Tag

Đào tạo nhân lực chất lượng cao - "chìa khóa" phát triển ngành dệt may

Giáo dục 18/08/2020 13:34
aa
TTTĐ - Trong xu thế vươn lên cạnh tranh bằng năng suất, chất lượng, cũng như có thể đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành dệt may đóng vai trò quan trọng.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, năm 2020, trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã chuẩn bị những điều kiện sẵn sàng mọi điều kiện cần thiết, đáp ứng mô hình chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh với quy mô 5.000 sinh viên

Đó là những thông tin được BGH trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội chia sẻ sáng 18/8 tại buổi gặp gỡ báo chí thông tin về chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

3138 hieu truong 3

Cách mạng 4.0 trong ngành dệt may

Ở Việt Nam, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng lớn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2019 trên 39,1 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Việt Nam cũng đứng thứ 2 -3 trên thế giới về quy mô xuất khẩu dệt may, thứ 4 về quy mô sản xuất dệt may toàn cầu. Ngành cũng sử dụng xấp xỉ 1,7 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng hơn 20% so với lao động công nghiệp cả nước.

Tốc độ tăng trưởng lao động hằng năm từ 60.000 - 90.000 lao động mới/năm, cao hơn mức trung bình của tất cả các ngành khác. Theo dự báo nhu cầu lao động ngành dệt may trong các năm tới vẫn gia tăng. Dự kiến giai đoạn 2020 - 2025 tăng 8%; giai đoạn từ 2026 - 2030 tăng 6% cho đến khi áp dụng hoàn toàn Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành.

Theo TS Tạ Văn Cánh, Phó Trưởng khoa Kinh tế (trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội), dự báo đến năm 2025, ngành dệt may Việt Nam dự báo sẽ cần thêm 130.000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng. Con số này sẽ tăng lên trên 210.000 vào năm 2030. Đặc biệt, nếu tính chất lượng nhân lực để có thể đáp ứng các vị trí, quy trình sản xuất ngành dệt may theo yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 thì ngành dệt may đang thiếu một nguồn nhân lực chất lượng cao rất lớn,

Cũng theo ông Cánh, những hạn chế cả về số lượng và chất lượng đang là thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành dệt may và khó có thể đáp ứng yêu cầu của công nghiệp 4.0 đang phát triển nhanh chóng như hiện nay.

Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 với trọng tâm là ứng dụng các công nghệ số, kỹ thuật số, trong tương lai rất nhiều khâu trong chuỗi giá trị ngành dệt may sẽ được sử dụng những máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, sử dụng rô-bốt… thay cho sức lao động của con người.

“Khi ứng dụng rộng rãi các công nghệ 4.0, vận hành những máy móc, thiết bị hiện đại như vậy mà chất lượng nguồn nhân lực không được nâng lên, nhất là không có chuyên môn kỹ thuật cao thì không thể đáp ứng được yêu cầu làm việc, từ đó sẽ hạn chế, kìm hãm sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam”, ông Cánh nhấn mạnh.

Đào tạo nhân lực chất lượng cao cần những yếu tố nào?

Theo TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Để đáp ứng được Cách mạng công nghiệp 4.0, trong tương lai gần đòi hỏi nguồn nhân lực dệt may cần có kỹ năng thiết kế sản phẩm sử dụng công nghệ 3D, có khả năng vận hành dây chuyền tự động hóa cao bằng rô-bốt công nghiệp, có khả năng sử dụng máy in 3D, máy dệt 3D để sản xuất sản phẩm…

Ngoài ra, nguồn nhân lực dệt may cần có năng lực nghiên cứu và phát triển các loại vật liệu mới sử dụng trong ngành dệt may để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng như vật liệu có khả năng theo dõi và bảo vệ sức khỏe, vật liệu có khả năng kết nối internet, vật liệu có thể tự thay đổi màu sắc…

3247 hieu truong
TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Với bề dày 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam đào tạo đại học, cao đẳng phục vụ chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh với quy mô 5.000 sinh viên ở 7 ngành: Công nghệ sợi, dệt; Thiết kế thời trang; Công nghệ may; Marketing thời trang; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Quản lý công nghiệp.

TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội thông tin: Hằng năm, lượng tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng cho ngành dệt may của trường chiếm 40% tổng số tuyển sinh ngành dệt may của cả nước. Bên cạnh đó trường có doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu với 500 lao động được đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại. Đây là môi trường lý tưởng để sinh viên thực hành, thực tập nghề nghiệp theo đúng chuẩn doanh nghiệp. Mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng, sau khi học lý thuyết, sinh viên được trực tiếp thực hành trên các sản phẩm từ thị trường. Điều này giúp sinh viên nâng cao ý thức, tính kỷ luật và hòa nhập với thực tiễn sản xuất.

“Để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành dệt may, nhà trường đã chuẩn bị đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 283 ngườivới trên 80% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Đặc biệt, hằng năm trường lựa chọn từ 10 - 20% giảng viên đi thực tế tại các doanh nghiệp có công nghệ và thiết bị tiên tiến nhất của ngành dệt may với thời gian từ 6 - 12 tháng. Điều này giúp đội ngũ cán bộ giảng viên nâng cao năng lực thực tiễn, gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn sản xuất”, Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh.

Dựa vào kết quả khảo sát nhu cầu thị trường lao động của ngành dệt may, vị trí việc làm thực tế và dự báo sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến ngành dệt may, nhà trường tiến hành phát triển chương trình đào tạo nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra. Chương trình được thiết kế với đủ khối kiến thức cơ bản, nền tảng, khối kiến thức cơ cở ngành và chuyên ngành; Đặc biệt là chú trọng rèn kỹ năng tư duy, kỹ năng kỹ thuật và giải quyết vấn đề cho sinh viên.

Để tổ chức đào tạo gắn liền với thực tiễn, nhà trường đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với gần 50 doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp này đã bố trí cho sinh viên thực tập theo đúng mục tiêu đào tạo, cử chuyên gia tham gia giảng dạy, phát triển chương trình, giáo trình, tài trợ học bổng và bố trí việc làm đúng với năng lực của sinh viên sau khi ra trường.

Kết quả khảo sát việc làm năm 2020 cho thấy, sau 24 tháng tốt nghiệp có 98.3% sinh viên cao đẳng có việc làm với mức thu nhập bình quân là 9,5 triệu đồng/tháng, trong đó 80% đảm nhiệm vị trí kỹ thuật và quản lý. Một số ngành có mức thu nhập cao nhất từ 30 - 50 triệu đồng/tháng.

Đọc thêm

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công Giáo dục

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

TTTĐ - Ngày 19/4, chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng các đơn vị liên kết tổ chức tại Trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng) đã diễn ra sôi nổi với những bí quyết chia sẻ từ các chuyên gia, giúp các em học sinh có lựa chọn đúng đắn trong hành trang bước vào ngưỡng cửa đại học.
Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số Giáo dục

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Giữa bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi, chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức ngày 19/4 đã trở thành cầu nối ước mơ nghề nghiệp cho hơn 2.000 học sinh.
Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Xem thêm