh đã đối mặt với không ít nỗi lo.

Con đỗ đại học, nhiều phụ huynh vừa mừng, vừa lo
Con đỗ đại học, nhiều phụ huynh vừa mừng, vừa lo

Năm nay, con gái cô Nguyễn Thị Hoa ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thi đỗ vào khối ngành D01 với 26,5 điểm. Khoảng 1 tháng qua, cô Hoa và gia đình bàn bạc, tính toán chuyện vào trường nào để giảm bớt gánh nặng chi phí học tập và mỗi tháng, gia đình sẽ chu cấp cho con gái bao nhiêu là đủ.

“Tôi tham khảo bạn bè đã và đang có con thuê nhà và học tập ở khu vực nội thành, theo mức chi phí hiện nay chúng tôi sẽ phải cho con khoảng 6 triệu đồng/1 tháng để thuê nhà trọ, ăn uống, đi lại, phát sinh, tiền học phí.

Số tiền này con chi tiêu cũng phải rất khéo mới đủ, bởi riêng tiền thuê nhà, dù ở ghép cũng đã hết gần 2 triệu đồng, lại còn tiền học phí. Con muốn tiêu thoải mái một chút thì phải đi làm thêm.”, cô Hoa chia sẻ.

Hiện nay, giá nhà trọ ở Hà Nội đang tăng cao đáng kể. Các khu vực gần trường đại học thường có giá nhà trọ cao hơn so với khu vực khác. Điều này tạo ra một áp lực tài chính không nhỏ cho cha mẹ khi phải chi trả sinh hoạt phí hàng tháng của con em mình.

Trên địa bàn quận Cầu Giấy, theo khảo sát của phóng viên, một căn phòng khoảng 15m2-25m2 có giá 2,8-3,5 triệu đồng/tháng (tăng từ 300.000-500.000 đồng/tháng so với trước). Với căn phòng rộng hơn, 35m2-40m2 thì giá là 6-6,5 triệu đồng/tháng. Tương tự, khu vực Mỹ Đình nhiều phòng trọ đã tăng chóng mặt với giá 4,5-5 triệu đồng/tháng cho phòng 28m2-30m2.

 Các chủ nhà trọ “hét” giá chóng mặt với những căn phòng trọ chật chội
Các chủ nhà trọ “hét” giá chóng mặt với những căn phòng trọ chật chội

Anh Trần Văn Hoá quê ở huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, con đỗ vào ĐH Bách khoa Hà Nội cả gia đình vừa mừng vừa lo. Mừng vì cháu đỗ vào trường đại học top đầu, lo vì, quãng đường mấy năm học, gia đình anh sẽ kiếm tiền như thế nào để gửi cho con ăn học.

“Tiền thuê phòng trọ, ăn uống, đi lại, phát sinh… tôi dự kiến cho con 5 triệu đồng mỗi tháng, đó là chưa kể tiền học phí sẽ đóng theo kỳ. Đối với gia đình tôi, mức tiền này rất khó khăn. Bởi lương của vợ làm công nhân cũng chỉ tầm đó, tôi là lao động tự do, công việc phập phù còn nuôi cả gia đình và một cháu đang học lớp 10. Cả tháng nay tôi và vợ đã suy đi tính lại rất nhiều, cũng phải cố gắng cho cháu học đến năm thứ 2 mới có thể đi làm thêm được. Năm sau cháu đi làm thêm chắc cũng đỡ đần được bố mẹ khoản học phí”, anh Hoá cho biết.

Toát mồ hôi” vì học phí

Ngoài việc giá nhà trọ tăng, học phí cứ tăng mỗi năm theo lộ trình của các trường đại học cũng là một nỗi lo lớn của cha mẹ. Hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố mức học phí chính thức và mức học phí dự kiến cho năm học 2024 - 2025. Chẳng hạn năm học 2024 - 2025, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội áp dụng học phí 263.000 - 868.500 đồng/tín chỉ (16,4 triệu đồng/năm học, tăng 4,7 triệu đồng so với năm trước). Mức học phí khác của các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là: Đại học khoa học Tự nhiên (15 - 37 triệu); Đại học Công nghệ (32 - 40 triệu); Đại học Kinh tế (24,5 triệu)…

“Hai ông lớn” trong đào tạo kinh tế là trường Đại học Thương mại và Đại học Kinh tế Quốc dân cũng không nằm ngoài kế hoạch tăng học phí. Mức học phí của Trường Đại học Thương mại 2024 cũng tăng so với năm ngoái. Cụ thể, ở chương trình đào tạo tiêu chuẩn, học phí từ 24 - 26 triệu đồng/năm học (tăng trung bình 1 triệu đồng/năm). Ở chương trình định hướng nghề nghiệp, mức học phí 26 triệu đồng/năm học (năm ngoái 25 triệu đồng/năm).

Trong đề án tuyển sinh 2024 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng dự kiến học phí đại học chính quy chương trình chuẩn năm học 2024 - 2025 từ 16-22 triệu đồng/năm học, tuỳ từng nhóm ngành. Lộ trình tăng học phí mỗi năm của trường không vượt quá 10%.

Sinh viên háo hức trước cánh của đại học
Sinh viên háo hức trước cánh của trường đại học

Trước mức học phí tăng, không ít phụ huynh phải cố gắng để có thể đảm bảo chi trả cho việc ăn học của con mình. Một số cha mẹ đã phải đi làm thêm, tiết kiệm từ các khoản chi tiêu hàng ngày, cắt giảm nhiều chi phí để gửi tiền cho con đi học.

Anh Bùi Văn Hùng, quê ở Nam Định chia sẻ: "Năm nay con tôi vào trường Đại học Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội), tham khảo thấy chi phí tương đối nhiều, trong khi cả hai vợ chồng tôi ở quê đều làm tự do, vì thế, tôi đưa cả gia đình về Hà Nội thuê nhà ở và tìm việc làm. Tôi thấy về đây, 2 vợ chồng đi làm thuê chăm chỉ, tằn tiện cũng đủ nuôi cả nhà và con ăn học".

Ngoài việc lo lắng tiền sinh hoạt, học phí, các bậc phụ huynh còn lo lắng về việc con cái sẽ phải đối mặt với nhiều cám dỗ khi xa nhà, về việc con cái có thể chưa đủ trưởng thành để tự lập. Những câu hỏi như “Con sẽ thích nghi với môi trường mới như thế nào?”, “Con sẽ quản lý thời gian ra sao?”, “Con sẽ chọn bạn bè như thế nào?” luôn thường trực trong tâm trí của các bậc cha mẹ.

Đọc thêm

Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức Nhịp sống trẻ

Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức

TTTĐ - Nguyễn Thị Hà Trang, sinh viên Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng với GPA gần tuyệt đối và 7 học kỳ liên tiếp đạt học bổng xuất sắc, mà còn là một cán bộ Đoàn, Hội năng nổ, nhiệt huyết. Hành trình của Trang là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng, niềm đam mê khám phá tri thức và tinh thần cống hiến vì cộng đồng.
Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai Camera 360 trẻ

Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai

TTTĐ - Chỉ còn hơn một tháng nữa, hơn một triệu học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 – một trong những dấu mốc quan trọng nhất của tuổi học trò. Đây không chỉ là kỳ thi đánh dấu việc hoàn thành 12 năm học phổ thông, mà còn là bước đệm đầu tiên mở ra cánh cửa chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai.
“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10 Camera 360 trẻ

“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Tiếp nối thành công những mùa trước, chương trình MASKA trở lại giúp sức cho các thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng trăm các bạn học sinh tại Hà Nội tham dự để được giải đáp thắc mắc, "gỡ rối" tâm tư.
“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát Nhịp sống trẻ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Với tinh thần “có của góp của, có công góp công”, tuổi trẻ Thủ đô tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử Camera 360 trẻ

Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử

TTTĐ - Khi tiếng trống, tiếng nhạc lắng xuống, làn sóng tự hào vẫn tiếp tục lan tỏa. Nhiều bạn trẻ bịn rịn chia tay Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đồng thời cũng hướng ánh nhìn về Thủ đô Hà Nội, nơi sẽ diễn ra những hoạt động đặc biệt nhân dịp Đại lễ mừng Quốc khánh 2/9 tới.
Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

TTTĐ - Tình yêu Tổ quốc - một khái niệm thiêng liêng, không chỉ gắn liền với những hành động hay những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà với thế hệ trẻ hôm nay, lòng yêu nước được ươm mầm và thể hiện một cách dung dị, chân thành từ những hành động nhỏ bé trong cuộc sống, đặc biệt trong những ngày tháng Tư lịch sử vừa diễn ra.
Chàng trai “tô màu kí ức” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai “tô màu kí ức”

TTTĐ - “Khi thấy người thân liệt sĩ ngắm thật lâu những bức ảnh được phục chế, ôm vào ngực rồi khóc, tôi thấy việc mình làm thật sự ý nghĩa”, anh Lê Văn Phúc, Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 chia sẻ. Đó cũng là động lực để chàng trai người Phú Xuyên (Hà Nội) bền bỉ phục dựng ảnh liệt sĩ miễn phí và trao tặng đến nhiều gia đình suốt hơn 5 năm qua. Nhiều người gọi anh Phúc với cái tên chàng trai “tô màu ký ức”.
Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng Nhịp sống trẻ

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng

TTTĐ - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cục diện của thị trường lao động toàn cầu. Với sự bùng nổ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hóa…, thế hệ trẻ đang là lực lượng xung kích trong tiến trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Song song với những cơ hội vàng là muôn vàn áp lực vô hình, khiến nhiều người trẻ không khỏi trăn trở, lo âu giữa vòng xoáy cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline" Nhịp sống trẻ

Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline"

TTTĐ - Khi nhiều người chọn kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 để thư giãn, du lịch hoặc đơn giản là tạm dừng công việc để nghỉ ngơi thì một bộ phận không nhỏ Gen Z lại chọn cách ở lại "cày" deadline – với tư cách là những freelancer (người làm nghề tự do) đang tận dụng dịp lễ để tăng thu nhập, mở rộng kết nối và phát triển bản thân.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
Xem thêm