Tag

Dễ rước bệnh vì thói quen ăn mặn, nhiều muối

An toàn thực phẩm 17/10/2023 06:00
aa
TTTĐ - Thói quen ăn mặn đang âm thầm tạo “gánh nặng” cho cơ thể và tăng nguy cơ bệnh tật của người Việt Nam. Giảm lượng muối ăn hàng ngày cũng là việc rất khó đối với người đang quen ăn mặn.
Khám phá hồ bơi vô cực điện phân muối đầu tiên tại thành Vinh Cần giảm ăn muối để phòng chống tăng huyết áp và tai biến mạch máu não Cộng đồng trách nhiệm trong giám sát bữa ăn học đường Tổng kết mô hình ban quản lý an toàn thực phẩm

Khó thay đổi được thói quen ăn mặn, nêm nếm nhiều muối

Ăn mặn là thói quen khó bỏ của nhiều người Việt Nam, hầu hết các gia đình luôn luôn đặt một bát gia vị mặn như nước mắm, xì dầu, bột canh... trên mâm cơm. Muối cũng trở thành gia vị nêm nếm, tẩm ướp không thể thiếu trong nhiều món ăn.

Dễ rước bệnh vì thói quen ăn mặn, nhiều muối
Muối là loại gia vị cần thiết của các bà nội trợ

Chị Nguyễn Thanh Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, như nhiều gia đình khác, các loại gia vị bột canh, mắm, muối không thể thiếu trong căn bếp của chị. Đây là những mặt hàng chị mua và sử dụng rất nhiều bởi nó là “linh hồn” của các công thức chế biến, sơ chế món ăn ngon.

“Trước khi luộc thịt hay muốn khử mùi hôi tanh của thịt vịt, hải sản tôi thường dùng muối. Sau khi sơ chế sạch sẽ, tôi cũng cho thêm một chút muối vào nồi nước sôi để miếng thịt khi chín sẽ có vị ngọt đậm đà hơn”, chị Hà cho biết.

Tất nhiên, thịt luộc phải có nước chấm đi kèm, bữa thì là bột canh vắt chanh ớt, bữa thì chấm với nước mắm pha tỏi giã nhuyễn, hôm thì đổi sang bát mắm tôm loãng thêm chút chanh, đường, ớt đánh sủi bọt lên. Vậy là tính sơ sơ, miếng thịt luộc từ lúc chưa luộc đến lúc thưởng thức đã 3 lần tiếp xúc, nêm nếm mắm muối.

Ngay cả đến những món luộc cơ bản như rau hay củ quả luộc, các bà nội trợ thường ngâm rửa sạch bằng nước muối rồi khi luộc cũng sẽ “mạnh tay” thêm chút muối để rau được đậm đà, xanh, giòn hơn. Khi ăn rau hay củ quả luộc, người thì thêm bán nước chấm cho vừa miệng hoặc đĩa muối vừng. Như vậy, ngay cả với món luộc cũng được “nêm nếm” thêm muối đến 3 lần.

Cách chế biến bữa ăn vô tình lạm dụng muối như vậy khá phổ biến đối với nhiều người mà không hề nghĩ điều này có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe bản thân và những người trong gia đình. Nhiều người còn có sở thích chấm tất cả các món ăn bằng nước mắm nguyên chất để đảm bảo vị “mặn mòi” chứ không pha chế loãng ra kết hợp các gia vị như chanh, tỏi, ớt…

Đối với trẻ em từ khi bắt đầu ăn bổ sung thêm bột hay cháo, nhiều bà mẹ cũng nêm nếm thêm gia vị để món ăn vừa miệng, con cũng dễ ăn hơn. Trẻ nhỏ vì vậy cũng khó có thể ăn “nhạt” từ bé mà quen với các vị món ăn đậm đà, trong khi đó loại bột ăn liền cũng đã có hàm lượng muối đủ cho nhu cầu của trẻ.

Lượng muối tiêu thụ hàng ngày của người Việt cao hơn khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới

Muối còn được gọi là natri clorua, có khoảng 40% natri và 60% clorua. Nó tạo hương vị cho thực phẩm và được sử dụng làm chất kết dính, chất ổn định. Muối cũng là một chất bảo quản thực phẩm vì vi khuẩn không thể phát triển khi có lượng muối cao.

Cơ thể con người cần một lượng nhỏ natri để dẫn truyền các xung thần kinh, co bóp và thư giãn cơ bắp, đồng thời duy trì sự cân bằng hợp lý giữa nước và khoáng chất.

Dễ rước bệnh vì thói quen ăn mặn, nhiều muối

Lượng muối tiêu thụ hàng ngày của người Việt cao hơn khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn nhiều natri, ít kali có nguy cơ tử vong cao hơn do đau tim hoặc bất kỳ nguyên nhân nào. Những người có lượng natri tiêu thụ cao có nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào cao hơn so với những người có lượng natri tiêu thụ thấp.

Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2015, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4g muối/ngày. Còn theo kết quả Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPS) năm 2021, do Bộ Y tế chủ trì thực hiện, cho thấy lượng muối mỗi người tiêu thụ hiện là 8,1g/ngày, dù thấp hơn trước đây nhưng vẫn cao hơn khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Cũng theo điều tra này, tỷ lệ dân số luôn luôn hoặc thường xuyên thêm muối, mắm hoặc gia vị mặn vào thức ăn khi nấu hoặc trong khi ăn là 78,2%; Có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê).

Trong khi đó, nguy cơ ăn mặn sẽ gây ra những bất lợi diễn tiến âm thầm tàn phá sức khỏe như sử dụng quá nhiều muối, gia vị chứa muối và các thực phẩm chứa muối (chứa natri) làm tăng tình trạng mắc các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường…

Việc sử dụng quá nhiều muối còn dẫn đến một số bất lợi khác đối với sức khỏe như giữ nước trong các bệnh suy tim, thận nhiễm mỡ; gây phù chu kỳ, phù trước kỳ kinh, phù vô căn; tăng co thắt, kích thích cơn suyễn; liên quan đến ung thư dạ dày; tăng thải Ca++ (ion kim loại) qua thận, tăng nguy cơ loãng xương...

ThS.BS Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, phần lớn lượng natri đưa vào cơ thể là các gia vị được nêm nếm trong quá trình chế biến món ăn. Do đó, chúng ta nên giảm lượng muối, gia vị mặn chứa nhiều muối trong chế biến món ăn và thay thế bằng các loại gia vị khác để làm tăng cảm giác ngon miệng bù cho giảm vị mặn do hạn chế muối. Thay vì muối, có thể sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để thêm hương vị.

Đọc thêm

Điều tra nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Tuệ Đức Dinh dưỡng

Điều tra nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Tuệ Đức

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại 2 cơ sở thuộc hệ thống Trường TH - THCS Tuệ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Lắp kho lạnh bảo quản trái cây cần lưu ý điều gì? An toàn thực phẩm

Lắp kho lạnh bảo quản trái cây cần lưu ý điều gì?

TTTĐ - Bảo quản trái cây sau thu hoạch luôn là một thách thức lớn đối với nông dân và doanh nghiệp kinh doanh nông sản.
Mắc ung thư hiếm gặp, cô gái hoá trị 16 lần, ngực hoại tử Tin Y tế

Mắc ung thư hiếm gặp, cô gái hoá trị 16 lần, ngực hoại tử

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân H.A (SN 1991, Hà Nội) được chẩn đoán mắc ung thư vú thể nhầy dị dạng – một thể hiếm gặp, tiến triển không điển hình và khó kiểm soát bằng phác đồ tiêu chuẩn.
Tăng cường kiểm soát chất lượng, công dụng thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm soát chất lượng, công dụng thực phẩm chức năng

TTTĐ - Trước hàng loạt các vụ việc thực phẩm chức năng được người nổi tiếng, hot tiktoker quảng cáo "thổi phồng" công dụng đang khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Bên cạnh đó, lực lượng chức cần có những giải pháp quản lý chặt chẽ hơn việc kinh doanh thực phẩm chức năng.
TP Hồ Chí Minh vào cuộc vụ Hoa hậu, Tiktoker quảng cáo "lố" Dinh dưỡng

TP Hồ Chí Minh vào cuộc vụ Hoa hậu, Tiktoker quảng cáo "lố"

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh vừa chính thức lên tiếng vụ Hoa hậu Thùy Tiên, Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog quảng cáo "lố" sản phẩm Thực phẩm bổ sung SUPERGREENS GUMMIES.
Cocordy - bí quyết vàng cho sức khỏe toàn diện Dinh dưỡng

Cocordy - bí quyết vàng cho sức khỏe toàn diện

TTTĐ - Trong nhịp sống hiện đại, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ sức khỏe là điều mà nhiều người quan tâm. Hiểu được nhu cầu này, Cocordy - bột ngũ cốc đông trùng hạ thảo ra đời, mang đến giải pháp dinh dưỡng toàn diện, kết hợp giữa tinh hoa ngũ cốc thiên nhiên và dược liệu quý hiếm.
Cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng Dinh dưỡng

Cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người tiêu dùng cần hiểu rõ bản chất sản phẩm và không nên tin vào những quảng cáo thổi phồng công dụng. Thực phẩm chức năng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh, nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm liên quan đến thực phẩm An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm liên quan đến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học.
Cải cách nhiều thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Cải cách nhiều thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất cải cách nhiều thủ tục hành chính về đăng ký công bố, quảng cáo thực phẩm
KERA Vietnam - Chấm dứt nỗi ám ảnh kén rau Dinh dưỡng

KERA Vietnam - Chấm dứt nỗi ám ảnh kén rau

TTTĐ - Kẹo rau KERA ra đời như một giải pháp đột phá, kết hợp tinh tế dinh dưỡng từ 10 loại rau củ quả (rau bina, rau má, chùm ngây, diếp cá, cần tây, chuối xanh, cà rốt, bí đỏ, khoai lang tím...) và các vitamin thiết yếu.
Xem thêm