Để xây dựng nông thôn mới thành công phải làm tốt công tác tuyên truyền
![]() |
Một góc Trung tâm hành chính huyện Cái Nước - Cà Mau
Bài liên quan
Huyện Mỹ Xuyên sau 10 năm chung sức xây dựng nông thôn mới
Thị xã Ngã Năm: Hành trình 10 năm xây dựng và hoàn thành nông thôn mới
Nông thôn mới là chương trình hợp lòng dân nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao
Phấn đấu đến cuối năm 2020 U Minh sẽ trở thành huyện nông thôn mới
Nông thôn mới 63 tỉnh thành ngày càng khang trang
Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới được tổ chức tại Nam Định
Xây dựng nông thôn mới nâng cao theo hướng đô thị
Ông Phạm Phúc Giang – Chủ tịch UBND huyện Cái Nước có cuộc trao đổi với phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô về Chương trình này.
- Theo ông, đâu là những thuận lợi và khó khăn của huyện Cái Nước khi bắt tay thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới?
Có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn cho huyện khi triển khai xây dựng nông thôn mới. Thuận lợi trước tiên phải kể đến là được sự chỉ đạo kiên quyết của Huyện ủy, HĐND, UBND, Ban Chỉ đạo huyện và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; sự đồng lòng, chung sức của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác Chỉ đạo thực hiện Chương trình.
Thứ hai là các địa phương và hộ nông dân đã xác định được nhiều loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế, việc xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả được duy trì và phát triển.
Thứ ba là việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất, tạo việc làm và giảm nghèo; diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.
Thứ tư là hệ thống chính trị được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; vị thế của nông dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân ngày càng tin tưởng hơn vào công cuộc đổi mới của Đảng.
Bên cạnh thuận lợi cũng có những khó khăn, như: tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các lĩnh vực cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa thật bền vững; các điều kiện phục vụ sản xuất còn hạn chế; tổ chức sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với chế biến và thị trường tiêu thụ. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn chưa nhiều; công tác nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả còn chậm. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, chưa gắn với tạo việc làm; cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục - đào tạo tuy có quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Ngoài ra là do xuất phát điểm của huyện còn thấp nên để thực hiện đạt các tiêu chí cần có nguồn kinh phí rất lớn và thời gian dài.
- Trước những thuận lợi, khó khăn trên, huyện đã có cách làm như thế nào để Chương trình đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra?
Trước hết, huyện xác định, để xây dựng nông thôn mới, trước nhất phải làm tốt công tác tuyên truyền, xem công tác tuyên truyền là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Kế đến là phát huy sức mạnh nguồn lực trong nhân dân, xác định nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên của hệ thống chính trị, các ngành, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và toàn xã hội. Thứ ba là tổ chức lại sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ với sự tham gia đồng bộ của “4 nhà”.
Huyện cũng đã quán triệt trong cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện đầy đủ phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân giám sát và dân hưởng thụ”; coi trọng vai trò làm chủ của người dân trong tất cả nội dung xây dựng nông thôn mới và các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, nông thôn. Quá trình thực hiện, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các ngành, các cấp; đồng thời phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình thực hiện Chương trình, các đơn vị không trông chờ ỷ lại mà xác định tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau; ít vốn làm trước, nhiều vốn làm sau…; Kịp thời biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới.
- Cách làm trên đã mang lại hiệu quả như thế nào sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình, thưa ông?
Gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều mặt. Nuôi trồng thủy sản phát triển khá, cả về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Kinh tế nông thôn có bước phát triển, các hình thức sản xuất tiếp tục được đổi mới; kinh tế tập thể, kinh tế hộ chuyển biến tích cực.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; mạng lưới trường học cơ bản được xây dựng kiên cố, bán kiên cố. Hệ thống bưu chính, viễn thông và thông tin - tuyên truyền được quan tâm đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực; các xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các đối tượng người có công với cách mạng được quan tâm chăm lo chu đáo, đảm bảo các chế độ theo quy định. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được bảo đảm. Hiện toàn huyện có 3 xã được công nhận nông thôn mới, 1 xã đạt 19/19 tiêu chí chờ được công nhận; 6 xã còn lại đều đạt 12 tiêu chí. Dự kiến đến cuối năm 2020 huyện có thêm 2 xã nông thôn.
- Với kết quả đạt được vừa qua cho thấy, Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện thời gian tới còn khá nhiều việc phải làm. Vậy mục tiêu tới đây của huyện là gì, thưa ông?
Trước mắt, trong những tháng còn lại của năm 2019, huyện tập trung chỉ đạo, xây dựng xã Trần Thới đạt chuẩn nông thôn mới và chọn 1 trong 3 xã: Đông Thới, Tân Hưng Đông và Đông Hưng, phấn đấu đạt nông thôn mới năm 2020.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, huyện phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới và chọn xã Phú Hưng và Hòa Mỹ thực hiện tiêu chí nâng cao.
Đối với giai đoạn 2025 – 2030, huyện phấn đấu có 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời chọn xã Thạnh Phú, Trần Thới và Hưng Mỹ thực hiện tiêu chí nâng cao và đến năm 2030, phấn đấu xây dựng huyện Cái Nước thành huyện nông thôn mới.
- Xin cám ơn ông!
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP
