Diễn biễn bất thường của áp thấp nhiệt đới trên biển Đông
![]() |
Dự báo hướng đi của hai áp thấp nhiệt đới trên biển Đông
Bài liên quan
Hậu quả từ việc phát triển kinh tế thiếu bền vững
Chủ động ứng phó trước cơn bão Bailu
EVN HANOI đẩy mạnh tuyên truyền an toàn điện mùa mưa bão
Diễn biến phức tạp
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 1 giờ ngày 3/9, vị trí tâm bão ở khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo: bão di chuyển chậm theo hướng Đông, mỗi giờ đi được khoảng 5km. Đến 13 giờ ngày 3/9, vị trí tâm bão ở khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh từ Quảng Trị-Quảng Nam khoảng 150km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km. Đến 13 giờ ngày 4/9, vị trí tâm bão ở khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam của đảo Hải Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km.
Đáng chú ý, hiện nay trên biển Đông xuất hiện tổ hợp bất lợi gồm 2 áp thấp nhiệt đới cùng gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh gây sóng to, gió lớn cho toàn bộ vùng biển Đông. Ngoài ra từ ngày 2-6/9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi được cảnh báo có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt, Tây Nguyên từ 200-300mm/đợt.
Chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết
Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ.
Cụ thể, đối với tuyến biển, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, thông tin đến các thuyền trưởng, chủ phương tiện hoạt động trên biển chủ động các phương án di chuyển tàu thuyền để đảm bảo an toàn. Đồng thời tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, hướng dẫn neo đậu tại bến; đảm bảo an toàn người, phương tiện tại nơi neo đậu, tránh trú và khách du lịch trên trên các đảo.
Các địa phương căn cứ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển và tình hình cụ thể tại địa phương, thực hiện việc cấm biển theo hướng dẫn phù hợp với các quy định hiện hành của các cơ quan chuyên môn.
Khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị cần theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới; thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động phòng, tránh, nhất là khu vực đô thị, vùng trũng thấp ven biển, sông; kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho hành khách tại các khu du lịch, ngư dân tại các khu neo đậu tàu thuyền và lồng bè nuôi trồng thủy sản.
Cùng với đó, các lực lượng chức năng cần tổ chức kiểm tra rà soát phương án đảm bảo an toàn hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc; công trình đê điều đặc biệt là tuyến đê biển Tây đã đã bị hư hỏng do ảnh hưởng của cơn bão số 3 hiện mới được khắc phục tạm thời, các trọng điểm xung yếu và công trình đang thi công...
Các địa phương khu vực trung du, miền núi và khu vực Tây Nguyên cần tập trung khắc phục sự cố, hư hỏng ở các công trình hồ đập, kênh mương, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng mưa lũ của bão số 4 vừa qua. Cùng với đó phải tăng cường chỉ đạo lực lượng xung kích tại cơ sở kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở ven sông suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; phát hiện kịp thời những nơi dòng chảy bị tắc nghẽn, các dấu hiệu bất thường khác để thông báo cho chính quyền và người dân kịp thời xử lý hoặc di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn, đặc biệt là tại các khu vực đã bị ảnh hưởng của mưa lũ sau bão số 4 vừa qua.
Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết: Bão số 5 nhiều khả năng sẽ hình thành từ áp thấp nhiệt đới trong vòng 24h tới. Nếu được hình thành, đây sẽ là cơn bão thứ hai liên tiếp ảnh hưởng tới nước ta trong vòng 1 tuần, sau cơn số 4 vừa đổ bộ vào Trung Bộ cách đây hai ngày. Một điểm đáng chú ý, bão số 5 sẽ có quỹ đạo khá đặc biệt do có nhiều yếu tố tác động. Tối ngày 2/9 có thể đi vào vùng biển ngoài khơi Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế, sau đó bão sẽ di chuyển chậm lại, đổi hướng, đi ngược ra ngoài theo hướng Đông Bắc.
"Do thời gian hoạt động trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung Bộ khá lâu, gây gió mạnh, sóng lớn kéo dài trên biển, gió mạnh vùng ven bờ từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, vì vậy rất nguy hiểm cho tàu thuyền. Do vậy, người dân cần theo dõi sát diễn biến thời tiết để có phương án ứng phó tối ưu, hạn chế tối đa những rủi ro, thiệt hại do mưa bão gây ra", TS Lâm nêu rõ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bàn về nguồn nhân lực cho Trung tâm Tài chính quốc tế

Việt Nam - Điểm đến chiến lược của dòng vốn công nghệ cao và đổi mới sáng tạo

Cơ hội cho doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực chất lượng cao

Austrong Group: Dồn toàn lực để hoàn thành công trình trọng điểm đúng tiến độ với chất lượng và đẳng cấp quốc tế

Khai mạc "Tuần lễ Kinh tế Nga tại Việt Nam"

Vì một Việt Nam khỏe mạnh, FPT Long Châu đồng hành cùng Bộ Y Tế, trao tặng 500.000 liều vắc xin sởi

Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Vinamilk khởi động Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm 2025
