Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại
Đa dạng hoá các hình thức hoạt động xúc tiến
Năm 2022, nền kinh tế quốc tế và Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng gia tăng. Đây là cơ hội cho sản xuất và xuất khẩu tiếp đà tăng trưởng. Để tận dụng tốt cơ hội này, hoạt động xúc tiến thương mại cần tiếp tục được đổi mới, nhất là đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động.
Việc chủ động nắm bắt kịp thời và tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0 để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số và coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế.
![]() |
Thương mại điện tử ngày càng phát triển |
Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1971/QĐ-BCT ngày 29/9/2022 về Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 thực hiện Quyết định số 1968/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030”.
Mục đích của Đề án là nâng cao nhận thức, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; Xây dựng Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số thống nhất, phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
Nằm trong xu thế chuyển đổi số, trong năm qua, hoạt động xúc tiến của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) đã có nhiều đổi mới, đa dạng hóa phương thức.
Bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Giám đốc HPA cho biết: "Nếu như trước đây, công tác xúc tiến thương mại vẫn thường chỉ làm theo cách truyền thống như tổ chức các hội chợ, hội nghị, triển lãm… thì hiện đã được triển khai đa dạng, kết hợp linh hoạt trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số dưới dạng số hóa. Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp cho hoạt động xúc tiến thương mại không bị gián đoạn, được đánh giá là cầu nối giao thương không thể thiếu trong thời gian qua.
Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại đã được đẩy mạnh ở những thị trường mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do. Do đó, các doanh nghiệp có thông tin nhiều chiều hơn, mở rộng phát triển trên nhiều lĩnh vực, từ nông sản, thực phẩm đã qua chế biến đến các mặt hàng cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giày, logistics… Điều này giúp doanh nghiệp vừa duy trì và phát huy được các thị trường chủ lực, đồng thời mở ra thị trường mới".
Hỗ trợ doanh nghiệp có kỹ năng xúc tiến thương mại trên nền tảng số
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chuyển đổi số. HPA đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình, hội nghị tập huấn kỹ năng xúc tiến thương mại, phát triển kênh phân phối hiện đại trên nền tảng số nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ số để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh…
Ngoài ra, tập trung cung cấp nội dung về các quy định và chính sách, các giải pháp đồng bộ để các doanh nghiệp nâng cao năng lực kết nối thương mại thương mại điện tử, tiếp cận quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng số, ứng dụng các giải pháp công nghệ để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách bài bản, đúng quy định, chính sách cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh trực tuyến.
![]() |
Ứng dụng chuyển đổi số trong thương mại |
Các doanh nghiệp cần phải thức thời chuyển đổi số trong thương mại hóa sản phẩm để tận dụng những thời cơ mới. Bởi, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số không còn là một lựa chọn mà trở thành hướng đi bắt buộc đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp để thích ứng, tận dụng những cơ hội mới nhằm duy trì, mở rộng thị trường.
Số lượng các công nghệ, nền tảng ứng dụng thương mại điện tử, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng đang gia tăng, ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã triển khai sâu rộng trong nhiều năm qua, nhằm khai thác các giá trị xuyên thời gian, không biên giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thành công do bắt kịp sự thay đổi, chuyển biến của chuyển đổi số, thương mại điện tử xuyên biên giới thì cũng có những doanh nghiệp chưa đủ năng lực, cơ hội để tiếp cận.
Bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Giám đốc HPA nhấn mạnh, hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp 4.0, nền kinh tế số, những cụm từ như nông nghiệp số, tài chính số, marketing số, thậm chí cả tiêu dùng số...đang xuất hiện ngày càng nhiều và các doanh nghiệp cần hòa nhập vào sự phát triển trong hệ sinh thái về số đó.
"Chúng tôi luôn hướng tới một thông điệp là làm sao giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực, phát triển kỹ năng để tiếp cận với viêc phân phối, quảng bá giới thiệu sản phẩm thông qua nền tảng số, cụ thể qua thương mại điện tử, bởi trên thực tế theo dõi, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt. Muốn làm tốt các doanh nghiệp phải có sự đầu tư, tìm hiểu thị trường, có sự liên kết, chuẩn bị sẵn sàng về logictics, hiểu biết về các quy định pháp luật và có đội ngũ nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin cao...", bà Mai Anh nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm

Khai sai lệch hồ sơ, Công ty Hóa chất Khí đốt Công nghiệp bị phạt

Đà Nẵng: Loạt đơn vị thi công kêu cứu vì nhà thầu nợ tiền

ACB - ngân hàng duy nhất vào top 50 doanh nghiệp tiêu biểu TP Hồ Chí Minh

Đóng điện thành công công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ
