Tag

Đa số phụ huynh Hà Nội đồng ý cho con đi học trực tiếp

Giáo dục 04/04/2022 11:44
aa
TTTĐ - Theo kết quả khảo sát của nhiều trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỉ lệ phụ huynh đồng ý cho con đi học trực tiếp khá cao. Có nhiều trường trên 90% đồng tình với phương án này.
Trẻ mầm non nhiều địa phương đến trường, phụ huynh Hà Nội thấp thỏm mong chờ Nhiều trường đại học cho sinh viên học trực tiếp Hà Nội cho học sinh từ lớp 7 đến 12 đi học trực tiếp

Hoàn thành việc lấy ý kiến khảo sát

Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết: Thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường tiểu học và THCS trên địa bàn quận đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến phụ huynh về việc cho học sinh tiểu học và lớp 6 đi học trực tiếp trở lại trong 2 ngày 2 - 3/4.

Đa số phụ huynh Hà Nội đồng ý cho con đi học trực tiếp
Cho con đi học trực tiếp là mong muốn của nhiều phụ huynh từ lớp 1 - 6 ở Hà Nội

Kết quả khảo sát ở 21 trường tiểu học, 14 trường THCS trên địa bàn quận cho kết quả: Có 18.544/22.464 phụ huynh tiểu học được khảo sát đồng ý cho con đi học trực tiếp, chiếm 82,55%. Đối với phụ huynh lớp 6 ở cấp THCS tỉ lệ này là 81,08% (có 20.926/25.809 phụ huynh được khảo sát đồng ý cho con đi học trực tiếp).

Tại trường THCS Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình), có 71% phụ huynh có con học lớp 6 đồng ý cho con đi học trực tiếp. Cô Phạm Thị Hương Giang - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Nhiều phụ huynh muốn con được tiêm trước khi đến trường để tăng độ an toàn.

Thực tế, việc học trực tuyến với thầy trò trường Nguyễn Tri Phương dù còn khó khăn nhưng cũng khá ổn định khi chất lượng dạy và học tương đối tốt trong khi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc năm học. Nhà trường căn cứ vào đội ngũ giáo viên và tình hình thực tế sẽ quyết định hình thức học phù hợp".

Từ chiều 2/4, Phòng GD&ĐT quận Hà Đông đã yêu cầu các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tiến hành khảo sát, lấy ý kiến.

Ông Bạch Ngọc Lợi - Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho biết: “Kết quả thống kê khảo sát tính đến ngày 4/4 cho thấy có 83,8% phụ huynh đồng ý cho học sinh tiểu học đi học trực tiếp. Tình hình dịch bệnh cũng đang dần ổn định và được kiểm soát, tôi nghĩ việc lấy thông tin cũng rất hữu ích, để thăm dò ý kiến phụ huynh, học sinh có muốn quay trở lại trường trong thời gian sắp tới hay không”.

Có nhiều trường học, tỉ lệ khảo sát đạt kết quả rất cao. Ví dụ, trường Tiểu học Thúy Lĩnh (quận Hoàng Mai) có trên 90% phụ huynh đồng ý cho con đi học trực tiếp. Ở trường Tiểu học Văn Yên (quận Hà Đông), tỉ lệ này là 92%, trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm) có 87% phụ huynh đồng ý cho học sinh lớp 6 đi học trực tiếp.

Cô Phương Thị Thìn - Hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Yên (quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, qua khảo sát ý kiến phụ huynh, nhà trường ghi nhận có 92% phụ huynh đồng ý cho con đi học trực tiếp. Từ việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, học sinh, cô Thìn cho biết: “Đến thời điểm này, đa số phụ huynh đều có mong muốn con, em sớm được quay trở lại trường. Dù chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học nhưng việc ở nhà lâu ảnh hưởng lớn đến nề nếp của học sinh”.

Chia sẻ lý do đồng ý cho con đi học trực tiếp trở lại, chị Nguyễn Việt Hưng - phụ huynh có con học trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình, Hà Nội) tâm sự: “Rất nhiều trẻ em đều đã bị nhiễm COVID-19 do lây từ bố mẹ. Nhịp sinh hoạt gần như đã trở lại cuộc sống bình thường. Tôi thấy nhiều gia đình cho con đi chơi, đi du lịch khắp nơi, đi khu vui chơi, trung tâm thương mại, dạo phố đi bộ hàng tuần. Vậy còn lý do gì để phản đối việc đến trường. Dù thời gian ngắn ngủi nữa là kết thúc năm học nhưng tôi vẫn muốn con được gặp bạn, gặp cô để giao lưu, tiếp xúc thay vì dán mắt vào màn hình máy tính, điện thoại để học trực tuyến”.

Còn duy nhất Hà Nội chưa cho trẻ mầm non và tiểu học đến trường

Trong khi việc khảo sát ở các nhà trường đã hoàn thành, thì theo thống kê từ Bộ GD&ĐT cho biết, hiện cả nước có 62/63 địa phương đã dạy học trực tiếp ở hầu hết cơ sở giáo dục. Chỉ còn duy nhất Hà Nội chưa cho trẻ mầm non và tiểu học đến trường.

Đa số phụ huynh Hà Nội đồng ý cho con đi học trực tiếp
Sở GD&ĐT Hà Nội đang yêu cầu khẩn trương tổ chức lấy ý kiến phụ huynh về việc cho trẻ quay trở lại trường học trực tiếp

Cụ thể, Bộ GD&ĐT cho biết, ở bậc mầm non, ngoài Hà Nội chưa cho trẻ mầm non quay trở lại trường thì 62 địa phương khác đã dạy học trực tiếp ở hầu hết các cơ sở giáo dục. 4 tỉnh cho dừng một huyện hoặc thành phố do dịch bệnh tăng nhanh gồm: Cao Bằng (TP Cao Bằng), Lào Cai (cấp 3, 4 dừng cho trẻ đến trường), Lâm Đồng (TP Đà Lạt, Bảo Lộc, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lạc Dương), Đăk Lăk (TP Buôn Mê Thuột).

Ở bậc Tiểu học, đến thời điểm này đã có 61/63 tỉnh/thành phố tổ chức học trực tiếp. Chỉ còn 2 địa phương là Hà Nội và Vĩnh Phúc hiện học sinh tiểu học vẫn ở nhà (riêng huyện Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc học sinh đi học từ 4/4). 3 tỉnh cho dừng một huyện hoặc thành phố gồm: tỉnh Cao Bằng (TP. Cao Bằng), Đắk Lắk (TP Buôn Mê Thuột), Lâm Đồng (TP Đà Lạt).

Ở bậc THCS, đến nay 63/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức học trực tiếp. Riêng Hà Nội, khối 6, học sinh vẫn chưa đi học trực tiếp hoặc chuyển sang học trực tuyến. 5 tỉnh/thành phố chuyển trạng thái tổ chức dạy trực tuyến một huyện hoặc thành phố gồm: Cao Bằng (TP Cao Bằng), Đăk Lăk (TP Buôn Mê Thuột), Hà Nam (khối lớp 6), TP Hà Nội (khối lớp 6), Lâm Đồng (TP Đà Lạt, khối lớp 6).

Bậc THPT, tất cả các địa phương đều đã dạy học trực tiếp ở hầu hết các cơ sở giáo dục, nhất là học sinh lớp 12 để chuẩn bị cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2022 sắp tới.

Hiện Sở GD&ĐT Hà Nội đang yêu cầu khẩn trương tổ chức lấy ý kiến phụ huynh về việc cho trẻ quay trở lại trường học trực tiếp. Thời gian lấy ý kiến phụ huynh từ ngày 2-3/4.

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chử Xuân Dũng mới đây ký ban hành kế hoạch khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đáng chú ý, liên quan đến vấn đề giáo dục, lãnh đạo UBND TP.Hà Nội yêu cầu tiếp tục triển khai các biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp.

"Căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá để hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc biệt đối với trẻ nhỏ để có giải pháp kịp thời", lãnh đạo UBND TP.Hà Nội nêu rõ.

Đọc thêm

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Xem thêm