Tag

Đà Nẵng: Chuyện về "biệt đội luyện rồng" phun lửa

Muôn mặt cuộc sống 14/02/2024 08:00
aa
TTTĐ - Chứng kiến những màn phun lửa, phun nước đặc sắc của cầu Rồng, nhưng không phải ai cũng biết các kỹ sư của Xí nghiệp Quản lý cầu Đà Nẵng phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng để đảm bảo cho những màn trình diễn hoàn hảo.
Linh vật rồng Ngọc Hồi thần sắc uy nghiêm, dũng mãnh Cầu rồng Đà Nẵng sẽ phun lửa liên tục 4 đêm dịp Tết Đà Nẵng: Những cuộc đời đã sang trang mới
Cầu Rồng là cây cầu biểu tượng cho sự năng động và khát vọng phát triển vươn lên của Đà Nẵng (Ảnh DIFF)
Cầu Rồng là cây cầu biểu tượng cho sự năng động và khát vọng phát triển vươn lên của Đà Nẵng (Ảnh DIFF)

Điểm nhấn đặc sắc của thành phố đáng sống

Con rồng là hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam và là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết "con Rồng cháu Tiên" của người Việt. Hình tượng con rồng cũng được đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật...

Ngoài danh xưng là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, Đà Nẵng còn được biết đến là “thành phố của những cây cầu”. Mỗi cây cầu bắc qua sông Hàn đều có ý nghĩa và nét độc đáo riêng, trong đó cầu Rồng là điểm nhấn đặc sắc của thành phố.

Cầu Rồng với kiến trúc mô phỏng hình tượng rồng thời nhà Lý đang uốn lượn, chuẩn bị vươn mình bay ra biển lớn được khởi công xây dựng vào ngày 19/7/2009, chính thức thông xe ngày 29/3/2013 với tổng kinh phí xây dựng gần 1.500 tỷ đồng.

Phần đầu rồng có trọng lượng 194,1 tấn, thân rồng nặng 8.405,1 tấn và phần đuôi nặng 183,9 tấn. Đuôi rồng với hình ảnh một bông sen đang nở được cách điệu vô cùng ấn tượng. Phần thân rồng uốn lượn đang vươn ra biển Đông, thể hiện khao khát hội nhập với bạn bè năm châu.

Thiết kế của cầu Rồng đã được Hiệp hội Cầu đường thế giới công nhận là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về một thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ.

Cầu Rồng với kiến trúc mô phỏng hình tượng rồng thời nhà Lý đang uốn lượn, chuẩn bị vươn mình bay ra biển lớn
Cầu Rồng với kiến trúc mô phỏng hình tượng rồng thời nhà Lý đang uốn lượn, chuẩn bị vươn mình bay ra biển lớn

Cầu Rồng có tổng chiều dài là 666m, bề rộng mặt cầu 36-37,5m được thiết kế 2 chiều lưu thông riêng biệt với 6 làn xe, nối đường Võ Văn Kiệt (quận Sơn Trà) qua sông Hàn đến nút giao thông Bạch Đằng - Nguyễn Văn Linh (quận Hải Châu).

Khi đêm về, các vảy rồng được thắp sáng bởi hơn 2.500 điểm đèn LED thông minh. Giải pháp chiếu sáng của cầu do công ty Philips (Hà Lan) đảm nhận có thể chủ động thay đổi ánh sáng phù hợp với từng chủ đề của các sự kiện, lễ hội.

Theo kỹ sư Nguyễn Thị Kiều Hạnh, điểm nổi bật trong thiết kế của cầu là các kết cấu vòm chịu lực liên kết với hệ dầm hộp bằng kết cấu cáp dây treo. Đây là kết cấu vòm thép đơn (một mặt phẳng) duy nhất ở Đông Nam Á đến thời điểm hiện tại.

Hệ vòm thép bao gồm 5 ống thép đường kính 1.100mm dày 20mm được liên kết tại các mặt bích; tại các mặt bích này bố trí hệ cáp treo đỡ hệ dầm mặt cầu thép liên hợp. Các vòm thép này vượt khẩu độ 90 và 160m, vòm có bán kính cong theo đường sinh từ 80 - 130m.

Để kiểm tra đường ống phun lửa và phun nước bên trong đầu rồng, các kỹ sư leo lên chiếc thang dài khoảng 10m (Ảnh Đ.Minh)
Để kiểm tra đường ống phun lửa và phun nước bên trong đầu rồng, các kỹ sư leo lên chiếc thang dài khoảng 10m (Ảnh Đ.Minh)

Theo chân “biệt đội luyện rồng”

Theo chân những kỹ sư Đội quản lý cầu Rồng và Trần Thị Lý (Xí nghiệp Quản lý cầu Đà Nẵng), phóng viên có dịp tiếp cận kết cấu của hệ thống phun lửa, phun nước đặt gọn ở "miệng rồng".

Vừa đến nơi, các kỹ sư thả chiếc thang bằng thép dài chừng 10m có một đầu cố định sẵn ở cửa vào phía hàm dưới của Rồng, rồi từng người một leo vào bên trong kiểm tra.

Làm việc tại Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng từ năm 2011, kỹ sư Nguyễn Như Anh Tuấn cho biết, vào chiều thứ sáu hằng tuần, chúng tôi sẽ vào đầu rồng để duy tu, bảo dưỡng.

Công việc thường xuyên leo cao nên không dành cho người sợ độ cao, huyết áp hay tim mạch. Quy trình kiểm tra diễn ra trong khoảng 30 phút đến nhiều giờ trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường.

Kỹ sư Nguyễn Như Anh Tuấn chia sẻ về kết cấu bên trong đầu rồng có gì đặc biệt và cách thức hoạt động phun lửa, phun nước (Ảnh Đ.Minh)
Kỹ sư Nguyễn Như Anh Tuấn chia sẻ về kết cấu bên trong đầu rồng có gì đặc biệt và cách thức hoạt động phun lửa, phun nước (Ảnh Đ.Minh)

Quy trình kiểm tra gồm: Hệ thống van khí, hệ thống bơm dầu, bơm nước, hệ thống dây dẫn điện, sau đó là hệ thống máy nén khí, máy bơm nước, máy phát điện, bể chứa nước, hệ thống PCCC…để chuẩn bị cho rồng phun lửa, phun nước phục vụ du khách vào lúc 21 giờ thứ 6, 7 và Chủ nhật hàng tuần.

Gần 10 năm vận hành hệ thống phun nước, phun lửa của cầu Rồng, anh Tuấn chứng kiến đôi lần hệ thống bị sự cố không xử lý kịp. Lúc đó, Đội vận hành sẽ phát loa thông báo cho du khách được biết và tiến hành khắc phục.

“Chứng kiến du khách tập trung 2 bên cầu chờ xem rồng phun lửa, phun nước, chúng tôi như được tiếp thêm động lực vì được phục vụ mọi người. Quen dần những ngày như thế nên cứ thấy phía Đông cầu Rồng người xe nườm nượp chờ xem trong lòng chúng tôi lại có cảm giác nâng nâng khó tả. Hầu như ngày lễ, Tết mọi việc cúng kiếng ông bà đều nhờ người nhà, bởi toàn bộ thời gian đó mọi người trong đội pahir trực tại trạm vận hành cầu” anh Tuấn chia sẻ.

Kỹ sư Nguyễn Toàn (SN 1994) là người trẻ tuổi nhất đội vận hành cho biết, để có màn trình diễn phun nước, phun lửa hoàn hảo, đội chúng tôi sau khi kiểm tra phải cho chạy thử hệ thống phun trước, đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru. Thường thì việc kiểm tra hệ thống phun lửa sẽ tốn nhiều thời gian hơn, bởi đây là thiết bị phức tạp với ray trượt, van khí, bơm dầu, đánh lửa…

Mỗi đêm trình diễn có 3 lượt phun lửa, mỗi lượt gồm 9 lần phun. Tiếp đó là màn trình diễn phun nước cũng với 3 lượt, mỗi lượt 4 lần phun. Mỗi đêm trình diễn cần 45 lít dầu DO và 5m3 nước.

Sau khi kiểm tra kỹ từ các chi tiết máy móc, thiết bị vận hành ổn định, nhóm kỹ thuật lần lượt rời khỏi “đầu rồng”, sau đó hệ thống phun lửa được đẩy ra khỏi miệng rồng để tiến hành phun thử.

Đà Nẵng: Chuyện về
Phía bên trong "đầu rồng" không phải ai cũng được tiếp cận để tìm hiểu, các kỹ sư sử dụng xe chuyên dụng để tiếp cận các vị trí khó (Ảnh NVCC)

Theo ông Tống Ngọc Quang, Giám đốc Xí nghiệp Quản lý cầu Đà Nẵng, ngoài là huyết mạch giao thông của thành phố thì cầu Rồng, cầu Sông Hàn được thiết kế để phục vụ thêm cho phát triển kinh tế du lịch về đêm.

Để phục vụ du lịch trong những dịp lễ, Tết, đơn vị phân công người trực thường xuyên, đồng thời liên tục duy tu, bảo dưỡng để đảm bảo việc vận hành được thông suốt.

“Năm 2014, cầu Rồng đã nhận 2 giải thưởng danh giá của thế giới gồm: Giải Special Citation (biểu dương đặc biệt) từ IALD và giải thưởng Kỹ Thuật xuất sắc (EEA). Cầu Rồng cũng được bình chọn là một trong 8 công trình và dự án xuất sắc nhất thế giới được vinh danh. Đây là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng”, ông Tống Ngọc Quang cho biết.

TP Đà Nẵng hiện có 53 cây cầu, trong đó 6 cầu có kết cấu đặc biệt gồm: Cầu Rồng, Thuận Phước, Sông Hàn, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, Phò Nam và 47 cầu bê tông khác.

Đọc thêm

Nhiều tồn tại trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Muôn mặt cuộc sống

Nhiều tồn tại trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TTTĐ - Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn TP đã có nhiều kết quả chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều tồn tại...
Tuyên truyền hoạt động TP trên Fanpage “Thủ đô Hà Nội - Việt Nam” Muôn mặt cuộc sống

Tuyên truyền hoạt động TP trên Fanpage “Thủ đô Hà Nội - Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 27/6, Văn phòng UBND TP Hà Nội ban hành văn bản số 7790/VP-TTĐT về việc phối hợp tuyên truyền kênh thông tin hoạt động thành phố Hà Nội trên mạng xã hội Fanpage “Thủ đô Hà Nội - Việt Nam”.
CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương trao tặng xe lăn tới các thương binh Muôn mặt cuộc sống

CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương trao tặng xe lăn tới các thương binh

TTTĐ - Từ ngày 24 - 26/6/2024, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã trao tặng 56 chiếc xe lăn cho người có công, thân nhân liệt sĩ và người khuyết tật tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Yên Bái.
Giấy phép lái xe có 12 điểm, trừ điểm nếu vi phạm giao thông Muôn mặt cuộc sống

Giấy phép lái xe có 12 điểm, trừ điểm nếu vi phạm giao thông

TTTĐ - Điểm của giấy phép lái xe bao gồm 12 điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Xử lý "chuồng cọp" là trách nhiệm của địa phương Muôn mặt cuộc sống

Xử lý "chuồng cọp" là trách nhiệm của địa phương

TTTĐ - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thời điểm nghiệm thu, các công trình chưa có "chuồng cọp". Đây là do người dân tự xây dựng thêm; việc xử lý vi phạm này thuộc trách nhiệm địa phương.
Vingroup phát động chiến dịch "Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì Tương lai Xanh" Muôn mặt cuộc sống

Vingroup phát động chiến dịch "Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì Tương lai Xanh"

TTTĐ - Lãnh đạo Vingroup nhấn mạnh Chiến dịch "Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh" sẽ thổi bùng lên trong mỗi người Việt Nam khát vọng và niềm tự hào dân tộc, chung sức, chung lòng, cùng nhau kiến tạo nên một Việt Nam xanh và thịnh vượng.
Đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở... Muôn mặt cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở...

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Quyết tâm cao nhất để gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" Muôn mặt cuộc sống

Quyết tâm cao nhất để gỡ cảnh báo "Thẻ vàng"

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 275/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị Sơ kết Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Hành trình yêu thương tại 2 huyện biên giới tỉnh Hà Giang Muôn mặt cuộc sống

Hành trình yêu thương tại 2 huyện biên giới tỉnh Hà Giang

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương và trường Đại học Hùng Vương TP Hồ Chí Minh đã đến với tỉnh Hà Giang trong đợt mưa lũ lịch sử để trao tặng hơn 520 suất quà hỗ trợ người dân bị thiệt hại nặng bởi mưa lũ tại huyện biên giới Mèo Vạc và Đồng Văn.
Sửa đổi, bổ sung quy định về giấy thông hành Muôn mặt cuộc sống

Sửa đổi, bổ sung quy định về giấy thông hành

TTTĐ - Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2020/NĐ-CP ngày 1/7/2020 quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành và Nghị định số 77/2020/NĐ-CP ngày 1/7/2020 quy định việc quản lý, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động.
Xem thêm