Đạo diễn Mai Thanh Tùng “có duyên” với văn hóa truyền thống
Hội tụ sức mạnh thiêng liêng của trời đất
Theo Ngọc phả do Hàn lâm viện Đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn năm 1572, Đức Thánh Linh Lang Đại vương là hoàng tử Hoàng Lang, con của vua Lý Thánh Tông và mẹ là Vương phi Hạo Nương. Ngài đã góp công lớn đánh thắng giặc Tống xâm lược nước ta cuối thế kỷ XI.
Để tưởng nhớ công ơn, nhà vua sắc phong ngài là “Linh Lang Đại vương thượng đẳng phúc thần”, cho xây đền trên gò Long Thủ, nay là đền Voi Phục để thờ phụng. Nhiều nơi trên đất nước cũng lập đền thờ Ngài.
![]() |
Đạo diễn Mai Thanh Tùng luôn tâm huyết với các chương trình đưa văn hóa truyền thống gần hơn với đương đại |
Chương trình được tổ chức nhân dịp Lễ hội Linh Lang Đại vương đang diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có 13 nơi thờ Linh Lang Đại vương trên địa bàn quận Long Biên, đặc biệt là Lễ hội đình Trường Lâm - lễ hội được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018.
Đây là dịp hội tụ sức mạnh thiêng liêng của trời đất, tổ tiên, con cháu; thông qua các nghi thức tín ngưỡng tôn giáo để thể hiện nguyện vọng của người dân trong không gian và thời gian thiêng liêng; ôn lại truyền thống lịch sử, văn hoá trên mảnh đất Long Biên “Địa linh - Nhân kiệt” gắn với truyền thống hào hùng Thăng Long - Hà Nội.
Đặc biệt, thông qua việc giao lưu, trình diễn nhằm đề cao vai trò của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể, quảng bá giá trị lịch sử các di tích trong hệ thống di tích tôn thờ Linh Lang Đại Vương; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch văn hoá tâm linh, nhằm cụ thể hóa nội dung “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045” trên địa bàn quận Long Biên.
![]() |
Chủ đề “Linh Lang - Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng” chứa đựng thông điệp sâu sắc kết nối quá khứ - hiện tại - tương lai, kết nối sức mạnh tinh thần và nỗ lực phát triển bứt phá trong thời đại mới, thể hiện niềm tự hào về một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, luôn tiến về phía trước với tinh thần yêu nước và khát vọng vươn lên.
Ở đó, qua hình tượng Đức thánh Linh Lang trong tín ngưỡng dân gian, công chúng thấy được dư âm thần thoại, bóng dáng lịch sử, những đặc trưng văn hóa cũng như nhân sinh quan, thế giới quan của thời đại hòa quyện một cách độc đáo. Truyền thuyết phản ánh việc trị thủy và chống xâm lăng là hai việc trọng đại của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ thời dựng nước.
Ở đó, cùng với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, quận Long Biên hiện nay là một trong những địa phương phát triển vượt bậc của Hà Nội với sự đổi mới mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa. Nơi đây đã hình thành các khu đô thị lớn, đồng bộ, hiện đại góp phần làm cho diện mạo đô thị thay đổi nhanh chóng, trở thành “trung tâm mới” của Hà Nội, điểm đến hấp dẫn, đáng sống.
Tiếp dẫn thêm ánh sáng cho di sản
Để nêu bật được chủ đề, ý nghĩa của sự kiện, sản phẩm tiếp theo của Tổng đạo diễn Mai Thanh Tùng tiếp tục được đầu tư, tìm tòi, sáng tạo và chứa đựng rất nhiều tâm huyết.
Vốn là người được mệnh danh “Thủ lĩnh của các ý tưởng”, đồng thời có duyên với các sự kiện nghệ thuật về lễ hội truyền thống, một lần nữa Mai Thanh Tùng lại khiến các di sản được tiếp dẫn thêm ánh sáng, trở nên lung linh và hấp dẫn hơn, tham gia sâu rộng vào đời sống đương đại hơn, truyền tải sâu sắc thông điệp giáo dục truyền thống, góp phần làm nên đặc trưng, bản sắc của mỗi địa phương.
![]() |
Đã từng rất thành công với Festival Chí Linh - Hải Dương, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa”, Chương trình nghệ thuật “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya” và mới đây nhất là chương trình nghệ thuật khai mạc lễ hội gò Đống Đa “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” cùng các chương trình tại nhiều nơi trên cả nước như Vũng Tàu, Gia Lai, Điện Biên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, chùa Tam Chúc Hà Nam… đạo diễn Mai Thanh Tùng đã thổi hồn vào các lễ hội để hoạt động này trở nên sôi động, truyền thống mà đậm chất hiện đại, ghi dấu ấn trong lòng Nhân dân địa phương và cả nước.
Đạo diễn Mai Thanh Tùng cho biết: "Linh Lang Đại Vương là một nhân vật mang nhiều yếu tố thần thoại, vậy trong quá trình tái dựng sân khấu hóa, chúng tôi kết hợp đa dạng các hình thức thể hiện nghệ thuật như ca hát, múa, đồng diễn trống, trình diễn áo dài, trình diễn các loại hình di sản văn hoá phi vật thể cũng như ứng dụng các yếu tố công nghệ âm thanh, ánh sáng hiện đại để kể câu chuyện lịch sử một cách tinh tế, hấp dẫn và đa màu sắc. Từ đó, chương trình vừa toát lên được những giá trị văn hóa tâm linh vừa nêu bật những nét độc đáo của mảnh đất Long Biên “Địa linh - Nhân kiệt”.
![]() |
Điểm nhấn của chương trình chính là nghi thức tái hiện “Rước và tế trong lễ hội Linh Lang Đại Vương” với sự tham gia của đông đảo Nhân dân nhiều thế hệ của quận Long Biên thể hiện các nghi thức tâm linh cũng như tinh thần đoàn kết trong cộng đồng và nghi thức rắn lột kết hợp trình diễn 3D Mapping đầy tính nghệ thuật và mang theo những giai thoại về Linh Lang Đại Vương.
Chúng tôi có những ý tưởng dàn dựng vừa tôn trọng lịch sử, tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể truyền thống của địa phương và cũng thổi vào đó luồng gió mới của công nghệ và tư duy thẩm mỹ hiện đại.
Thông qua các nghi lễ vô cùng tôn nghiêm và thành kính, các tiết mục mang tính nghệ thuật sống động và đặc sắc, chương trình tôn vinh tinh thần quật cường, dũng cảm của người xưa chống chọi với kẻ thù và chinh phục thiên nhiên trong quá trình khai sơn phá thạch, biến những đầm lầy thành bãi mía, nương dâu, biến những rừng lau sậy ngút ngàn thành những làng mạc trù phú, yên vui, giàu có và thể hiện niềm tự hào của Nhân dân Long Biên về quê hương, về khát vọng, tầm nhìn và quyết tâm phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Điều này thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cũng như tấm lòng trân trọng các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc và niềm tin tưởng, hy vọng vào thế hệ tương lai.
Đã thực hiện rất nhiều chương trình nghệ thuật bán thực cảnh, ví dụ như sân khấu trên mặt nước tại Linh thiêng đình Chèm, khán giả như được hòa vào đoàn quân tiến ra Thăng Long tại lễ hội gò Đống Đa, mỗi khi bước vào một chương trình là một thử thách mới, kích thích khả năng sáng tạo đầy năng lượng của Mai Thanh Tùng.
![]() |
Anh cho biết: "Đối với tôi và các cộng sự, mỗi một chương trình là một thử thách, một cơ hội để sáng tạo và thể hiện dấu ấn nghệ thuật của mình. Đặc biệt với các chương trình thể hiện những giá trị văn hoá tâm linh thì cần được thực hiện một cách khéo léo và tinh tế.
Với chương trình này, điểm khác biệt chính là các di sản văn hoá phi vật thể những di tích thờ Linh Lang đại vương trên địa bàn quận Long Biên được hội tụ và toả sáng. Linh Lang đại vương là là một nhân vật mang nhiều yếu tố thần thoại linh thiêng, biểu tượng cho tinh thần yêu nước và truyền thống trị thuỷ.
Các nghi thức thờ phụng và tưởng nhớ Ngài bắt nguồn từ huyền thoại vô cùng đẹp đẽ và trong sáng của cư dân nông nghiệp, nên chương trình sẽ mang bóng dáng huyền thoại, tâm linh, tạo nên sợi dây kết nối quá khứ - hiện tại và tương lai, thể hiện mối giao cảm thiêng liêng giữa con người và thần linh.
Chúng tôi có những màn tái hiện các nghi thức rước, tế lễ, biểu diễn nghi thức múa Rắt lột thể hiện giai thoại về Ngài. Thông qua các tiết mục nghệ thuật và các nghi thức gắn với tín ngưỡng dân gian vừa trang nghiêm vừa mang tính cộng đồng để thể hiện nguyện vọng của người dân, ôn lại truyền thống lịch sử, văn hoá trên mảnh đất Long Biên “Địa linh - Nhân kiệt” gắn với truyền thống hào hùng Thăng Long - Hà Nội".
Chương trình nghệ thuật giao lưu trình diễn di sản văn hoá phi vật thể các di tích thờ Linh Lang Đại vương với chủ đề “Linh Lang - Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng” diễn ra vào 20h10 ngày 8/3 (tức ngày mồng 9 tháng 2 năm Ất Tỵ) tại Cụm di tích đình, chùa Trường Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài PTTH Hà Nội, các nền tảng hệ sinh thái số của Báo Kinh tế & Đô thị, đơn vị phối hợp bảo trợ truyền thông. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội

Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội biểu diễn phục vụ Nhân dân

Hội Tiên La tôn vinh công lao nữ tướng thời Hai Bà Trưng

"Xuân quê hương" tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam

Nghệ thuật Lân, sư, rồng trở thành Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội dân gian trở thành di sản văn hóa quốc gia

Hai di tích tại quận Long Biên được xếp hạng cấp thành phố

Ca khúc "Bài ca trên sóng cả" đoạt giải A với thanh âm dạt dào từ trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc
