Tag
Công nghiệp văn hóa gắn với Nông thôn mới

Điểm sáng Thường Tín

Người Hà Nội 14/05/2024 12:48
aa
TTTĐ - Từ "vốn liếng" văn hóa tích lúy hàng ngàn năm, huyện Thường Tín (Hà Nội) đang có những bước đi đúng đắn, hiệu quả để phát triển công nghiệp văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 5% GRDP

Nhằm tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Tiến Minh - Bí thư Huyện ủy Thường Tín, Hà Nội.

Đưa trầm tích văn hóa thành động lực phát triển

PV - Trong lịch sử, huyện Thường Tín là vùng đất cổ, với truyền thống danh hương khoa bảng. Xin đồng chí khái quát một vài lợi thế nổi bật tạo đà cho huyện nhà phát triển công nghiệp văn hóa?

- Đồng chí Nguyễn Tiến Minh: Tại Hội nghị Văn hóa Toàn quốc diễn ra ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục xây dựng, gìn giữ, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc; trong đó có việc “Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh”, “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”.

Công nghiệp văn hoá gắn với nông thôn mới - điểm sáng tại huyện Thường Tín
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Minh - Bí thư Huyện ủy Thường Tín

Nhìn vào lịch sử, huyện Thường Tín đã trải qua nhiều giai đoạn với những năm tháng vàng son cả về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa.

Gần 10 thế kỷ dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Thường Tín có 68 nhà khoa bảng, trở thành địa phương có số lượng nhà khoa bảng lớn nhất Hà Nội, tiêu biểu là Anh hùng Dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và các vị tiến sĩ, học sĩ nổi tiếng như: Lý Tử Tấn, Dương Chính, Dương Trực Nguyên, Lương Văn Can, Trần Trọng Liêu....

Công nghiệp văn hoá gắn với nông thôn mới - điểm sáng tại huyện Thường Tín
Văn Từ Thượng Phúc là nơi thờ phụng, vinh danh 68 nhà khoa bảng của huyện Thường Tín qua các triều đại phong kiến

Cán bộ, Nhân dân huyện Thường Tín luôn tự hào về truyền thống văn hiến của vùng đất danh hương, huyện Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Phát huy lợi thế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa, huyện đã sớm chủ động triển khai các giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa.

- Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; huyện Thường Tín đã có những đường hướng như thế nào để cụ thể hoá mục tiêu phát triển công nghiệp văn hoá, thưa đồng chí?

- Đồng chí Nguyễn Tiến Minh: Trong Nghị quyết Đảng bộ huyện Thường Tín lần thứ 24, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã chỉ rõ, huyện phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào năm 2025 và trở thành một quận của Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Công nghiệp văn hoá gắn với nông thôn mới - điểm sáng tại huyện Thường Tín
Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi

Nhằm cụ thể hoá mục tiêu nêu trên, huyện Thường Tín đã ban hành Chương trình số 02 ngày 22/8/2020 về “Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng văn minh, giàu đẹp, hiện đại, xây dựng Nông thôn mới nâng cao gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử huyện Thường Tín giai đoạn 2020-2025” và Chương trình số 04 ngày 22/8/2020 về “Phát triển, văn hóa xã hội trên nền tảng văn hiến truyền thống; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng người Thường Tín thanh lịch, văn minh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện giai đoạn 2020-2025”.

- Xin đồng chí cho biết những kết quả đã đạt được trong việc phát triển công nghiệp văn hoá tại huyện Thường Tín?

- Đồng chí Nguyễn Tiến Minh: Thời gian qua, huyện Thường Tín đã xây dựng nhiều thiết chế, công trình văn hóa. Hiện nay huyện đang triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa lịch sử trên địa bàn theo đúng quy định.

Huyện có 462 di tích văn hóa lịch sử, trong đó, có 126 di tích cấp quốc gia và thành phố. Bên cạnh đó có 48 làng nghề được TP công nhân và 1 làng nghề Hà Nội. Huyện có nhiều Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân Hà Nội được Nhà nước, TP Hà Nội tôn vinh, trao tặng danh hiệu.

Một trong những công trình mang tính biểu trưng văn hoá ở huyện Thường Tín là Văn Từ Thượng Phúc. Đây là nơi thờ phụng, vinh danh 68 nhà khoa bảng của huyện qua các triều đại phong kiến. Công trình được xây dựng 100% bằng nguồn xã hội hóa, trị giá 50 tỷ đồng đã và đang thu hút nhiều du khách thập phương xa gần đến lễ, tham quan.

Cùng với đó, huyện Thường Tín đã tổ chức lễ khởi công Khu Lưu niệm Anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi với tổng kinh phí gần 200 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và xã hội hoá. Sau hơn một năm triển khai xây dựng, đến nay, đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành.

Ngoài các công trình, thiết chế văn hóa "vật thể", huyện Thường Tín đã và đang huy động các nguồn lực hợp pháp, tranh thủ sự hưởng ứng của Nhân dân và các nghệ nhân, truyền thống đất "Danh hương, Khoa Bảng, Trăm nghề"... để bảo tồn, phát huy văn hóa "phi vật thể" như: Hát trống quân xã Khánh Hà, Hát chèo xã Nghiêm Xuyên, xã Dũng Tiến, Múa rối cạn xã Nguyễn Trãi, Ca trù xã Tô Hiệu…

Công nghiệp văn hóa gắn với Nông thôn mới

- Được biết, huyện Thường Tín đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong phát triển công nghiệp văn hoá gắn với Nông thôn mới. Xin đồng chí cho biết cụ thể về nội dung này?

- Đồng chí Nguyễn Tiến Minh: Đối với huyện Thường Tín, theo định hướng quy hoạch huyện phát triển lên đô thị có tính chất: Đô thị công nghiệp với kinh tế mũi nhọn là du lịch, dịch vụ, sản xuất các sản phẩm làng nghề, hàng thủ công mỹ nghệ, nông nghịêp công nghệ cao, thương mại, vận tải logicstic...

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy Hà Nội về công nghiệp văn hóa với phát triển làng nghề, xây dựng Nông thôn mới nâng cao, du lịch dịch vụ, huyện Thường Tín đã triển khai mạnh mẽ, huy động nguồn lực tại chỗ để có đủ nguồn lực phát triển huyện đạt Nông thôn mới nâng cao.

Công nghiệp văn hoá gắn với nông thôn mới - điểm sáng tại huyện Thường Tín
Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung tại xã Tự Nhiên

Trên cơ sở những nghị quyết chỉ đạo sáng suốt về văn hóa, đưa văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, tinh thần, nền tảng tư tưởng để xã hội phát triển bền vững, lành mạnh và đưa văn hóa ngang hàng với kinh tế - xã hội, huyện Thường Tín triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 09-NQ/TU Thành ủy Hà Nội ngày 22/2/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Với những cố gắng và kết quả đạt được, huyện Thường Tín đã được Thủ tướng Chính phủ cấp bằng công nhân huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020.

Năm 2021, Thường Tín được đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 về thành tích xây dựng Nông thôn mới. Đến nay huyện cơ bản đạt các tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao và cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 70,5 triệu đồng/người/năm.

Theo kế hoạch, đến hết quý II/2024, huyện Thường Tín có ít nhất 14 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, đạt 50% tổng số xã trên toàn địa bàn. UBND huyện đã rà soát kết quả đạt các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao đối với 2 xã Văn Bình và Vạn Điểm (2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 - 2020) bảo đảm đạt yêu cầu của bộ tiêu chí Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Mặt khác, đẩy nhanh tiến độ đối với các xã Tự Nhiên, Thắng Lợi, Hòa Bình, Văn Tự để thời gian tới đạt Nông thôn mới nâng cao. Như vậy, dự kiến hết năm 2024 huyện Thường Tín dự kiến sẽ có 17/28 đạt Nông thôn mới nâng cao, tỷ lệ 60.71%.

- Đồng chí đánh giá như thế nào về chương trình phát triển công nghiệp văn hoá gắn với xây dựng Nông thôn mới ở huyện Thường Tín trong thời gian vừa qua?

- Đồng chí Nguyễn Tiến Minh: Có thể khẳng định rằng, phát triển công nghiệp văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới ở huyện Thường Tín đã, đang và sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân tại cộng đồng về phát triển văn hóa. Đời sống tinh thần của người dân được nâng lên, đó là điểm tựa để xây dựng Nông thôn mới nâng cao ở huyện.

Công nghiệp văn hoá gắn với nông thôn mới - điểm sáng tại huyện Thường Tín
Công nghiệp văn hóa gắn với Nông thôn mới đã và đang thắp sáng bộ mặt huyện Thường Tín

Những kết quả đạt được về phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng Nông thôn mới sẽ là nền tảng quan trọng để huyện phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, giúp người dân của Thường Tín được thụ hưởng những thành quả từ sự tiến bộ của xã hội.

Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Đọc thêm

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội Người Hà Nội

Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/6, tại Trung tâm Văn hóa quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024. Hoạt động diễn ra tại cụm số 1 gồm các quận: Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình.
Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi Nhịp điệu cuộc sống

Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội diễn ra vào hai ngày thời tiết không được thuận lợi nhưng tất cả những lo lắng, căng thẳng được xoa dịu, giảm đi rất nhiều bởi học sinh và gia đình có sự đồng hành, giúp sức của các đơn vị chức năng, trong đó có màu áo xanh tình nguyện. Vì những hành động chu đáo, ấm áp ấy mà thí sinh vững tâm lý hơn, góp phần đạt kết quả tốt hơn.
Người tốt, việc tốt thi đua xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Người tốt, việc tốt thi đua xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại

TTTĐ - Sáng 7/6, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Truyền thông, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Giao lưu trực tuyến gương điển hình tiên tiến, Người tốt, việc tốt với chủ đề “Thi đua xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại” trên Trang thông tin điện tử Thi đua Khen thưởng tại địa chỉ httpsthiduakhenthuongvn.org.vn.
Làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng” Người Hà Nội

Làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng”

TTTĐ - Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm 2024 nhằm mang đến cho du khách trải nghiệm văn hóa đậm dấu ấn truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là hoạt động ý nghĩa làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng”, nhất là thu hút khách du lịch tại Hoàng thành Thăng Long.
Xem thêm