Tag

Cuộc chay đua nước rút trong nghiên cứu vắc-xin ngừa Covid-19

Nhìn ra thế giới 23/12/2020 08:49
aa
TTTĐ - Theo dữ liệu do hãng tin Bloomberg thu thập, 2,1 triệu người ở sáu quốc gia đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 trên thế giới. Đây là bước khởi đầu của chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử và là một trong những thách thức hậu cần lớn nhất từng được thực hiện.
Những container vận chuyển từ cá ngừ đến vắc-xin ngừa Covid-19 Triển khai tiêm chủng đại trà vắc-xin ngừa Covid-19 đồng thời tại khoảng 50 bệnh viện ở Anh

2,1 triệu người trên thế giới đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19

Theo dữ liệu do hãng tin Bloomberg thu thập, 2,1 triệu người ở sáu quốc gia đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 trên thế giới. Đây là bước khởi đầu của chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử và là một trong những thách thức hậu cần lớn nhất từng được thực hiện.

2,1 triệu người trên thế giới đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 (Ảnh: AFP)
2,1 triệu người trên thế giới đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 (Ảnh: AP)

Các nhân viên y tế tại Mỹ đã bắt đầu tiêm vắc-xin do hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phát triển chung vào ngày 14/12. Đến nay đã có trên 614.000 liều văc-xin được phân phối, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên trong những ngày tới khi Mỹ tiếp tục phân phối vắc-xin thứ hai của hãng Moderna. Vắc-xin của Pfizer-BioNTech và Moderna có thể đạt hiệu quả phòng bệnh lên đến 95% trong các cuộc thử nghiệm với hàng chục ngàn tình nguyện viên tham gia.

Nga và Trung Quốc đã cho phép tiêm vắc-xin của riêng các nước này hồi tháng 7 - 8 trước khi chúng được thử nghiệm đầy đủ. Kể từ đó, vắc-xin đã được tiêm cho hàng trăm ngàn người.

Liên minh Châu Âu (EU), Canada và Vương quốc Anh cũng vừa phê duyệt vắc xin Pfizer-BioNTech. Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, chia sẻ, đây là một chương quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 của EU.

Bà cho biết những lô vắc-xin đầu tiên sẽ được vận chuyển từ nơi sản xuất của Pfizer ở Bỉ trong vài ngày tới, với việc tiêm chủng bắt đầu từ ngày 27/12. Cơ quan Dược phẩm Châu Âu sẽ tiếp tục đưa ra phán quyết về vắc-xin của Moderna vào ngày 6/1, có khả năng mang lại cho Châu Âu loại vắc-xin thứ 2 để chống lại đại dịch vào đầu năm mới.

Vừa mua vừa tự phát triển vắc-xin

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Y tế Cộng đồng Johns Hopkins, Mỹ, ngay cả khi tất cả các nhà sản xuất có thể tạo ra những loại vắc-xin hiệu quả, an toàn và đáp ứng các mục tiêu sản xuất tối đa thì ít nhất 1/5 dân số thế giới cũng không được tiếp cận cho đến năm 2022. Điều này đặt ra lo ngại rằng, nhiều nước sẽ bị bỏ lại đằng sau.

Nghiên cứu cũng cho thấy thực tế vào giữa tháng 11, các nước đã đặt mua 7,48 tỷ liều, tương đương với 3,76 tỷ người được tiêm, bởi hầu hết các loại vắc-xin ngừa Covid-19 đều phải tiêm hai mũi. Con số này vượt xa khả năng sản xuất tối đa dự kiến chỉ đủ cho 5,96 tỷ người được tiêm vào cuối năm 2021.

Do đó, bên cạnh việc tìm kiếm các thỏa thuận vắc-xin với những công ty lớn trên thế giới và chương trình vắc-xin toàn cầu COVAX, nhiều quốc gia đã và đang tham gia vào cuộc đua nóng nhất hiện nay là tự phát triển vắc-xin ngừa Covid-19.

Ngoài việc đặt hàng vắc-xin từ các hãng dược, Indonesia cũng đang tự phát triển 57,6 triệu liều vắc-xin Merah Putih. Bên cạnh đó, Chính phủ Indonesia sẽ đầu tư 2.000 tỷ rupiah (142,83 triệu USD) cho công ty dược quốc doanh PT Bio Farma để xây dựng các cơ sở sản xuất vắc-xin, đặc biệt là các nguyên liệu sơ cấp, nhằm mục đích giảm nhập khẩu.

Với hy vọng vắc-xin có thể giúp chấm dứt đại dịch, các quốc gia đã bắt đầu các chương trình tiêm chủng đại trà (Ảnh: Getty)
Với hy vọng vắc-xin có thể giúp chấm dứt đại dịch, các quốc gia đã bắt đầu các chương trình tiêm chủng đại trà (Ảnh: Getty)

Chính phủ Thái Lan có mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 50% dân số trong năm 2021. Nước này cũng có kế hoạch nhận 26 triệu liều vắc-xin từ chương trình COVAX, 26 triệu liều từ AstraZeneca và 13 triệu liều từ các nguồn khác để cung cấp cho hơn 30 triệu người.

Không muốn dựa vào vắc-xin của nước ngoài, Thái Lan cũng đang phát triển vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA của nước này. Dự kiến, vắc-xin sẽ sẵn sàng để cung cấp cho người dân Thái Lan vào cuối năm 2021.

Bên cạnh nhắm vào vắc-xin của Moderna, Pfizer và Sinovac, Singapore cũng đang hợp tác phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 với Công ty Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ). Kết quả nghiên cứu vắc-xin của Arcturus với Singapore cho đến nay cho thấy, vắc-xin này có thể hiệu quả chỉ với một liều duy nhất.

Nga đã phát triển 2 loại vắc-xin ngừa Covid-19. Một là Sputnik V do Quỹ đầu tư trực tiếp Nga hỗ trợ phát triển. Một loại khác do Viện Vector của Siberia phát triển. Tại Nga, kết quả thử nghiệm mới nhất cho thấy, vắc-xin Sputnik V đạt hiệu quả 91,4% trong việc ngăn ngừa Covid-19.

Vào đầu tháng 12, nước này bắt đầu phân phối vắc-xin Sputnik V đến 70 phòng khám ở thủ đô Matxcơva - đánh dấu đợt tiêm chủng đại trà đầu tiên của Nga để phòng ngừa đại dịch.

Hiện Trung Quốc có 3 loại vắc-xin được cấp phép sử dụng khẩn cấp của các hãng dược trong nước, bao gồm 2 loại của Sinopharm và loại còn lại do hãng dược Sinovac phát triển. Các loại vắc-xin của Sinopharm hiện vẫn đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở nước ngoài.

Trung Quốc đã tiêm vắc-xin thử nghiệm cho hơn một triệu người, bao gồm các nhân viên y tế và những người có nguy cơ mắc Covid-19 cao, theo chương trình tiêm ngừa khẩn cấp. Ngoài ra, quốc gia tỷ dân có 5 loại vắc-xin từ 4 nhà sản xuất trong nước đang được thử nghiệm ở hơn 10 quốc gia khác.

Bên cạnh việc tìm kiếm thỏa thuận vắc-xin ngừa Covid-19 với các hãng dược lớn trên thế giới, Việt Nam cũng đang phát triển vắc-xin của riêng mình. Vừa qua, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen phối hợp với Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) bắt đầu quá trình thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19 trên người.

Như vậy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đã thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19 trên người. Đây là một bước tiến đáng ghi nhận, mở ra kỳ vọng về vắc-xin mang thương hiệu “made in Việt Nam”. Dù phía trước vẫn còn nhiều thách thức nhưng cuộc thử nghiệm vắc-xin đầu tiên vừa qua ở nước ta đã chứng minh tính khoa học, tính trách nhiệm, nhanh nhạy và sự tự tin, tự lực, tự cường của Việt Nam trong bảo vệ người dân trước đại dịch lịch sử của thế giới.

Đọc thêm

Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025 Nhìn ra thế giới

Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025

Châu Âu đối mặt ngã rẽ năm 2025 với kinh tế trì trệ, chính trị bất ổn và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy cánh hữu.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng Nhìn ra thế giới

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng

Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã đồng thuận thông qua Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước có tên gọi là “Công ước Hà Nội”. Đây là lần đầu tiên một địa điểm của Việt Nam được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến một lĩnh vực quan trọng và được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Việc Liên hợp quốc lựa chọn Thủ đô Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước trong năm 2025 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam và 47 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Liên hợp quốc. Lựa chọn này phản ánh vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cũng như sự tham gia đóng góp tích cực, trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong toàn bộ quá trình đàm phán Công ước.
Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp Nhìn ra thế giới

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Các hãng hàng không thương mại đang trở thành "điểm nóng" cho bọn trộm trên máy bay. Hai tuần trước, 2 công dân Trung Quốc đã bị tòa án Balik Pulau phạt tổng cộng 5.700 RM (1.730 USD) vì đã trộm hơn 5.500 RM một chuyến bay từ Penang đến Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ việc này là mới nhất trong một loạt các vụ trộm đã xảy ra trên các chuyến bay thương mại gần đây.
Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Xem thêm