Đại biểu Quốc hội đề nghị giám sát chặt gói hỗ trợ, tránh "quan đi lạc vào hộ cận nghèo"
![]() |
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải (đoàn Tiền Giang) phát biểu thảo luận tại hội trường (Ảnh: Quochoi.vn)
Bài liên quan
Quốc hội phê chuẩn danh sách 20 thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia
Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ với đồng chí Vương Đình Huệ
Hôm nay (13/6), Quốc hội dành thời gian cả ngày để thảo luận tại Hội trường về báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
Đề nghị lập chốt kiểm tra nồng độ cồn gần quán nhậu
Mở đầu phiên họp, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) bày tỏ đồng tình với báo cáo đánh giá bổ sung về tình hình kinh tế - xã hội của Chính phủ, đồng thời đánh giá cao công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) phát biểu (Ảnh: Quochoi.vn) |
Đề cập đến việc tiếp tục thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung nêu vấn đề: Luật và Nghị định 100 của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2020 đã đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý, xử lý nghiêm minh, đủ sức răn đe, thu được hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đây chính là quyết tâm, nỗ lực và sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và địa phương trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông. Từ đó, tạo nên hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ đi vào thực tiễn và có tác động sâu sắc đến ý thức của người tham gia giao thông, được dư luận đồng thuận, nghiêm túc thực thi theo tinh thần thượng tôn pháp luật.
Mặc dù công cuộc cách mạng để giảm thiểu tai nạn giao thông do rượu bia, các quán ăn, nhà hàng dịch vụ ban đầu chưa có giải pháp thích ứng đã bị ảnh hưởng không nhỏ, giảm lượng khách, giảm thu nhập nhưng hiệu quả mang lại đã, đang và sẽ không nhỏ với tình hình an toàn giao thông, an ninh, trật tự.
Tuy nhiên, hiện nay sau thực hiện giãn cách xã hội, tâm lý người dân còn chủ quan với các quy định về an toàn giao thông, khách đến nhà hàng ăn uống tăng đột biến và lượng rượu, bia bán ra nhiều hơn khi mới áp dụng Nghị định 100.
“Chúng ta dễ dàng nhìn thấy ở các quán bia vỉa hè, nhà hàng, khách ăn uống rượu, bia sau đó lái ô tô, người lái xe máy vẫn lái xe máy, đây là một sự chủ quan nguy hiểm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tuần tra và xử lý nghiêm, thiết lập chốt chặn gần quán nhậu, triển khai mạnh mẽ như những ngày đầu triển khai luật", đại biểu Dung nhấn mạnh.
Chống dịch Covid-19 thành công làm nên thương hiệu quốc tế của Việt Nam
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Tiền Giang) nêu lên 5 vấn đề về tình hình kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm, trong đó nêu lên thông tin chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 có cần điều chỉnh hay không và phải có dự báo tăng trưởng trong thời gian tới.
Đại biểu đoàn Tiền Giang đề cập tới chính sách tài khóa, các gói tín dụng, các gói hỗ trợ an sinh do thiệt hại vì Covid-19 cần được thanh tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo bảo đúng đối tượng thụ hưởng. Đại biểu Hải cho rằng, phải giám sát chặt không để tình trạng “bò đi lạc vào nhà quan” và “quan đi lạc vào hộ cận nghèo” như một vài trường hợp được phản ánh trong thời gian gần đây.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (đoàn Hà Nội) cho rằng, “điều kỳ diệu” trong việc chống dịch Covid-19, đặt ra vấn đề làm sao 10 năm tới, chúng ta có thể viết tiếp câu chuyện thần kỳ trong phát triển kinh tế.
Theo đại biểu Hưng, văn hóa chính là một trong những nguồn lực chiến lược. "Trong dịch Covid-19 vừa qua, so với Nga, Mỹ và nhiều nước, trang thiết bị y tế của Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta đã chống dịch thành công, làm nên hình ảnh thương hiệu Việt Nam an toàn, thân thiện, nghĩa tình... Điều này được tạo nên từ những nền tảng văn hóa suốt bao đời, từ tình cảm yêu thương và sức khỏe nhân dân trên hết. Từ lời kêu gọi hiệu triệu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, những cụ già, em nhỏ đều chung tay chống dịch, đó là văn hóa tạo nên sự thành công trong chiến thắng dịch bệnh", đại biểu đoàn Hà Nội khẳng định.
Đại biểu Hưng kiến nghị, Chính phủ phát huy hơn nữa tinh thần văn hóa, thúc đẩy cho phát triển kinh tế văn xã (văn hóa, y tế, giáo dục), làm bệ đỡ cho nước ta thành nước công nghiệp phát triển vào 2045. “Tôi đề nghị nghiên cứu kinh tế văn xã là trụ cột trong đầu tư những năm tiếp theo”, đại biểu Hưng nói.
“Thắt lưng buộc bụng" là phải chống thất thoát trong mọi lĩnh vực
Theo đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk), việc mất cân đối cung cầu thịt lợn, đẩy giá lợn lên cao trong gần 1 năm qua, cùng với đó là sự lúng túng thiếu nhất quán trong việc đề xuất ngừng xuất khẩu gạo, cần phải có ngành chức năng chịu trách nhiệm.
Nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc tạm dừng tăng lương cơ bản đối với khối cán bộ, công chức, tuy vậy, đoàn Đắk Lắk cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế, không phải là giải pháp căn cơ. Bởi theo đại biểu, về tâm lý đa số công chức hưởng lương từ ngân sách không hào hứng và chưa thực sự yên tâm về việc này.
“Lạm phát tăng, chỉ số giá tiêu dùng tăng, làm giảm sức mua của người dân, thì việc giữ nguyên lương thực chất đã làm giảm giá trị của đồng lương. Đồng thời đa số công chức, viên chức làm công ăn lương sẽ khó khăn hơn”, đại biểu Xuân nói.
Theo đại biểu Xuân, giải pháp căn cơ thắt lưng buộc bụng trong tình hình hiện nay là phải tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí và đầu tư công phải thực sự thiết thực, có hiệu quả. Đặc biệt chúng ta phải chống thất thu, chống lạm phát trong thời gian tới.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy

Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”
