Tag

Đề xuất phương án hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần

BHXH & Đời sống 28/07/2023 17:04
aa
TTTĐ - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Thường trực Chính phủ và thành viên Chính phủ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Theo đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung phương án để hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.
Sớm triển khai quy định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền lợi người lao động bị nợ, trốn đóng BHXH Tập trung nguồn lực chi trả lương hưu theo mức hưởng mới Mở rộng đối tượng thụ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Ba phương án hưởng bảo hiểm xã hội

Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, cơ quan soạn thảo đề xuất 3 phương án liên quan tới quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Đây là điểm mới so với dự thảo luật được đưa ra lấy ý kiến trước đó (bổ sung thêm 1 phương án về sửa đổi liên quan chính sách này). Đáng chú ý, đề xuất mới nhất là người tham gia bảo hiểm xã hội khi luật có hiệu lực sẽ không được hưởng rút một lần.

Cụ thể, phương án 1, người lao động sau khi nghỉ việc 12 tháng không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện, thời gian đóng BHXH dưới 20 năm được hưởng BHXH một lần (như quy định hiện hành).

Phương án 2, sau 12 tháng nghỉ việc, không tiếp tục đóng BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện, thời gian đóng BHXH dưới 20 năm được hưởng BHXH một lần nhưng tối đa không quá 50% thời gian đã đóng quỹ hưu trí và tử tuất; Thời gian đã đóng BHXH còn lại bảo lưu để đóng tiếp sau, hoặc hưởng các chế độ khi hết tuổi lao động.

Đề xuất phương án hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung phương án để hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.

Phương án 3, không áp dụng chế độ BHXH một lần với người tham gia mới sau khi luật này có hiệu lực (dự kiến từ sau ngày 1/1/2025). Phương án cuối này theo hướng người đã và đang tham gia BHXH vẫn được hưởng chế độ BHXH một lần (hơn 17,5 triệu người đang tham gia), còn người mới tham gia khi luật mới có hiệu lực sẽ không còn áp dụng chế độ BHXH một lần.

Khi cho ý kiến vào dự thảo Luật BHXH sửa đổi, các thành viên Chính phủ cho rằng, vấn đề BHXH một lần khá phức tạp, có ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế - xã hội, nên đưa ra nhiều phương án để xin ý kiến Quốc hội. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện quan điểm, căn cứ lựa chọn phương án cụ thể, nghiên cứu bổ sung các biện pháp thiết thực khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian tham gia BHXH để có lương hưu thay vì rút một lần.

Trên cơ sở 3 phương án đưa ra và ý kiến của thành viên Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tổng hợp, xây dựng 2 phương án về BHXH một lần và tiếp tục báo cáo xin ý kiến Chính phủ.

Cụ thể, phương án 1, người đã và đang tham gia BHXH trước khi luật mới có hiệu lực vẫn được hưởng BHXH một lần, người tham gia từ thời điểm luật mới có hiệu lực sẽ không còn được hưởng chế độ này. Phương án 2, sau 12 tháng nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH được hưởng một lần nhưng không quá 50% thời gian đóng, thời gian đóng còn lại bảo lưu.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất, với phương án 1, chia nhóm tham gia BHXH thành 2 theo mốc luật sửa đổi có hiệu lực (trước và sau).

Nhóm 1, người lao động tham gia BHXH trước khi Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực (dự kiến trước ngày 1/1/2025), sau 12 tháng nghỉ việc không tiếp tục tham gia sẽ được nhận BHXH một lần (như quy định hiện hành) hoặc bảo lưu.

Nếu người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH (không hưởng một lần), sẽ được quyền hưởng thêm 5 quyền lợi, gồm: Đóng BHXH tối thiểu 15 năm và đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được nhận lương hưu hằng tháng (thay vì đóng tối thiểu 20 năm); Tới tuổi nghỉ hưu không đủ điều kiện nhận lương hưu sẽ được chọn nhận trợ cấp hằng tháng theo thời gian đã đóng BHXH và được tham gia bảo hiểm y tế miễn phí trong thời gian nhận trợ cấp do ngân sách đóng.

Đề xuất phương án hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần
Người dân làm thủ tục nhận BHXH một lần tại BHXH TP Thủ Đức. Ảnh: Duyên Phan

Người lao động được tham gia bảo hiểm y tế do quỹ BHXH đóng thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH đang bảo lưu; Khi chưa tìm được việc làm mới, người lao động không nhận BHXH một lần, được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt.

Trường hợp người lao động chọn nhận BHXH một lần sẽ không được nhận 5 quyền lợi bổ sung kể trên.

Nhóm 2, với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/1/2025) không được nhận BHXH một lần, trừ trường hợp tới tuổi nghỉ hưu chưa đủ điều kiện nhận lương hưu, ra nước ngoài định cư, mắc bệnh hiểm nghèo.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phân tích, với phương án chia thành 2 nhóm như trên, sẽ từng bước khắc phục được tình trạng rút BHXH một lần. Thực tế, thời gian qua, có tới gần 99% người nhận BHXH một lần là sau 12 tháng nghỉ việc, nên phương án này sẽ giảm dần người nhận BHXH một lần theo từng năm, đặc biệt từ năm thứ 5 khi luật có hiệu lực trở đi. Từng bước hướng tới an sinh xã hội khi về già, trong dài hạn phương án này tối ưu, cũng ít gặp phản ứng của người lao động.

Tuy nhiên, phương án trên cũng có nhược điểm là với 17,5 triệu người đang tham gia BHXH vẫn có quyền được hưởng BHXH một lần, nên số người hưởng BHXH một lần sẽ chưa giảm nhiều những năm đầu luật mới có hiệu lực. Bên cạnh đó, phương án này cũng tạo sự so sánh giữa người tham gia trước và sau khi luật sửa đổi có hiệu lực.

Đảm bảo quyền lợi của người lao động

Phương án 2 về sửa quy định BHXH một lần, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất, sau 12 tháng nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH được hưởng BHXH một lần, nhưng tối đa không quá 50% thời gian đóng. Thời gian đóng còn lại bảo lưu tới khi hết tuổi lao động để hưởng các quyền lợi khác hoặc đóng nối về sau. Đây cũng là giải pháp đưa ra trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã được cơ quan soạn thảo gửi lấy ý kiến toàn dân thời gian qua.

Đề xuất phương án hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần
Người lao động chọn rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ thiệt hơn chờ nhận lương hưu

Giải pháp này, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đảm bảo hài hoà quyền lợi người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài. Mặc dù, số lượt người hưởng BHXH một lần có thể không giảm nhiều so với hiện nay nhưng khi hưởng BHXH một lần cũng không hoàn toàn rời khỏi hệ thống, do vẫn còn 1/2 thời gian đã đóng được bảo lưu. Sau đó, khi có việc làm và thu nhập, người lao động có thể đóng nối tiếp vào phần đang bảo lưu để hưởng chế độ cao hơn, hoặc tới khi hết tuổi lao động sẽ nhận các quyền lợi khác; tạo động lực cho người lao động tiếp tục đóng BHXH để có lương hưu.

“Đây là phương án vừa đáp ứng nhu cầu nhận BHXH một lần của người lao động trong thời điểm hiện tại, tránh gây phản ứng xã hội, vừa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm sự ổn định của hệ thống BHXH và quyền lợi của người lao động trong dài hạn”, lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đánh giá.

Tuy nhiên, phương án 2 này cũng được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ ra nhược điểm, là chưa giải quyết triệt để việc rút BHXH một lần; Người lao động có cảm giác giảm quyền lợi do không được rút hết BHXH một lần. Bên cạnh đó, sửa đổi này cũng có thể làm gia tăng người nhận BHXH một lần trước khi luật có hiệu lực (hưởng “chạy luật”); việc hưởng BHXH một lần khi còn trẻ sẽ còn tiếp diễn trong tương lai.

Do chính sách BHXH một lần hết sức nhạy cảm, phức tạp, nên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội đối với cả 2 phương án trên.

Đọc thêm

Số người tham gia BHYT tăng, chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện BHXH & Đời sống

Số người tham gia BHYT tăng, chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện

TTTĐ - Sáng 28/3, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện chính sách BHYT và công tác giám định BHYT quý I năm 2025. Phó Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa dự và chủ trì Hội nghị.
Tăng cường thanh kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi trục lợi Quỹ BHYT BHXH & Đời sống

Tăng cường thanh kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi trục lợi Quỹ BHYT

TTTĐ - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Y tế Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Khu vực I và các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra việc sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT), ngăn chặn hành vi lạm dụng, trục lợi từ Quỹ BHYT.
Tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế cũ đến hết ngày 31/5/2025 BHXH & Đời sống

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế cũ đến hết ngày 31/5/2025

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội các khu vực và bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế cũ đến hết ngày 31/5/2025. Từ ngày 1/6/2025, đối với các trường hợp đề nghị cấp lại, cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế, cán bộ bảo hiểm xã hội hướng dẫn người tham gia cài đặt VssID, VneID và sử dụng ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID, VneID; căn cước công dân có gắn chip để đi khám, chữa bệnh thay cho thẻ bảo hiểm y tế bản giấy.
Khoảng 1,2 triệu người từ 75 tuổi trở lên sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội BHXH & Đời sống

Khoảng 1,2 triệu người từ 75 tuổi trở lên sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

TTTĐ - Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 đã hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi, với chính sách mới này, dự kiến sẽ có khoảng 1,2 triệu người từ đủ 75 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội với mức tiền 500.000 đồng/tháng.
Gia tăng quyền lợi, giảm bớt rào cản khi khám chữa bệnh BHYT BHXH & Đời sống

Gia tăng quyền lợi, giảm bớt rào cản khi khám chữa bệnh BHYT

TTTĐ - Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024 sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, sẽ gia tăng quyền lợi cho người tham gia, giảm bớt rào cản khi khám chữa bệnh BHYT.
Bảo hiểm y tế - Phao cứu sinh cho bệnh nhân nghèo BHXH & Đời sống

Bảo hiểm y tế - Phao cứu sinh cho bệnh nhân nghèo

TTTĐ - Nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị với thời gian rất dài, chi phí có khi lên tới hàng tỉ đồng. Trong hoàn cảnh như vậy, tấm thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được xem như "phao cứu sinh" cho họ. Đây chính là giải pháp hỗ trợ đắc lực trong bài toán viện phí với nhiều người bệnh, đặc biệt là những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ yên tâm hơn trong quá trình điều trị.
Đã tham gia bảo hiểm nhân thọ, có nên mua bảo hiểm sức khỏe? BHXH & Đời sống

Đã tham gia bảo hiểm nhân thọ, có nên mua bảo hiểm sức khỏe?

TTTĐ - Có bảo hiểm nhân thọ rồi có cần tham gia thêm bảo hiểm sức khỏe không? Để trả lời, bạn cần hiểu rõ sự khác nhau về quyền lợi bảo hiểm giữa hai loại bảo hiểm này, đồng thời xác định nhu cầu bảo vệ cũng như khả năng tài chính của mình.
Thêm 2 đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng từ 1/7/2025 BHXH & Đời sống

Thêm 2 đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng từ 1/7/2025

TTTĐ - Năm 2025 có 8 đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với mức chuẩn trợ cấp xã hội 500.000 đồng/tháng và từ 1/7/2025 thêm 2 trường hợp người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Huyến được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc BHXH khu vực I BHXH & Đời sống

Đồng chí Nguyễn Ngọc Huyến được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc BHXH khu vực I

TTTĐ - Đồng chí Nguyễn Ngọc Huyến, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán (BHXH Việt Nam) được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc BHXH khu vực I (TP Hà Nội).
Bảo hiểm hưu trí bổ sung: Thêm lựa chọn để hưởng lương hưu cao hơn BHXH & Đời sống

Bảo hiểm hưu trí bổ sung: Thêm lựa chọn để hưởng lương hưu cao hơn

TTTĐ - Từ ngày 1/7, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực sẽ bổ sung một chương quy định về bảo hiểm hưu trí bổ sung nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động...
Xem thêm