Tag

Đà Nẵng: Dự án trường tiểu học "đắp chiếu", học sinh thiếu phòng học

Giáo dục 27/05/2022 14:50
aa
TTTĐ - Dự án trường Tiểu học Trung Nghĩa đã được ký hợp đồng thi công cách đây hơn 1 năm nhưng đến nay vẫn chưa có mặt bằng, trong khi nhu cầu về phòng học của học sinh tiểu học trên địa bàn Liên Chiểu lại chưa được đáp ứng đủ.
Đà Nẵng: Xử phạt Công ty chế biến gia súc, gia cầm xả thải hơn 180 triệu đồng Đà Nẵng: Bắt phụ nữ lừa làm sổ đỏ chiếm đoạt 250 triệu đồng Đà Nẵng: Bắt người đàn ông có hành vi dâm ô trẻ em dưới 16 tuổi Đà Nẵng: Vướng mặt bằng, dự án trường Tiểu học Trung Nghĩa chưa thể thi công Đà Nẵng: Đầu tư 110 tỷ đồng thi công đường lên bãi rác Khánh Sơn
Đà Nẵng: Dự án trường tiểu học
Dự án trường Tiểu học Trung Nghĩa đang là điểm tập kết cát xây dựng tại phường Hòa Minh (Ảnh:V.Q)

Ngày 26/5, HĐND TP Đà Nẵng đã tổ chức chương trình HĐND với cử tri lần 2 để lấy ý kiến về tình trạng thiếu phòng học cho học sinh, trong đó có địa bàn quận Liên Chiểu.

3/4 học sinh tiểu học Liên Chiểu đang học 2 buổi mỗi ngày

Tại chương trình, cử tri Huỳnh Sự, Chủ tịch Hội khuyến học quận Liên Chiểu cho biết hệ thống trường của quận chưa được đầu tư đúng mức, với sự gia tăng dân số.

Ông Sự thống kê trên địa bàn quận Liên Chiểu hiện chỉ có 75% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, có 5/13 trường có 100% học sinh học 2 buổi/ngày.

Bình quân sĩ số học sinh trên lớp của địa bàn quận là 42 học sinh. Trong khi đó có các quận huyện của TP thì 100% học sinh được đi học 2 buổi/ngày.

“Việc yêu cầu triển khai chương trình SGK mới phải có 100% học sinh tiểu học phải được học 2 buổi/ngày. Tình hình này kéo dài nhiều năm qua nên quận Liên Chiểu là địa bàn có trường lớp phục vụ học sinh thấp. Tôi được biết có nhiều lý do, trong đó có quỹ đất định xây dựng trường học, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, thủ tục đầu tư kéo dài làm ảnh hưởng đến việc đáp ứng trường lớp cho học sinh.

Sự thiếu hụt trường lớp học tập làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh, nếu tình hình này còn kéo dài, chậm khắc phục thì ngành Giáo dục và Đào tạo quận dù có cố gắng thì chất lượng cũng khó vươn lên, theo yêu cầu triển khai SGK mới hiện nay”, ông Sự ý kiến.

Đà Nẵng: Dự án trường tiểu học "đắp chiếu" trong khi học sinh lại thiếu phòng học
Hiện, quận Liên Chiểu đang rất khó khăn về đất khiến việc đảm bảo cho học sinh học 2 buổi/ngày ở đây đang thấp so với các quận huyện trên địa bàn

Ông Sự kể, trước đây Chủ tịch UBND TP đã có quyết định phê duyệt dự án xây dựng nâng cấp mở rộng trường học giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn TP.

“Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị TP quan tâm, giúp quận Liên Chiểu đáp ứng đầy đủ phòng học để đạt tỉ lệ 100% học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày vào năm học mới”, ông Sự nói.

Quận Liên Chiểu đang khó khăn về đất

Trước những bức xúc của cử tri, bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho rằng đề án xây dựng nâng cấp mở rộng trường học giai đoạn 2021 - 2025 với nội dung cụ thể là xây dựng mạng luới trường học đến năm 2025 - 2026 với quy mô là 452 trường, đảm bảo cho 339.315 học sinh theo học.

Trong đó, cơ sở giáo dục mầm non là 238 trường, tiểu học 109 trường, THCS 64 trường, 38 THPT và 3 Trung tâm giáo dục thường xuyên; Đồng thời, phối hợp và điều tiết giữa trường công lập và trường ngoài công lập trên địa bàn.

“Mức vốn đầu tư cho dự án ban đầu là 4.399 tỷ đồng cho 5 năm. Tuy nhiên, qua rà soát của UBND các quận huyện, Sở GD&ĐT và các Sở, ngành thì hiện tại nguồn vốn có tăng lên. Sở GD&ĐT cùng các Sở ngành đã có báo cáo UBND TP về vấn đề này.

Đà Nẵng: Dự án trường tiểu học "đắp chiếu" trong khi học sinh lại thiếu phòng học
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu ngành Giáo dục sớm tham mưu cho TP về việc điều chỉnh đề án phê duyệt mở rộng trường học 2020-2025

Hiện, Sở GD&ĐT cùng UBND các quận, huyện, Sở, ngành đang thực hiện các bước triển khai xây dựng theo phân kỳ của đề án cũng như nguồn vốn phân bổ đầu tư công của TP. Trong đó , TP đặc biệt quan tâm đến các địa phương có những căng thẳng về trường lớp đối với học sinh học 2 buổi/ngày”, bà Thuận nói.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng, hiện các quận huyện trên địa bàn đã có 100% học sinh học 2 buổi/ngày, riêng quận Liên Chiểu chỉ có 75% học sinh học 2 buổi/ngày.

Bà Thuận cho biết, hiện tại quận Liên Chiểu đang rất khó khăn về đất, chính vì vậy việc đảm bảo cho học sinh học 2 buổi/ngày ở đây đang thấp so với các quận huyện trên địa bàn.

“Xác định đây là điểm nóng nên TP rất quan tâm nên trong đề án xây dựng nâng cấp trường học, thành phố cũng chú trọng rất nhiều. Dự kiến năm học 2022 - 2023, quận Liên Chiểu cần 415 phòng học, năm học 2023 - 2024 là 435 phòng học, năm học 2024 - 2025 cần 445 phòng học.

Tất cả những số liệu cần thiết đã được đưa vào đề án. Hiện Sở GD&ĐT phối hợp với Sở KH&ĐT trình lãnh đạo TP ưu tiên quan tâm đặc biệt cho quận để đảm bảo trong thời gian tới tăng tỉ lệ học sinh quận được học 2 buổi/ngày”, bà Thuận thông tin.

Còn bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu ngành Giáo dục sớm tham mưu cho TP về việc điều chỉnh đề án phê duyệt mở rộng trường học 2020 - 2025.

Dự án trường 25 tỷ đồng “đắp chiếu” vì... không có mặt bằng

Ngày 17/5/2021, UBND quận Liên Chiểu đã ký quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu đối với dự án công trường Tiểu học khu vực Trung Nghĩa (giai đoạn 1).

Theo đó, Công ty CPXD L.V.T là đơn vị trúng thầu xây lắp và cung cấp, lắp đặt thiết bị với giá trị trúng thầu 25,6 tỷ đồng. Thời hạn hợp đồng là 7 tháng.

Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng, đơn vị thi công bị rơi vào cảnh chờ mặt bằng do quận Liên Chiểu chưa giải phóng mặt bằng xong.

Theo UBND quận Liên Chiểu, đây là dự án đã được tổ chức đấu thầu và ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cách đây đúng một năm nhưng đến nay vẫn chưa thể thi công do vướng công tác giải tỏa, giải phóng mặt bằng và tái định cư (TĐC).

Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Liên Chiểu cho biết dự án được đầu tư trên diện tích khoảng 0,7ha tại địa bàn phường Hòa Minh. Dự án do UBND quận làm chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận điều hành dự án.

Khu vực triển khai dự án có 14 trường hợp bị ảnh hưởng đang có nhu cầu được cấp đất diện TĐC để sinh sống ổn định và đây là quyền lợi chính đáng. Do vậy, UBND quận đang khẩn trương đề xuất lên UBND TP về việc đổi đất cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Đọc thêm

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
Xem thêm