Tag

Để lao động nữ ổn định cuộc sống, yên tâm cống hiến…

Muôn mặt cuộc sống 01/12/2023 08:00
aa
TTTĐ - Những chính sách chăm lo cho lao động nữ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong thời gian qua không những góp phần thúc đẩy bình đẳng giới mà quan trọng nhất là đảm bảo quyền lợi để họ ổn định cuộc sống. Từ đó, họ mới yên tâm để lao động, cống hiến, đóng góp cho xã hội.
Để người lao động yên tâm ở lại hệ thống an sinh Tân Đệ: Nỗ lực tăng trưởng đơn hàng, đảm bảo thu nhập cho người lao động Khơi mạch ngầm dòng chảy văn học về người lao động

Những đổi mới tạo chuyển biến tích cực

Trong nhiệm kì vừa qua, các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chương trình, chiến lược của Chính phủ liên quan đến lao động nữ, bình đẳng giới, dân số, gia đình, trẻ em được cụ thể hóa triển khai đến các cấp công đoàn.

Cụ thể, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐ) đã tích cực tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật, đề xuất, kiến nghị chính sách đặc thù bảo đảm quyền lợi lao động nữ, tập trung vào lĩnh vực việc làm, đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, nâng lương, nâng bậc, chế độ thai sản, hỗ trợ nuôi con nhỏ, chăm lo cho con đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

- Lao dong nu 1: Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tặng quà nữ công nhân
Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tặng quà nữ công nhân

Các cấp Công đoàn đã chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành 36.890 cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ; tổ chức đối thoại về thực hiện chính sách lao động nữ và các vấn đề lao động nữ quan tâm; ban hành chính sách hỗ trợ trẻ mồ côi là con công nhân lao động do cha/mẹ tử vong vì COVID-19 bằng “Sổ tiết kiệm công đoàn Việt Nam”.

Tính đến tháng 2/2023, Tổng Liên đoàn đã trao 717 số tiết kiệm công đoàn (trong đó 684 sổ 10 triệu đồng và 33 sổ 20 triệu đồng)

TLĐ cũng tham mưu đề xuất Đề án 404 của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến 2020”, Chỉ thị số 09/CT-CP ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; thúc đẩy tham mưu triển khai thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ về quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, đến nay đã có 50/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non và chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

Các hoạt động cải thiện điều kiện chăm sóc, nuôi dạy và học tập của con công nhân, viên chức, lao động tiếp tục được triển khai, đặc biệt chính sách về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân, lao động các khu công nghiệp có chuyển biến tích cực từ nỗ lực của các cấp công đoàn.

Việc thành lập, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban nữ công quần chúng được đẩy mạnh, kết quả thành lập ban nữ công công đoàn cơ sở khu vực Nhà nước đạt 100%, khu vực ngoài Nhà nước đạt tỷ lệ trên 80% (vượt chỉ tiêu hơn 10%). Hiện nay, cả nước có 78.896 ban nữ công quần chúng, tăng hơn 7.700 ban nữ công quần chúng so với đầu nhiệm kỳ.

Các hoạt động chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động, xây dựng gia đình công nhân, viên chức, lao động no ấm, tiến bộ, hạnh phúc như: Biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu, mô hình “Sức khỏe của bạn”, “Lễ cưới tập thể”, “Phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”, “Trại hè cho con công nhân, lao động”, “Tuyên dương con đoàn viên, người lao động học giỏi, rèn luyện tốt” được quan tâm, phát triển nhân rộng.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương tặng quà lao động nữ
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương tặng quà lao động nữ

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động được đổi mới, bám sát với thực tiễn, nội dung, tiêu chí của phong trào được cụ thể hóa phù hợp với từng khu vực, ngành, nghề, đơn vị, thu hút đông đảo nữ đoàn viên, người lao động tham gia. Hàng năm, trên 95% nữ đoàn viên đăng ký, có trên 92% nữ đoàn viên đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đã tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động về bình đẳng giới, tạo điều kiện thuận lợi cho nữ công nhân, viên chức, lao động phát triển về mọi mặt, nhất là tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý của tổ chức công đoàn tăng lên, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ.

Chương trình phối hợp giữa TLĐ Lao động Việt Nam với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được các cấp công đoàn tích cực cụ thể hóa, nhiều nội dung quan trọng được lồng ghép với hoạt động nữ công công đoàn đạt hiệu quả cao.

Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm

Trong nhiệm kì 2023 - 2028, nâng cao chất lượng công tác nữ công; thúc đẩy bình đẳng giới; bảo vệ quyền lợi của lao động nữ và trẻ em; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh vẫn là một nhiệm vụ quan trọng mà Ban Chấp hành Công đoàn Việt Nam tập trung thực hiện.

Các nữ công đoàn viên được chăm lo đời sống để ổn định gia đình, tập trung cống hiến
Tổ chức đám cưới tập thể cho công nhân

TLĐ sẽ tiến hành đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nữ công công đoàn các cấp; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ nhất là người đứng đầu Công đoàn các cấp trong chỉ đạo tổ chức, hoạt động của ban nữ công quần chúng; thúc đẩy thành lập, củng cố, kiện toàn ban nữ công Công đoàn cơ sở, đặc biệt là ban nữ công quần chúng Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu

vực nhà nước. Đơn vị cũng tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nữ công; phát huy vai trò tham mưu của ban nữ công cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn các cấp đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, tạo sức hấp dẫn, thu hút đông đảo lao động nữ tham gia.

TLĐ tăng cường tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em; đi sâu, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tham mưu giải quyết những khó khăn, bức xúc của lao động nữ, những bất cập trong thực thi chính sách lao động nữ.

Ngoài ra, TLĐ tổ chức sẽ phối hợp đề xuất xây dựng và tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, nhà trẻ, trường học, chợ, siêu thị, chăm sóc sức khỏe của nữ đoàn viên, người lao động; hỗ trợ lao động nữ có việc làm bền vững, môi trường làm việc an toàn, bình đẳng; tạo điều kiện để lao động nữ được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội chất lượng.

TLĐ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể với người sử dụng lao động.

Các nữ công đoàn viên được chăm lo đời sống để ổn định gia đình, tập trung cống hiến
Các nữ công đoàn viên được chăm lo đời sống để ổn định gia đình, tập trung cống hiến

TLĐ cũng tổ chức các hoạt động xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh trong đoàn viên, người lao động; thúc đẩy thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030; biểu dương, nhân rộng các gia đình tiêu biểu vì sự tiến bộ của các thành viên trong gia đình, các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình.

Đơn vị sẽ phát triển các mô hình “Sức khoẻ của bạn”, “Lễ cưới tập thể”, “Trại hè cho con công nhân lao động”, “Tuyên dương con đoàn viên, người lao động học giỏi, rèn luyện tốt”, sinh hoạt chuyên đề “Chương trình làm cha mẹ cho sự phát triển toàn diện trẻ thơ”; tuyên truyền, thúc đẩy doanh nghiệp có đông lao động nữ nhất là doanh nghiệp có từ 1.000 lao động trở lên lắp đặt “Phòng vắt trữ sữa” tại nơi làm việc theo quy định.

Phát triển các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong nữ đoàn viên, người lao động cũng là một trong những vấn đề được quan tâm. TLĐ sẽ vận động nữ đoàn viên, người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề...; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các phong trào thi đua do các cấp công đoàn phát động; nghiên cứu đổi mới nội dung phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” trong nữ đoàn viên, người lao động.

TLĐ cũng sẽ thực hiện hiệu quả các mục tiêu, giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; tăng cường phối hợp với các ban ngành liên quan,

Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp trong xây dựng, thực thi quy định về bình đẳng giới, đảm bảo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu với cấp ủy, chính quyền cùng cấp những nữ đoàn viên, người lao động tiêu biểu, đủ điều kiện đưa vào quy hoạch, đào tạo, luân chuyển và bổ nhiệm…

Đọc thêm

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ Muôn mặt cuộc sống

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ

TTTĐ - Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết: Với số lượng hơn 140 nghìn cán bộ công chức và nhiều đầu mối các đơn vị thì hàng năm, Sở Nội vụ cũng chỉ kiểm tra được một số đơn vị điển hình, không thể kiểm tra được tất cả. Cho nên, trách nhiệm chủ yếu thuộc về thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Công văn số 2915/SYT-NVY về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024.
Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương Xã hội

Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương

TTTĐ - Lễ hội Đồng hương Quảng Nam tại TP Hồ Chí Minh không chỉ là một sự kiện văn hóa thu hút du khách mà còn là dịp để người Quảng xa quê hướng về cội nguồn, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh quê hương.
Quản lý kiến trúc phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng khu vực Đô thị

Quản lý kiến trúc phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng khu vực

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương về quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội.
Tăng thù lao cho hòa giải viên lên 400 nghìn đồng/vụ việc Muôn mặt cuộc sống

Tăng thù lao cho hòa giải viên lên 400 nghìn đồng/vụ việc

TTTĐ - Chiều 2/7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định một số mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố.
Quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô” Muôn mặt cuộc sống

Quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”

TTTĐ - Chiều 2/7, tại Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”.
20 cơ quan được phê duyệt ô tô phục vụ nhiệm vụ đặc thù Muôn mặt cuộc sống

20 cơ quan được phê duyệt ô tô phục vụ nhiệm vụ đặc thù

TTTĐ - Có 20 cơ quan, đơn vị đủ điều kiện được phê duyệt số lượng xe ô tô bán tải hoặc xe ô tô từ 12-16 chỗ ngồi phục vụ nhiệm vụ đặc thù (kiểm lâm; phòng, chống cháy rừng; phòng, chống dịch bệnh…)
Tự hào đưa hàng triệu lá cờ Tổ quốc đến mọi miền Muôn mặt cuộc sống

Tự hào đưa hàng triệu lá cờ Tổ quốc đến mọi miền

TTTĐ - Sáng 2/7, báo Người Lao động tổ chức kỷ niệm 5 năm chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc” (2019 - 2024) nhằm nhìn lại những thành quả chương trình đạt được trong nửa thập kỷ, cũng như định hướng, hợp tác phát triển chương trình trên chặng đường sắp tới.
Huyện Phú Xuyên triển khai cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi Muôn mặt cuộc sống

Huyện Phú Xuyên triển khai cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi

TTTĐ - Công an huyện Phú Xuyên (Hà Nội) triển khai cấp thẻ căn cước cho trẻ từ 0 - 6 tuổi và người từ 6 tuổi trở lên Thực hiện Luật Căn cước 2023.
Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội sâm Ngọc Linh Nam Trà My Muôn mặt cuộc sống

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội sâm Ngọc Linh Nam Trà My

TTTĐ - UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Ngọc Linh - Mãi mãi tự hào”.
Xem thêm