Tag

Đà Nẵng: Chuyến biển cuối năm, những gánh cá nặng trĩu về làng chài

Muôn mặt cuộc sống 21/01/2023 10:00
aa
TTTĐ - Những ngày cuối năm, tại cảng cá lớn ở miền Trung tàu thuyền đánh bắt từ các vùng biển khơi đang tấp nập trở về đầy ắp tôm cá… mang cái Tết ấm áp cho hàng nghìn ngư dân trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Đà Nẵng: Lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán tăng khoảng 30% Đà Nẵng: Khơi dậy khát vọng cống hiến của đội ngũ cán bộ trẻ Làng hoa lớn nhất Đà Nẵng nhộn nhịp mua bán, phục vụ Tết Nguyên đán
Từ tờ mờ sáng, ngư dân liên tiếp chuyển hải sản lên bờ (Ảnh Đ.Minh)
Từ tờ mờ sáng, ngư dân liên tiếp chuyển hải sản lên bờ (Ảnh Đ.Minh)

Nằm cạnh chân núi Sơn Trà (Đà Nẵng), Mân Thái vẫn giữ nguyên được nét đơn sơ của làng chài cổ, giữ cho mình được sự nhộn nhịp trong cuộc sống mưu sinh của các ngư dân gắn liền với chiếc thuyền thúng, vài tấm lưới mỗi ngày.

Hơi thở của biển

Từ sáng sớm, làng chài đã nhộn nhịp, người dân ở đây dậy sớm, những người đàn ông hò nhau tu sửa lại chiếc thuyền, còn phụ nữ tất bật lo giặt và vá lưới để chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

5 giờ sáng, phía ngoài xa nước xô sóng bạc, những chiếc tàu từ ngoài khơi xa chở đầy ắp cá tôm trở về đất liền, gần mép nước ngư dân bắt đầu kéo lưới trong ánh sáng bình minh. Ngư dân xem đại dương là ngôi nhà thứ hai của mình. Với họ biển là làng mà làng cũng là biển, cuộc đời gắn liền với biển, ngay cả lúc về nhà họ vẫn nghe tiếng sóng biển rì rào bên tai.

Ngư dân Nguyễn Thị Định chia sẻ: “Tôi đi biển từ năm 12 tuổi, tới giờ hơn 60 tuổi vẫn còn đi đánh bắt xa bờ ở Hoàng Sa, Trường Sa. Cha ông đều mưu sinh trên biển rồi truyền lại cho con cháu, nên lúc nào tôi cũng thèm được theo nghề lắm. Những người có tuổi trong làng thì đánh bắt gần bờ, còn những người còn sức khỏe vẫn muốn đi xa”.

Gánh hải sản từ trên tàu về bờ đầy ắp tôm, cá, cua (Ảnh Đ.Minh)
Gánh hải sản từ trên tàu về bờ đầy ắp tôm, cá, cua (Ảnh Đ.Minh)

Ký ức về những ngày lên đênh trên biển cứ đau đáu trong tâm trí của những ngư dân từng bám biển. Những người đã da mồi tóc trắng, vả cả những người tóc mới pha sương cũng đều nói rằng, đối với họ những công việc này có thể “làm đi làm lại, mãi mà không chán”. Bởi vì, nó không chỉ là ký ức, mà đã ngấm da thịt, chảy trong từng mạch máu, chạm đến là thấy nhớ rưng rức.

Năm nào cũng vậy, vào những ngày cuối năm âm lịch, ngư dân lại hối hả cho tàu, thuyền vươn khơi xa, nhất là ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa để đánh bắt hải sản với mong muốn sẽ thu được nhiều “lộc biển”, tùy thuộc vào thời tiết mà chuyến biển cuối năm sẽ kéo dài từ 15 - 20 ngày.

Ngư dân Huỳnh Ngọc Tiến, chủ tàu cá QNg989xx (huyện Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi) phấn khởi, dịp cuối năm tuy sản lượng đánh bắt ít nhưng nhu cầu tiêu thụ ngày Tết tăng mạnh, anh cùng 7 bạn thuyền trong chuyến ra khơi này mỗi người vẫn có 9 triệu đồng về quê sắm Tết.

Những ngày cuối năm, ngư dân hối hả vươn khơi tại ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa (Ảnh Đ.Minh)
Những ngày cuối năm, ngư dân hối hả vươn khơi tại ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa (Ảnh Đ.Minh)

Quyết tâm bám biển bảo vệ chủ quyền

Nhiều ngư dân cho biết, trong 5 tháng đánh bắt, ngư dân đi bạn có thể kiếm được 70 - 100 triệu đồng. Một công việc gắn với truyền thống gia đình, những chuyến đi biển trong ngày như thời vài chục năm trước, vì vậy, nhiều thanh niên vẫn lẳng lặng gắn bó với con thuyền, mặc kệ sau lưng là phố xá tấp nập.

Nghề biển có những nốt trầm, dưới tác động của con người khiến môi trường biển có nhiều thay đổi, do sự thay đổi về phương tiện đánh bắt, thay thế thuyền chèo truyền thống là thuyền máy với công suất lớn hơn. Cũng vào thời điểm này, ngư trường bị phá hoại bởi một số thuyền ngoại tỉnh đến đánh bắt bằng nhiều hình thức tận diệt…

“Vì thế mà nguồn hải sản có lúc trở nên khan hiếm. Trong giai đoạn đó, tôi và nhiều bạn chài khác vẫn bám biển. Ngư trường lúc thắng, lúc thua, chúng tôi tin rằng biển đã nuôi sống cha ông chúng tôi bao đời và thế chúng tôi lại kiên trì bám trụ với nghề”, ngư dân Huỳnh Ngọc Tiến bộc bạch.

Quốc kỳ Việt Nam là linh hồn của con tàu - cột mốc sống khẳng định chủ quyền biển, đảo (Ảnh Đ.Minh)
Mỗi con tàu là cột mốc sống khẳng định chủ quyền biển, đảo (Ảnh Đ.Minh)

Ngư dân ở đây rất trân quý biển, để giữ gìn lộc biển các ngư dân đều đánh bắt bằng lưới, không dùng các phương pháp đánh bắt tận diệt. Lối đánh bắt thủ công này dù may rủi nhưng đây là cách để họ giữ nguồn tài nguyên biển cho muôn đời sau.

Làng chài Đà Nẵng chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ làng biển trên dải đất hình chữ S, nhưng đó không chỉ là làng biển, ở đó chứa đựng đời sống tinh thần, tâm linh. Nơi mà mỗi mùa cá cơm than, hàng trăm hộ dân lại tất bật ra khơi, với nghề làm mắm cho hương vị mặn mòi của biển nổi tiếng khắp năm châu.

Để đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi, chính quyền địa phương khuyến khích ngư dân lập các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc từ xa tích hợp định vị vệ tinh cho tàu xa bờ. Phần lớn các tàu cá đánh bắt đều có giấy phép, khai thác đúng nghề theo quy định, chủ yếu đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.

Đá lạnh được chuẩn bị cho những chuyến khơi xa (Ảnh Đ.Minh)
Đá lạnh được chuẩn bị cho những chuyến khơi xa (Ảnh Đ.Minh)

Khép lại một năm biến động do thời tiết và dịch bệnh, ngư dân miền Trung trở về sum họp với gia đình và đón Tết cổ truyền dân tộc, không ngừng hy vọng về những khoang cá tôm đầy ắp, một năm mới thời tiết thuận hòa cho những chuyến vươn khơi bám biển bội thu…

Không khí Xuân đã về, ngư dân miền Trung vẫn hối hả, tất bật với công việc của mình để có tiền mua sắm Tết, chuẩn bị ngư lưới cụ, ít bánh kẹo, hoa quả… vươn khơi “xuyên Tết” khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Đọc thêm

Miễn phí tuyến xe điện mới cho du khách tại Cát Bà từ ngày 18/4 Muôn mặt cuộc sống

Miễn phí tuyến xe điện mới cho du khách tại Cát Bà từ ngày 18/4

TTTĐ - Từ ngày 18/4/2025, Tập đoàn Sun Group đưa vào vận hành thử nghiệm hệ thống giao thông công cộng hiện đại đón du khách từ ga đi cáp treo Phù Long đến Vịnh trung tâm Xanh Island. Hệ thống xe điện, xe buggy điện không chỉ giải quyết bài toán giao thông trên đảo mà còn từng bước xác lập và củng cố hình ảnh đảo ngọc xanh, sinh thái, không khí thải carbon.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc Muôn mặt cuộc sống

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 18/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Công an Hà Nội "truyền lửa" cho thế hệ trẻ Muôn mặt cuộc sống

Công an Hà Nội "truyền lửa" cho thế hệ trẻ

TTTĐ - Sáng 18/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an TP Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt các cán bộ, chiến sĩ từng chi viện chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Thanh niên nhặt được 150 triệu đồng, trả người đánh mất Muôn mặt cuộc sống

Thanh niên nhặt được 150 triệu đồng, trả người đánh mất

TTTĐ - Sáng 18/4, anh Nguyễn Tiến Tùng (sinh năm 1993, trú tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội), trên đường đi làm qua địa bàn xã Văn Bình, huyện Thường Tín, đã phát hiện một chiếc túi nilon màu xanh bị rơi trên đường liên thôn có đựng số tài sản giá trị lớn.
HĐND TP Hồ Chí Minh bàn quyết sách về sắp xếp bộ máy Muôn mặt cuộc sống

HĐND TP Hồ Chí Minh bàn quyết sách về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Kỳ họp thứ 22 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra để thảo luận về sắp xếp tổ chức bộ máy, đầu tư công cùng nhiều vấn đề quan trọng khác.
Phát động Tháng Công nhân năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Phát động Tháng Công nhân năm 2025

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Vườn hoa Phùng Khắc Khoan (thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất), UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025.
Lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Muôn mặt cuộc sống

Lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Ngày 17/4, UBND thành phố Hà Nội ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần Thơ dự kiến còn 32 phường, xã và 11 trụ sở quận, huyện Muôn mặt cuộc sống

Cần Thơ dự kiến còn 32 phường, xã và 11 trụ sở quận, huyện

TTTĐ - Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ vừa cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về nội dung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, thành phố sau sắp xếp còn 32 phường, xã và nhiều nơi sẽ sử dụng trụ sở quận, huyện.
Quảng Trị lấy ý kiến cử tri đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình Xã hội

Quảng Trị lấy ý kiến cử tri đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình

TTTĐ - Quảng Trị sẽ cung cấp bản tóm tắt đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình với tỉnh Quảng Trị để lấy ý kiến của cử tri theo chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Lâm Đồng lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh Muôn mặt cuộc sống

Lâm Đồng lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh

TTTĐ - Ngày 16/4, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Kế hoạch số 3724/KH-UBND về việc lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình về đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.
Xem thêm