Tag

Cuộc trò chuyện với Thiền sư Thích Nhất Hạnh về “Hạnh phúc đích thực” (kỳ 10)

Phóng sự 08/04/2016 05:44
aa
Tình thương đích thực phải có ý thức trách nhiệm, chấp nhận người kia như là chính mình với những điểm mạnh và yếu kém. Nếu ta chỉ thích những gì tốt đẹp nhất nơi người đó thì đó không phải là tình thương...

Tình thương đích thực phải có ý thức trách nhiệm, chấp nhận người kia như là chính mình với những điểm mạnh và yếu kém. Nếu ta chỉ thích những gì tốt đẹp nhất nơi người đó thì đó không phải là tình thương...

*Cuộc trò chuyện với Thiền sư Thích Nhất Hạnh về "Hạnh phúc đích thực" (Kỳ 9)

- Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Tôi thấy, thiền sư xuất gia khi tròn 16 tuổi. Các đệ tử của ngài, hầu hết cũng còn quá trẻ. Nhiều quý sư thầy, sư cô tuổi đời mới mười tám, đôi mươi. Tôi nghĩ, năng lượng tình dục trong họ còn rất mạnh. Vậy thiền sư và các đệ tử của ngài đã chăm sóc năng lượng đặc biệt ấy như thế nào?

- Thiền sư Thích Nhất Hạnh:Người nào cũng có năng lượng tình dục và chính Đức Thế Tôn cũng có năng lượng ấy bởi ngài thành đạo hồi 35 tuổi. Nhưng ngài biết cách chăm sóc năng lượng đó nên nó không gây hại đến ngài. Ngài đã biết hướng toàn bộ năng lượng của ngài về phía độ đời, thương người.

Chuyện ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến năng lượng tình dục. Người xuất gia không còn làm chuyện dâm dục, nhưng làm thế nào để quản lý năng lượng ấy? Bụt có dạy, người xuất gia không ăn mặn, không uống rượu. Đây là một phương pháp rất hay để hỗ trợ cho việc quản lý năng lượng này. Bên đạo Bụt nguyên thủy, mỗi ngày, các thầy, các sư cô chỉ ăn một bữa vào buổi trưa. Trước khi ăn, mình luôn nhớ, ăn như thế nào cho có chừng mực và điều độ.

Mỗi thầy, mỗi sư cô đều có chiếc bình bát để làm ứng lượng khí. Khi lấy thức ăn phải chừng mực, phải nhận diện được tâm hành tham ăn của mình. Trong đạo Bụt còn có phương pháp đệ nhị thân, tức là không được đi ra ngoài một mình, không chuyện trò với người khác phái một mình, mà phải luôn có một người cùng giới bên cạnh để bảo hộ. Đây cũng là một phương pháp hữu hiệu để quản lý năng lượng tình dục khi đi ra ngoài.

Ngoài ra, thực tập sám pháp và thực tập khí công cũng là những cách chăm sóc năng lượng tình dục. Không phải chỉ người xuất gia mới học hỏi phương pháp này mà người tại gia cũng phải học. Bởi những người tại gia trong cuộc sống hằng ngày tiếp xúc quá nhiều với những yếu tố kích thích như phim ảnh, sách báo, âm thanh... Do vậy, người tại gia thực tập vấn đề chăm sóc năng lượng tình dục khó hơn nhiều so với người xuất gia.

Người cư sĩ cũng phải ăn uống như thế nào để không chế tác quá nhiều năng lượng tình dục... Đặc biệt, phải tích cực tu tập để chế tác thêm các chất liệu từ, bi, hỷ, xả - bốn yếu tố căn bản của tình yêu chân thật có công năng làm lớn lên hạnh phúc của mình và của người khác. Xã hội ngày nay, tình yêu thì ít mà tình dục thì nhiều. Do vậy mà khổ đau trong gia đình, xã hội rất lớn. Hành động tà dâm đã gây tàn hoại cho không biết bao nhiêu cuộc đời, làm đổ vỡ không biết bao nhiêu gia đình. Mỗi người cần phải tập chế tác tình yêu chân thật để làm giảm thiểu năng lượng tình dục nơi mình và người kia.

- Chúng ta vừa nói đến sự dễ dãi của lớp trẻ ngày nay trong quan hệ tình dục, điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ dễ dãi trong tình yêu. “Tình yêu đến em không mong đợi gì. Tình yêu đi em không hề nuối tiếc”. Thiền sư nghĩ gì về triết lý yêu ấy của giới trẻ?

- Chúng ta phải khôi phục lại ý nghĩa của chữ “yêu”. Chúng ta đã sử dụng từ này một cách bừa bãi. Khi ta nói: “Tôi yêu (thích) cà rem”, ta không phải nói về tình yêu. Ta đang nói về sự thèm ăn của ta, thèm món cà rem. Ta không nên nói phóng đại và dùng sai từ như thế. Làm như vậy, ta khiến cho các từ ngữ như “yêu” bị bệnh. Chúng ta phải nỗ lực để chữa lành cho ngôn ngữ chúng ta bằng cách thận trọng trong khi dùng từ.

Từ “yêu” là một trong những từ rất đẹp. Ta phải khôi phục lại ý nghĩa của nó. Nếu chữ “yêu” được hiểu theo nghĩa sâu sắc nhất của nó, tại sao chúng ta phải nói đến “sự cam kết lâu dài”? Nếu tình thương có thật, ta không cần phải có cam kết dài hay ngắn, hay thậm chí đám cưới.

- Tình thương có thật, đích thực như ngài vừa nói, cần những yếu tố gì, thưa thiền sư?

- Tình thương đích thực phải có ý thức trách nhiệm, chấp nhận người kia như là chính mình với những điểm mạnh và yếu kém. Nếu ta chỉ thích những gì tốt đẹp nhất nơi người đó thì đó không phải là tình thương. Ta phải chấp nhận những yếu kém của người kia và mang sự kiên nhẫn, hiểu biết, năng lượng của mình để giúp họ chuyển hoá. Tình thương phải là Từ, khả năng mang lại niềm vui và hạnh phúc, và Bi, khả năng chuyển hoá nỗi khổ niềm đau. Tình thương theo cách này chỉ mang lại sự tốt đẹp. Nó không thể được diễn tả là tiêu cực hay hủy hoại. Tình thương như vậy an toàn và bảo đảm được tất cả.

- Ta có nên thay đổi “cam kết lâu dài” bằng “cam kết ngắn hạn” không? “Cam kết ngắn hạn” có nghĩa là ta có thể sống với nhau vài bữa rồi sau đó kết thúc liên hệ như giới trẻ đang làm như hiện nay?

- Đó không phải là tình thương. Nếu ta có một liên hệ như vậy, ta không thể nói liên hệ đó đến từ tình thương và sự quan tâm chăm sóc. “Cam kết lâu dài” giúp người ta hiểu được ý nghĩa của chữ “thương yêu”. Trong một tình thương đích thực, cam kết chỉ có thể là cam kết lâu dài. “Tôi muốn thương em. Tôi muốn giúp em. Tôi muốn chăm sóc cho em. Tôi muốn phấn đấu cho hạnh phúc. Nhưng chỉ trong vài hôm thôi”. Có hợp lý chút nào không?

Ta sợ phải cam kết với Giới, với lứa đôi và với mọi thứ. Ta muốn có tự do. Nhưng hãy nhớ rằng, ta phải cam kết thương yêu con mình một cách sâu sắc, giúp đỡ nó đi qua hành trình cuộc đời cho đến khi nào ta không còn sống nữa. Ta không thể nói: “Ba không thương con nữa”. Khi ta có một người bạn tốt, ta cũng làm một cam kết lâu dài. Ta cần người ấy. Huống hồ là với người muốn cùng ta chia sẻ cuộc đời, tâm hồn và thân thể. “Cam kết lâu dài” không thể diễn tả được chiều sâu của tình yêu, nhưng ta phải mượn từ để nói cho người ta hiểu.

- Nhưng tôi nghĩ, sự cam kết lâu dài giữa hai người chỉ là điểm khởi đầu. Chúng ta còn cần có sự nâng đỡ của gia đình, bạn bè và những người khác nữa.

- Đúng thế. Đó là vì sao xã hội chúng ta có lễ cưới. Hai gia đình và bạn bè cùng đến để làm chứng cho sự kiện hai người về chung sống với nhau. Vị chủ hôn và tờ hôn thú chỉ là những biểu tượng. Điều quan trọng là sự cam kết của hai người được chứng minh bởi hai họ và nhiều bè bạn. Bây giờ hai người có sự yểm trợ của những người này.

Một cam kết lâu dài sẽ mạnh và dài lâu hơn nếu được làm trong khung cảnh của tăng thân. Tình cảm sâu đậm của hai người rất quan trọng, nhưng không đủ để duy trì hạnh phúc. Không có những yếu tố khác, cái mà ta gọi là tình yêu chẳng bao lâu sẽ có thể trở thành chua chát. Sự cùng đến yểm trợ của gia đình và bạn bè đã dệt nên một mạng lưới. Sức mạnh của tình cảm hai người chỉ là một sợi tơ trong mạng lưới đó. Được yểm trợ bởi nhiều yếu tố, đôi lứa ấy sẽ vững hơn, như một cái cây. Nếu cái cây muốn khoẻ mạnh, nó cần phải cắm một số rễ sâu vào lòng đất. Nếu cái cây chỉ có một cái rễ, nó có thể sẽ bị gió lật trốc. Đời sống lứa đôi cũng cần có sự hổ trợ của nhiều yếu tố khác nhau: gia đình, bè bạn, lý tưởng, tu tập và tăng thân.

Ở Làng Mai, cộng đồng tu tập nơi tôi sống tại Pháp, mỗi khi có một lễ cưới, cả cộng đồng được mời tới để ăn mừng và hỗ trợ cho hai người. Sau lễ cưới, mỗi ngày rằm, hai vợ chồng đọc lại 5 điều ước nguyện với nhau để nhớ lại rằng: Bạn bè khắp nơi đều đang nâng đỡ cho liên hệ của họ được vững bền và hạnh phúc. Cho dù liên hệ của hai người có được kết hợp bởi luật pháp hay không, nó cũng sẽ mạnh và bền hơn nếu được cam kết với sự hiện diện của tăng thân - những người bạn thương mến và muốn yểm trợ mình trong tinh thần của Hiểu và Từ Bi.

Năm điều ước nguyện:

1. Chúng con nguyện sống đời sống hằng ngày sao cho xứng đáng với đạo đức của tổ tiên và nòi giống chúng con.

2. Chúng con nguyện sống đời sống hằng ngày sao cho xứng đáng với kỳ vọng mà tổ tiên và giống nòi đặt nơi mỗi chúng con.

3. Chúng con nguyện nương vào nhau, xây dựng cho nhau bằng tình thương, sự tin cậy, sự hiểu biết và lòng kiên nhẫn.

4. Chúng con nguyện thường tự nhắc nhở rằng sự trách móc, sự hờn giận và lý luận chỉ làm hao tổn hoà khí và không giải quyết được gì. Chúng con biết chỉ có sự hiểu biết và lòng tin cậy mới bồi đắp được hạnh phúc và sự an lạc.

5. Chúng con nguyện trong đời sống hằng ngày dồn hết tâm lực và phương tiện để xây dựng cho thế hệ con cháu của chúng con trong tương lai.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm