Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp một cách thực chất và hiệu quả
![]() |
Doanh nghiệp Việt sẽ khó cạnh tranh nếu cứ giữ quy mô siêu nhỏ, do đó cần có Luật Hỗ trợ để khuyến khích nguồn lực đầu tư
Khu vực DNNVV có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, DNNVV được xác định là “động lực tăng trưởng”, là “xương sống” của nền kinh tế. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của khu vực DNNVV, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, trong đó chủ yếu là các DNNVV. Bên cạnh những nỗ lực thiết lập và duy trì một môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng và thuận lợi cho doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ DNNVV, trong đó có Luật Hỗ trợ DNNVV. Tuy nhiên, để Luật thực sự đi vào “đời sống” sản xuất kinh doanh đòi hỏi sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội để có thể triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các nội dung hỗ trợ.
Hai năm gần đây, hoạt động đăng ký thành lập mới doanh nghiệp tăng nhanh, từng bước hình thành làn sóng khởi nghiệp trên diện rộng, khai thác tốt hơn nguồn vốn trong nhân dân. Đặc biệt, trong 8 tháng qua đã có hơn 87.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.
Luật Hỗ trợ DNNVV thể hiện rõ ý nghĩa và chủ trương hỗ trợ DNNVV một cách thiết thực, thực chất và phù hợp với yêu cầu phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế của Chính phủ. Luật hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời từ lúc tham gia đến lúc rút khỏi thị trường và hướng tới mục tiêu có một triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020. Do vậy, cần có sự chung tay của các cấp, các ngành, địa phương để Luật gấp rút đi vào cuộc sống và thể hiện được hiệu quả, hiệu lực.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, Hội nghị quán triệt triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV cấp Trung ương nhằm cập nhật tiến độ kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương tại Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 15/6/2018 về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ DNNVV; đồng thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật từ đó đề xuất kiến nghị, giải pháp để giúp đẩy mạnh tiến độ và nâng cao hiệu quả công tác triển khai, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn hỗ trợ phát triển DNNVV.
![]() |
Luật Hỗ trợ DNNVV đặc biệt quan tâm, khuyến khích thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Ảnh minh họa) |
“Luật Hỗ trợ DNNVV đặc biệt quan tâm, khuyến khích thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, DNNVV là động lực quan trọng. Đồng thời, Chính phủ tiếp tục kêu gọi, khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Từ đó, các hỗ trợ sẽ có thể tập trung vào những nội dung thiết thực, như: Thuế, phí, hỗ trợ tư vấn, pháp lý, sở hữu trí tuệ, bản quyền, đào tạo nhân lực…”, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định.
Tuy nhiên, Phó cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp cho biết, quá trình triển khai Luật hỗ trợ DNNVV đã gặp phải một số vướng mắc. Những khó khăn đó đến từ chưa có quy định cụ thể về hỗ trợ thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và chế độ kế toán đơn giản cho doanh nghiệp siêu nhỏ… nên chưa triển khai được thực tế; chưa có khuôn khổ pháp lý cụ thể để các địa phương có căn cứ triển khai; chưa có hướng dẫn việc thành lập cơ sở ươm tạo DNNVV; chưa có hướng dẫn các địa phương tạo quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp, khu chế biến tập trung cho DNNVV…
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp hiện còn hoạt động manh mún, thiếu liên kết, chậm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Mặt khác, các hộ kinh doanh còn tâm lý e ngại và chưa sẵn sàng chuyển đổi thành doanh nghiệp do lo ngại các thủ tục về thuế cũng như sự phức tạp do tuân thủ quy định pháp luật khi trở thành doanh nghiệp.
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực hội DNNVV Việt Nam thì cho rằng, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp nếu không có những giải pháp và hành động cụ thể sẽ rất khó đạt được mục tiêu một triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Do đó, ông đề xuất, cần đẩy mạnh tuyên tuyền chính sách đến các doanh nghiệp; mở các lớp tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ về cơ sở vật chất hạ tầng, như: Văn phòng, địa điểm làm việc cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhất là ở các địa phương quỹ đất đai còn nhiều, trụ sở còn có thể bố trí được.
“Trong thời gian tới, nhằm tăng cường hiệu quả đưa Luật vào cuộc sống trên diện rộng và gia tăng mức độ thụ hưởng của DNNVV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình để hỗ trợ doanh nghiệp một cách thực chất và ngày càng hiệu quả hơn”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng khẳng định.
Việt Nam hiện có hơn 700 nghìn doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm 98%, đóng góp 48% GDP của cả nước, tạo ra hơn 50% việc làm cho xã hội.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm
