Tag
Giới trẻ háo hức xin chữ đầu năm

Đầu năm xin chữ để kết nối văn hoá truyền thống và hiện đại

Camera 360 trẻ 03/02/2025 12:55
aa
TTTĐ - Xin chữ đầu năm là một nét văn hóa không thể thiếu đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay. Khi những ánh đèn lấp lánh đón chào năm mới, tiếng pháo hoa rực rỡ trên bầu trời, không khí xuân về tràn ngập khắp mọi nẻo đường, cũng là lúc các bạn trẻ háo hức với phong tục truyền thống này.
Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Bát Tràng Lấy gia đình làm nền tảng để phát huy văn hóa truyền thống Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực

Mừng vì người trẻ ngày càng yêu thích giá trị truyền thống

Cụ Nguyễn Văn Linh (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) viết thư pháp rất đẹp. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, cụ thường viết chữ tặng khách đến nhà. Thỉnh thoảng cụ cũng đến các lễ hội, cho chữ du khách thập phương.

“Dịp đầu xuân mới, tôi thấy các bạn trẻ đi xin chữ rất đông. Trong xã hội hiện đại, khi những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng mai một, việc giới trẻ háo hức tham gia xin chữ đầu năm là những dấu hiệu đáng mừng. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng và gìn giữ những giá trị truyền thống mà còn là cơ hội để kết nối các thế hệ trong gia đình”, cụ Nguyễn Văn Linh bày tỏ.

Đông đảo người dân và các bạn trẻ đi xin chữ đầu năm
Đông đảo người dân và các bạn trẻ đi xin chữ đầu năm

Nhiều bạn trẻ chia sẻ rằng, việc xin chữ đầu năm giúp họ cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp văn hóa của dân tộc, cũng như tạo động lực cho bản thân trong suốt năm mới. Không ít người tìm đến các ông đồ, bà đồ để xin chữ, không chỉ vì muốn có được chữ đẹp mà còn muốn học hỏi thêm về ý nghĩa và cách viết của từng chữ.

Theo cụ Nguyễn Văn Linh: Xin chữ đầu năm không chỉ là một hoạt động tâm linh mà còn là dịp để mọi người thể hiện lòng thành kính, mong cầu những điều tốt đẹp.

Mỗi chữ được xin đều mang một ý nghĩa riêng, thường là những từ thể hiện sự may mắn, thành công, sức khỏe và hạnh phúc.

Những chữ này được viết trên giấy đỏ hoặc vàng, tượng trưng cho sự may mắn, phú quý và thường được treo trong nhà như một lời nhắc nhở, động viên.

Những năm gần đây, mỗi dịp đầu xuân mới, bạn trẻ Hoàng Văn Hùng (quê ở tỉnh Nam Định) cũng đi du xuân cùng bố mẹ và háo hức với hoạt động xin chữ. “Em cầu mong may mắn, học giỏi để bố mẹ được vui. Năm nay, em xin chữ Tài Đức, sở cầu cho các anh chị em trong gia đình sẽ luôn học hỏi, có tài và lễ phép...", Hùng chia sẻ.

Với bạn trẻ Nguyễn Ngọc Minh (quê ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá), vào sáng mồng 6 tháng giêng, khi không khí xuân tràn ngập khắp nẻo đường, cậu đi xin chữ đầu năm. Từ nhỏ, cậu đã nghe nhiều về phong tục xin chữ nhưng đây là lần đầu tiên Minh muốn tự mình trải nghiệm. Minh mặc áo dài truyền thống, tay cầm khay lễ, tìm đến ông đồ và xin chữ “Nhẫn”.

Nói về lý do xin chữ này, cậu chia sẻ: “Em muốn xin chữ “Nhẫn” vì chữ “Nhẫn” sẽ giúp em kiên nhẫn hơn trong việc học và cuộc sống. Chữ này không chỉ có nghĩa là kiên nhẫn, mà còn là sự nhẫn nại, biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Em cảm thấy vô cùng xúc động khi xin được chữ từ ông đồ. Em sẽ treo chữ "Nhẫn" trong phòng học của mình, như một lời nhắc nhở và động viên mỗi khi gặp khó khăn”.

Ông đồ cho chữ
Ông đồ cho chữ đầu năm và mỗi dịp lễ, hội

Ông đồ hiện đại và sự đổi mới trong cách cho chữ

Trong thời đại công nghệ số, việc xin chữ cũng có những thay đổi nhất định. Nhiều ông đồ đã sử dụng mạng xã hội để giới thiệu, quảng bá nghệ thuật thư pháp, giúp người trẻ dễ dàng tiếp cận và học hỏi. Bên cạnh đó, việc tổ chức các sự kiện xin chữ đầu năm tại các trung tâm văn hóa, trường học, và các địa điểm công cộng cũng góp phần tạo nên không khí náo nhiệt và hứng khởi cho dịp đầu năm.

Ông đồ trẻ tuổi Nguyễn Văn An (quê ở Bắc Giang), chia sẻ: "Việc giữ gìn và phát triển nghệ thuật thư pháp không chỉ là trách nhiệm của những người làm nghề mà còn là của cả cộng đồng. Tôi hi vọng rằng, với sự nỗ lực của mình, tôi có thể truyền tải được tình yêu và niềm đam mê đối với thư pháp tới thế hệ trẻ”.

Tục cho chữ
Xin chữ đầu năm mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam

Xin chữ có nhiều lợi ích thực tế đối với giới trẻ. Trước tiên, việc lựa chọn và xin chữ giúp các bạn trẻ đặt ra những mục tiêu, định hướng cụ thể cho bản thân trong năm mới. Ví dụ, những chữ như "Nhẫn", "Trí", "Dũng", "Thành" không chỉ là những từ ngữ đẹp mà còn là những giá trị cần có để đạt được thành công trong cuộc sống.

Theo quan niệm của dân ta, việc xin và treo chữ trong nhà giúp tạo ra một không gian sống tích cực, mang lại cảm giác ấm cúng và ý nghĩa. Mỗi lần nhìn thấy những chữ này, các bạn trẻ sẽ có thêm động lực và nhắc nhở bản thân về những mục tiêu đã đề ra. Việc tham gia xin chữ đầu năm cùng gia đình và bạn bè là cơ hội để tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ, gắn kết tình cảm, chia sẻ niềm vui trong những ngày đầu năm mới.

Người trẻ
Đối với nhiều người trẻ, xin chữ đầu năm giúp họ cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp văn hóa dân tộc và tạo động lực cho bản thân trong năm mới

Đây là một phong tục đẹp, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Việc giới trẻ háo hức tham gia và duy trì phong tục này không chỉ là cách để gìn giữ, phát triển văn hóa dân tộc mà còn mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho bản thân, cộng đồng, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

Luôn đều đặn đi xin chữ mỗi dịp đầu xuân năm mới, bà Lê Thị Hoa (trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Việc giới trẻ tham gia xin chữ đầu năm cũng là một cách để kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại. Trong xã hội ngày càng phát triển, giữ gìn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống rất quan trọng. Bằng cách tham gia xin chữ, giới trẻ không chỉ tôn vinh giá trị của quá khứ mà còn mang lại hơi thở mới cho nghệ thuật thư pháp.

Không chỉ dừng lại ở việc xin chữ, nhiều bạn trẻ còn chủ động tham gia các lớp học thư pháp để tự mình viết chữ và tặng cho bạn bè, người thân. Những lớp học này không chỉ giúp họ rèn luyện kỹ năng viết đẹp mà còn là cơ hội để giao lưu, kết bạn, chia sẻ niềm đam mê thư pháp".

Đọc thêm

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ Camera 360 trẻ

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và đề xuất định hướng giai đoạn 2026 – 2030 không chỉ là dịp tổng kết những kết quả đã đạt được, mà còn nhìn nhận lại chặng đường đồng hành của tuổi trẻ với nông thôn Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả chương trình trong thời gian tới.
Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu" Camera 360 trẻ

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

TTTĐ - Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.
Hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên các cấp được triển khai Camera 360 trẻ

Hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên các cấp được triển khai

TTTĐ - Theo Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy, với nhiều kết quả nổi bật, Tháng Thanh niên 2025 đã diễn ra sôi nổi, mang tính hành động và hướng về cơ sở.
Tỏa sáng tài năng sinh viên Đại học Kinh tế Đà Nẵng Camera 360 trẻ

Tỏa sáng tài năng sinh viên Đại học Kinh tế Đà Nẵng

TTTĐ - Cuộc thi Sinh viên tài năng thanh lịch Miss & Misster DUE 2025 không chỉ là sân chơi để sinh viên thể hiện tài năng, vẻ đẹp trí tuệ của bản thân mà còn là nơi để nâng cao kiến thức về lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, thể hiện sự sáng tạo, khát vọng vượt qua thử thách, hoàn thiện bản thân.
Phát động cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền chống tác hại thuốc lá Nhịp sống trẻ

Phát động cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền chống tác hại thuốc lá

TTTĐ - Cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền chống tác hại của thuốc lá nhằm lan tỏa thông điệp sống xanh, sống khỏe, chung tay cùng cộng đồng xây dựng môi trường không khói thuốc, vì một thế hệ trẻ khỏe mạnh, văn minh và trách nhiệm.
“Nét đẹp sinh viên”, Bóng đá, Pickleball... lan tỏa lối sống không khói thuốc Nhịp sống trẻ

“Nét đẹp sinh viên”, Bóng đá, Pickleball... lan tỏa lối sống không khói thuốc

TTTĐ - Với thông điệp ý nghĩa: Vì sức khỏe người tiêu dùng – Hãy nói không với thuốc lá; Phòng chống tác hại thuốc lá – Bảo vệ thế hệ tương lai, chương trình năm nay mang đến cách tiếp cận mới mẻ và gần gũi hơn với giới trẻ, thông qua chuỗi hoạt động văn hóa – thể thao quy mô toàn quốc như: Cuộc thi “Nét đẹp sinh viên”, Giải bóng đá sinh viên Smoke Zero và Giải Pickleball sinh viên.
VJU Open Campus 2025 kết nối giáo dục và văn hóa Việt - Nhật Camera 360 trẻ

VJU Open Campus 2025 kết nối giáo dục và văn hóa Việt - Nhật

TTTĐ - Trường Đại học Việt Nhật (VJU) - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức Ngày hội giao lưu và trải nghiệm - Open Campus 2025. Đây là hoạt động thường niên quan trọng, không chỉ giúp học sinh, sinh viên và phụ huynh hiểu hơn về môi trường học tập tại VJU, mà còn tạo ra không gian giao lưu văn hóa Nhật – Việt sinh động, hấp dẫn.
Nam vương ĐH Công nghiệp: Thế hệ thông minh không tắt mạng xã hội Camera 360 trẻ

Nam vương ĐH Công nghiệp: Thế hệ thông minh không tắt mạng xã hội

TTTĐ - “Thế hệ thông minh không tắt mạng xã hội, họ thắp sáng ước mơ của mình trên đó” là thông điệp được Lê Gia Bảo - Nam vương cuộc thi “Sinh viên thanh lịch - tài năng” trường Đại học Công nghiệp Hà Nội truyền tải đến các bạn trẻ.
Viết tiếp hành trình nhân ái Camera 360 trẻ

Viết tiếp hành trình nhân ái

TTTĐ - Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đã được đổi tên thành Hội Thanh niên vận động hiến máu Việt Nam. Đây là dấu mốc kỷ niệm hành trình nhân ái 25 năm đầy tự hào và mở ra giai đoạn phát triển mới của Hội.
Tuổi trẻ Huế ra quân chung tay làm sạch môi trường biển Camera 360 trẻ

Tuổi trẻ Huế ra quân chung tay làm sạch môi trường biển

TTTĐ- Hơn 800 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên và người dân địa phương ra quân tuần cao điểm, tham gia dọn dẹp môi trường, làm sạch bãi biển Thuận An (quận Thuận Hóa) và Phú Thuận (huyện Phú Vang).
Xem thêm