Tag
Đại biểu Quốc hội

Dịch bệnh chưa có dấu hiệu chững lại, cần có giải pháp ứng phó lâu dài

Tin tức 25/07/2021 14:38
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn kéo dài vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, việc ứng phó với dịch bệnh không thể ngắn hạn mà cần phải có các giải pháp lâu dài và phải có chiến lược sống chung với dịch bệnh này, hướng tới trạng thái bình thường mới.
Đại biểu Quốc hội: Nhiều địa phương áp dụng biện pháp chống dịch thái quá, cực đoan Hà Nội đảm bảo các yêu cầu về y tế trong mọi tình huống dịch bệnh

Sáng 25/7, các đại biểu Quốc hội đã tham gia thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 (trong đó có nội dung về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung làm việc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung làm việc.

Không nên chạy theo các con số tăng trưởng

Tại phiên thảo luận, đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua giai đoạn gian nan nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo của Chính phủ về mục tiêu kép, bước đầu đã đạt được những kết quả. Chính phủ đã chỉ đạo về phát triển kinh tế vĩ mô ngay trong bối cảnh khó khăn.

"Tăng trưởng kinh tế chưa được như kỳ vọng, thực trạng kinh tế đầu quý III xấu hơn dự báo rất nhiều, vì vậy phải hết sức cẩn trọng" – đại biểu Lộc bày tỏ sự lo lắng và cho rằng trong nền kinh tế đang có sự phân hóa giữa các khu vực kinh tế, khi khối kinh tế đối ngoại đang phục hồi và tăng trưởng tích cực thì khu vực kinh tế nội địa lại trầm lắng do sức mua giảm mạnh.

Vị đại biểu này cũng đề cập tới tăng trưởng ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng, dịch vụ và cho rằng đây là khu vực "tử huyệt" của nền kinh tế nhưng đang có diễn biến xấu.

"Khu vực dịch vụ, các doanh nghiệp du lịch, hàng không đang chết dần chết mòn và có nguy cơ không vực dậy được. Điều này rất nguy hiểm" – đại biểu đánh giá và đề nghị cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 và kiên trì việc thực hiện "mục tiêu kép".

Dự báo về áp lực tăng trưởng trong năm nay rất khó khăn, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng không nên chạy theo các con số tăng trưởng mà mục tiêu quan trọng nhất là chặn được dịch bệnh, tiêm vắc xin cho toàn dân.

"Tôi nghĩ rằng nên áp dụng hộ chiếu càng sớm càng tốt, ở đây không phải hộ chiếu vắc xin cho du lịch, khách quốc tế mà là hộ chiếu vắc xin cho toàn dân Việt Nam" - ông Lộc kiến nghị.

Có giải pháp ứng phó lâu dài, hướng tới trạng thái bình thường mới

Nhất trí về các chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp cho 6 tháng cuối năm mà Chính phủ đề ra,tuy nhiên đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn kéo dài vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, việc ứng phó với dịch bệnh không thể ngắn hạn mà cần phải có các giải pháp lâu dài và phải có chiến lược sống chung với dịch bệnh này, hướng tới trạng thái bình thường mới.

Đó là cần có các kịch bản cụ thể để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong điều kiện dịch bệnh.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh một trong hai hoạt động chủ yếu để thực hiện “mục tiêu kép”, đại biểu cho rằng, bên cạnh các vấn đề về hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động, bảo đảm chuỗi cung ứng sản xuất không bị đứt gãy thì cũng cần quan tâm đến quyền của người lao động trong khu công nghiệp bị cách ly…

Theo nữ đại biểu, trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều thử thách nhưng cũng có những lĩnh vực có thể biến nguy thành cơ, để tạo điều kiện phát triển kinh tế thích hợp với từng thời điểm, thời vụ như lĩnh vực công nghệ thông tin.Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) đề nghị cần có thêm các phương án cụ thể để xử lý kịp thời các tình huống xảy ra khi có biến động bất ổn và môi trường sản xuất kinh doanh diễn biến phức tạp nhằm hoàn thành các mục tiêu mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.

“Đề nghị Chính phủ có giải pháp ưu tiên phát triển và nâng cao năng lực công nghệ, tạo hạ tầng số để phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé nêu ý kiến.

Áp dụng gói 26.000 tỷ đồng khẩn trương, đúng đối tượng

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, đoàn thành phố Hà Nội cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, cử tri đồng tình với sự đổi mới của Chính phủ trong việc xây dựng gói cứu trợ 26.000 tỷ đồng “trên tinh thần hết sức thông thoáng”, rút kinh nghiệm từ gói 62.000 tỷ được thực hiện chưa kịp thời, và chỉ thực hiện được 36% tổng mức dự kiến.

Ở gói cứu trợ thứ hai này, đại biểu cho rằng, khẩn trương là cần thiết nhưng nhất định phải đúng đối tượng không phô trương, không hình thức và cần cân nhắc việc áp dụng cơ chế hậu kiểm đối với gói cứu trợ.

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai
Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai

Theo nữ đại biểu của Hà Nội, không như một số lĩnh vực như thuế hải quan, khi áp dụng cơ chế hậu kiểm, trường hợp kê khai không đúng sẽ truy thu xuất toán. Nhưng đối với gói cứu trợ thì khác, khi kê khai, người dân chỉ biết nộp hồ sơ và việc xác nhận tính đúng đắn là trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan công quyền trong thi hành công vụ. Khi đã xuất tiền cho người dân thì mặc nhiên là công nhận tính đúng đắn.

Nhấn mạnh, chính sách hỗ trợ là thể hiện tính nhân văn cao cả, là hình ảnh Chính phủ đưa tay để cùng người dân đi qua khó khăn, do vậy đại biểu cho rằng “việc hành xử cũng cần hết sức nhân văn”.

Đề cập dự thảo nghị quyết về các biện pháp phòng, chống Covid-19 của Chính phủ trình Quốc hội chiều 24/7, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh, trong bối cảnh đặc biệt, những nội dung Chính phủ trình là đúng đắn, cần thiết phải có những biện pháp để đảm bảo tính linh hoạt.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng có 3 điểm cần phải xác định rất cụ thể. Thứ nhất, là phạm vi điều chỉnh chỉ áp dụng đối với các biện pháp phòng chống dịch; Thứ hai, cần khống chế thời hạn nhất định; Thứ ba, cần xác định cụ thể trách nhiệm, đặc biệt là có giải pháp để không lợi dụng chính sách trục lợi gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước.

Đọc thêm

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai Tin tức

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai

TTTĐ - Ngày 3/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 17, các đại biểu HĐND TP đã nêu câu hỏi chất vấn, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với một số dự án, công việc còn chậm triển khai.
Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng Tin tức

Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng

TTTĐ - Quan điểm chỉ đạo của TP Hà Nội là phải đo lường, đo đếm được kết quả cụ thể về các chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng. Cách làm này của TP để từng đơn vị, sở, ngành, địa phương nhìn thấy mình đang đứng ở đâu, so sánh với các đơn vị khác để phấn đấu.
Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025 Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025.
Xem thêm