Đại biểu Quốc hội: Nhiều địa phương áp dụng biện pháp chống dịch thái quá, cực đoan
Đại biểu Quốc hội: Nhiều quy định về chứng chỉ, bằng cấp gây lãng phí cho xã hội Đại biểu Quốc hội: Kéo dài sửa đổi Luật Đất đai sẽ có hàng trăm nghìn tỷ đồng ứ đọng |
Ngày 25/7, Quốc hội dành trọn một ngày thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội, đánh giá tình hình trong 6 tháng đầu năm, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2021.
Phiên thảo luận buổi sáng có 64 đại biểu đăng ký phát biểu, nhiều ý kiến tập trung vào đề xuất một số giải pháp phòng, chống dịch Covid-19.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy phát biểu trên hội trường, sáng 25/7 (Ảnh: QH) |
Cả nước như một cơ thể sống không thể vì chỗ bị bệnh mà cắt rời
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng, thời gian qua nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo, khoa học trên cơ sở nắm chắc tình hình, đánh giá chính xác nguy cơ xâm nhập lây lan của dịch bệnh nên đã đưa ra giải pháp phù hợp, từ đó hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân. Có địa phương còn đón đầu dịch, tăng cường xét nghiệm ngẫu nhiên, không để mất “giờ vàng” trong phòng chống dịch…
Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng, không ít địa phương đã ban hành văn bản gây tranh cãi, áp dụng biện pháp thái quá gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Có địa phương không cho xe chở hàng nông sản qua dù đã có giấy xác nhận an toàn dịch. Nhiều doanh nghiệp phản ánh xe hàng được thông chốt kiểm soát dịch qua nhiều tỉnh nhưng đến tỉnh cần giao hàng thì phải quay đầu ra vì mỗi tỉnh một quy định.
“Cả nước như một cơ thể sống, quan hệ tuần hoàn chặt chẽ không thể vì chỗ bị bệnh mà cắt rời tất cả. Vấn đề đặt ra là làm sao để cách ly nhưng không tách rời, không để đứt gãy nền kinh tế.
Tôi đánh giá cao Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo vấn đề này. Đặc biệt, tại công điện ngày 5/6 của Thủ tướng đã nêu rõ, một số nơi áp dụng biện pháp cứng nhắc, cực đoan, nguy cơ làm gãy chuỗi cung ứng sản xuất nên đã giao trực tiếp cho từng Bộ trưởng rà soát, xử lý”, đại biểu Thủy nhấn mạnh.
Cũng theo đại biểu, việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thời gian qua đã khắc phục tâm lý coi thường, nhờn quy định trong phòng chống dịch. Nhiều hành vi vi phạm trong đó có khai báo y tế không trung thực trong phòng chống dịch đã được xử nghiêm. “Vụ cách chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Hacinco, khởi tố hình sự nhiều vụ án làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng đã có tác dụng răn đe. Tại các trạm y tế xã, phường, số lượng người ra khai báo y tế tăng cao, khắc phục khai báo qua quýt thiếu trung thực như trước”, đại biểu Thủy nêu ví dụ.
Đại biểu Thủy cho rằng, trước tình hình khó khăn do dịch bệnh, quyết định tiếp tục triển khai gói hỗ trợ an sinh mới của Đảng, Chính phủ rất kịp thời, hợp lòng dân. Vị đại biểu cũng đưa ra 2 kiến nghị: Chính phủ giao các bộ hữu quan triển khai phần mềm thống kê liên thông giúp việc rà soát chính sách đối tượng thụ hưởng; Rà soát sức chống chịu của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay để có giải pháp căn cơ trong thời gian tới.
Trao “thượng phương bảo kiếm” cho Chính phủ “ra trận”
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) thì cho rằng dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài nhưng việc ứng phó hiện nay còn mang tính ngắn hạn. Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp dài hạn, chiến lược sống chung với dịch bệnh.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, cần ngăn chặn tình trạng lãng phí được đánh giá là "nguy hại hơn cả tham nhũng" nhưng nhiều người vẫn xem nhẹ.
Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) trân trọng chuyển những tình cảm, sự biết ơn sâu sắc của cử tri, Nhân dân Bắc Giang đến với người dân cả nước, các lực lượng tuyến đầu chống dịch đã giúp đỡ tỉnh trở về trạng thái bình thường.
“Tôi đồng tình với việc Quốc hội trao “thượng phương bảo kiếm” cho Chính phủ “ra trận” để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới. Với sự đồng hành của cả hệ thống chính trị và toàn dân, tôi tin tưởng cuộc chiến chống dịch sẽ thành công”, đại biểu Lâm nói.
Đại biểu khẳng định phải khống chế dịch bệnh càng nhanh càng tốt; Đồng thời, phải tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp cần chủ động thích ứng linh hoạt trong dịch bệnh, có như vậy sự phát triển trong quý IV mới là nền tảng để thực hiện tốt mục tiêu của cả năm 2021.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội

Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện

Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện

90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã

Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”

Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
