Tag

Đảm bảo chất lượng trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Giáo dục 12/12/2024 17:36
aa
TTTĐ - Trong những năm qua, giáo dục hòa nhập tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật, vẫn là một nhiệm vụ đầy thách thức.
Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong giáo dục Bộ GD&ĐT ban hành thông tư mới về kiểm định chất lượng giáo dục

Thúc đẩy hơn nữa giáo dục hòa nhập

Ngày 12/12, Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Đảm bảo công bằng và chất lượng trong giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật thông qua việc áp dụng UDL (thiết kế phổ quát cho việc học).

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Các đại biểu tham dự hội thảo (Ảnh: Thanh Tùng)

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Văn Hiền - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhấn mạnh, những năm qua, giáo dục hòa nhập tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật vẫn là nhiệm vụ đầy thách thức.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hiền, ứng dụng UDL là bước đi quan trọng, góp phần thúc đẩy hơn nữa giáo dục hòa nhập có chất lượng cho trẻ em khuyết tật nói riêng và trẻ em nói chung.

UDL là khung hướng dẫn cách thiết kế bài học, không phải là khái niệm mới hoàn toàn, mà là sự tổng hợp các nguyên tắc sư phạm hiệu quả để đảm bảo việc học tập cho tất cả học sinh, kể cả học sinh khuyết tật.

Điểm cốt lõi của UDL là tập trung vào việc xóa bỏ rào cản học tập, tạo ra môi trường giáo dục bình đẳng, nơi mỗi học sinh đều có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình.

PGS.TS Nguyễn Văn Hiền cho biết, trên thế giới, việc áp dụng UDL đã chứng minh hiệu quả trong hỗ trợ trẻ khuyết tật tham gia học tập hòa nhập, giúp các em cảm nhận được giá trị của bản thân trong cộng đồng học đường.

PGS.TS Nguyễn Văn Hiền - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Văn Hiền - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: Thanh Tùng)

Ngoài ra, UDL còn mang đến những công cụ và phương pháp giúp giáo viên thực hiện dạy học một cách thuận lợi, khoa học và sáng tạo hơn. “Việc tổ chức Hội thảo khoa học nhằm trao đổi, chia sẻ học thuật về ứng dụng UDL sao cho hiệu quả giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước như ngày hôm nay là việc làm có ý nghĩa, mang lại giá trị thực tiễn và nhân văn”, PGS.TS Nguyễn Văn Hiền bày tỏ.

Bảo đảm người khuyết tật được tham gia các hoạt động giáo dục

Việt Nam đã ký Công ước Quyền của người khuyết tật vào ngày 22/10/2007. Công ước Quyền của người khuyết tật là một điều ước quốc tế về nhân quyền, ông Tạ Ngọc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh.

Việt Nam đã xây dựng hành lang pháp lý, bảo đảm người khuyết tật được tham gia các hoạt động giáo dục. Việt Nam cũng không ngừng đổi mới, nỗ lực nhằm thúc đẩy giáo dục dành cho đối tượng là trẻ em khuyết tật. Phương pháp UDL đã phát triển ở nhiều nước nhưng với Việt Nam còn mới.

Đảm bảo chất lượng trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Đông đảo nhà khoa học trong nước và quốc tế tham dự hội thảo (Ảnh: Thanh Tùng)

Theo ông Tạ Ngọc Trí, UDL không phải là khung lý thuyết hay phương pháp giảng dạy xa lạ, mà là công cụ hỗ trợ để giáo viên dạy học hòa nhập hiệu quả hơn. Với triết lý ‘dạy học cho tất cả mọi người’, UDL mang lại các giá trị cơ bản như: Cơ hội học tập bình đẳng, định hướng cá nhân hóa, hỗ trợ giáo viên.

Mặc dù UDL được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, nhưng tại Việt Nam, thuật ngữ này và cách ứng dụng trong giáo dục trẻ khuyết tật còn khá mới mẻ. Do đó, ông Tạ Ngọc Trí cho rằng, cần nỗ lực nâng cao nhận thức và hiểu biết đúng đắn cho đội ngũ giáo viên, những người luôn mong muốn thay đổi mạnh mẽ về việc ứng dụng đúng đắn và hiệu quả UDL trong quá trình thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật.

“Trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông, hướng tới giáo dục phát triển năng lực cho mọi học sinh, đào tạo thế hệ mới gánh vác trách nhiệm thực thi và thúc đẩy Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta rất cần sự bứt phá trong giáo dục” - ông Tạ Ngọc Trí nhấn mạnh.

Vì sự công bằng và chất lượng trong giáo dục, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học gợi mở, chúng ta cần phải chú trọng tới việc đáp ứng nhu cầu phát triển của từng học sinh và cơ hội học tập, hợp tác, phát triển cùng nhau của các em, bất kể là học sinh khuyết tật hay không khuyết tật.

Đảm bảo chất lượng trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Đông đảo nhà khoa học quốc tế và trong nước tham dự hội thảo (Ảnh: Thanh Tùng)

Trao đổi tại hội thảo, ông Nguyễn Nhật Linh - Chuyên gia giáo dục của UNICEF Việt Nam chia sẻ, UDL là phương pháp tiếp cận mang tính chuyển đổi, hướng tới xây dựng môi trường học tập có tính tiếp cận cao và khuyến khích sự tham gia vào bài học của tất cả học sinh, bao gồm cả trẻ khuyết tật.

Bằng cách tích hợp các phương pháp giảng dạy linh hoạt, lộ trình học tập được cá nhân hóa cùng với nhiều phương tiện kích thích sự tương tác của trẻ, UDL thúc đẩy chiều kích công bằng và hòa nhập trong lớp học.

UDL không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khuyết tật nói riêng mà còn làm phong phú thêm trải nghiệm học tập cho tất cả học sinh nói chung, thông qua việc đáp ứng nhu cầu và phong cách học tập đa dạng các em học sinh.

PGS.TS Phan Thanh Long - Trưởng Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay: Hội thảo nhận được hơn 50 bài viết tham luận của các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Chủ đề của hội thảo được các nhà khoa học khai thác từ nhiều góc độ khác nhau; trong đó tập trung vào 3 vấn đề chính: Chính sách đảm bảo công bằng và chất lượng trong giáo dục hòa nhập; Ứng dụng UDL trong giáo dục hòa nhập; giáo dục đáp ứng sự đa dạng của trẻ khuyết tật trong môi trường hòa nhập.

Đọc thêm

Hướng nghiệp cho học sinh trong kỷ nguyên AI Giáo dục

Hướng nghiệp cho học sinh trong kỷ nguyên AI

TTTĐ - Đây đang là thời điểm nước rút để học sinh lớp 12 đưa ra lựa chọn ngành nghề cho tương lai. Sự xuất hiện của AI và quá trình chuyển đổi số đang khiến một số ngành nghề truyền thống có nguy cơ bị thay thế; tiêu chí tuyển dụng ngày càng khắt khe. Trong bối cảnh này, việc lựa chọn ngành nghề không thể chỉ dựa vào sở thích mà cần tính đến cả khả năng thích ứng cao với thị trường. Mùa tuyển sinh 2025 với nhiều tổ hợp mới mở ra cơ hội nhưng cũng thách thức cho thí sinh trong định hướng nghề nghiệp.
Hà Nội triển khai đồng loạt, toàn diện đề án sân khấu học đường Nghệ thuật

Hà Nội triển khai đồng loạt, toàn diện đề án sân khấu học đường

TTTĐ - Kết thúc 3 năm thí điểm, đề án sân khấu học đường sẽ tiếp tục được triển khai đồng bộ, toàn diện và bài bản tại các trường tiểu học, THCS công lập, dân lập trên địa bàn thành phố Hà Nội vào giai đoạn 2025 - 2030.
Học sinh Hà Nội chế tạo robot thông minh dạy học lập trình Giáo dục

Học sinh Hà Nội chế tạo robot thông minh dạy học lập trình

TTTĐ - Bộ thiết bị giáo dục thông minh - VRobot của nhóm học sinh đến từ Hà Nội là dự án xuất sắc lọt vào vòng chung kết cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm nay.
Hãy bước qua vạch an toàn để tự do khám phá, tạo khác biệt và dám thất bại Giáo dục

Hãy bước qua vạch an toàn để tự do khám phá, tạo khác biệt và dám thất bại

TTTĐ - Vừa qua, trường Đại học Ngoại thương (FTU) đã long trọng tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp đợt 1 năm 2025 cho gần 1.300 sinh viên đại học hệ chính quy khóa 60 và các khóa bổ sung tại hai cơ sở Hà Nội và Quảng Ninh.
Chọn ngành thời đại số: Nỗi lo hay cơ hội cho Gen Z? Giáo dục

Chọn ngành thời đại số: Nỗi lo hay cơ hội cho Gen Z?

TTTĐ - Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt là sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều ngành nghề truyền thống đang đối mặt với sự thay đổi sâu sắc về cách vận hành, không ít học sinh và phụ huynh mang theo nỗi băn khoăn về việc lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Thông tin việc dạy học 2 buổi mỗi ngày ở cấp THCS và PTTH Giáo dục

Thông tin việc dạy học 2 buổi mỗi ngày ở cấp THCS và PTTH

TTTĐ -Chiều 6/4, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng thông tin chính thức về việc học sinh THCS, THPT sẽ phải học 2 buổi/ngày đang gây xôn xao dư luận.
Hơn 3.000 thí sinh tham gia Kỳ thi Olympic truyền thống 30/4 Giáo dục

Hơn 3.000 thí sinh tham gia Kỳ thi Olympic truyền thống 30/4

TTTĐ - Được sự cho phép của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, kỳ thi Olympic Truyền thống 30/4 được Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP HCM tổ chức từ ngày 4 đến 6/4. DOL English là một trong những nhà tài trợ chính của chương trình.
Định hướng để học sinh lớp 12 chọn ngành, chọn nghề phù hợp Giáo dục

Định hướng để học sinh lớp 12 chọn ngành, chọn nghề phù hợp

TTTĐ - Chương trình "Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025" là hoạt động có ý nghĩa, giúp học sinh lớp 12 nắm bắt thông tin tổng quan về công tác tuyển sinh, đào tạo của các trường, về thị trường lao động, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường, từ đó có thêm thông tin để lựa chọn hướng đi nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp, sẵn sàng vượt qua các kỳ thi.
Sứ mệnh đồng hành cùng thế hệ trẻ trong hành trình học tập Giáo dục

Sứ mệnh đồng hành cùng thế hệ trẻ trong hành trình học tập

TTTĐ - Trong khuôn khổ chương trình “Đối thoại, tư vấn, tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ Đô phối hợp với Trường THPT Hà Đông tổ chức, gian hàng của Trung tâm luyện thi vào 10 và đại học Tâm Chí Tài (TCT) đã thu hút đông đảo học sinh và phụ huynh nhờ hệ thống hoạt động trải nghiệm phong phú, thông tin chuyên sâu và tinh thần đồng hành đầy nhiệt huyết.
Ngành Quản trị Kinh doanh “hút” học sinh tại buổi tư vấn, hướng nghiệp Giáo dục

Ngành Quản trị Kinh doanh “hút” học sinh tại buổi tư vấn, hướng nghiệp

TTTĐ - Ngày 5/4, tại trường trung học phổ thông Hà Đông, báo Tuổi trẻ Thủ Đô tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025 với sự tham gia của khoảng 2.000 học sinh và gần 13 các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp cùng gian hàng tư vấn. Tại gian tư vấn của trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thu hút rất đông học sinh quan tâm.
Xem thêm