Tag

Cú hích giúp ngành chăn nuôi của Thủ đô phát triển ổn định, bền vững

Nông thôn mới 27/02/2020 07:00
aa
TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 761/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố”. Đây được xem là bước đi quan trọng để loại bỏ tình trạng giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư, từng bước đưa hoạt động này ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại giúp ngành chăn nuôi của Thủ đô phát triển ổn định, bền vững.

Cú hích giúp ngành chăn nuôi của Thủ đô phát triển ổn định, bền vững

Việc thành phố phê duyệt “Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố” sẽ giúp ngành chăn nuôi của Thủ đô phát triển ổn định, bền vững

Bài liên quan

Dịch tả lợn châu Phi - Mối nguy cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Hà Nội đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển nông nghiệp sạch

Hà Nội chủ động phương án phòng chống dịch cúm gia cầm

Hà Nội tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Hà Nội chủ động tiêm vắc xin phòng cúm cho đàn gia cầm

Gỡ khó cho công tác quản lý, kiểm soát

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện tại trên địa bàn thành phố có 749 cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm. Trong đó, có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp; 46 cơ sở giết mổ bán công nghiệp; 696 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thủ công. Hiện tại, số lượng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được kiểm soát trên địa bàn thành phố là 109.

Nói về lý do Hà Nội tồn tại nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm xen kẽ trong các khu dân cư, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: Nguyên nhân chính xuất phát từ quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán đã tồn tại từ lâu. Người chăn nuôi, người hành nghề giết mổ vẫn có thói quen “tiện đâu mổ đấy” nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian nên tình trạng này vẫn diễn ra khá phổ biến.

Trong khi đó, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý giết mổ, chưa quyết liệt trong việc di dời các điểm giết mổ nhỏ lẻ vào khu tập trung. Ở các chợ dân sinh vẫn còn tình trạng sản phẩm thịt có kiểm soát và thịt không kiểm soát chất lượng được tự do buôn bán như nhau… Điều đáng nói là thói quen tiêu dùng của người dân còn thích sử dụng thịt tươi sống; dễ dàng chấp nhận sản phẩm giết mổ không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm bày bán tại chợ nên các điểm giết mổ nhỏ lẻ vẫn có cơ hội “sống khỏe”.

Thực tế thời gian vừa qua, một số cơ sở giết mổ tập trung đã chuẩn bị cơ sở vật chất để phục vụ tốt công tác kiểm soát, phân loại thực phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, tuy nhiên hiệu quả chưa được cao. Đơn cử như Công ty cổ phần Thực phẩm Vinh Anh (huyện Thường Tín).

Nói về vấn đề này, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Vinh Anh (huyện Thường Tín) Đào Quang Vinh cho biết: Từ năm 2009 công ty đã xây dựng nhà máy giết mổ hiện đại với công suất 600-1.000 con lợn/ca. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng chưa có thói quen sử dụng thịt mát và các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vẫn tồn tại, nên đến nay nhà máy mới hoạt động được hơn 30% công suất.

Việc có quá nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ gia súc, gia cầm nằm xen kẽ trong khu dân cư, chợ dân sinh vừa không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa ô nhiễm môi trường và gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát sản phẩm thịt gia súc, gia cầm trước khi đưa ra thị trường. Do vậy, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 761/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn Thành phố”.

Việc thành phố phê duyệt “Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố” sẽ giúp ngành chăn nuôi của Thủ đô phát triển ổn định, bền vững
Việc thành phố phê duyệt “Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố” sẽ giúp ngành chăn nuôi của Thủ đô phát triển ổn định, bền vững

Theo đó, mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung vừa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, gồm 29 cơ sở giết mổ theo quy mô khác nhau, được phân bổ ở các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. Cụ thể, có 8 cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp là: Cơ sở giết mổ gia cầm Phú Nghĩa, Chương Mỹ; giết mổ lợn Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ; giết mổ gia súc Đông Thành, huyện Đông Anh; giết mổ gia súc Foodex, huyện Đan Phượng; giết mổ gia súc Lệ Chi, huyện Gia Lâm; giết mổ gia súc, gia cầm Minh Hiền, huyện Thanh Oai; giết mổ gia súc, gia cầm Vinh Anh, huyện Thường Tín; giết mổ gia súc, gia cầm Minh Phú, huyện Sóc Sơn.

Ngoài ra, có 8 cơ sở giết mổ tập trung tại các địa phương là: Xã Hồng Phong, Tốt Động của huyện Chương Mỹ; xã Thọ An, huyện Đan Phượng; xã Liên Mạc, huyện Mê Linh; xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ; xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn; xã Bình Minh, huyện Thanh Oai; xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín. Đồng thời, có 13 cơ sở giết mổ tập trung quy mô nhỏ trong mạng lưới đã được phê duyệt.

Hướng đến ngành chế biến công nghiệp hiện đại

Việc thành phố phê duyệt “Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội” là căn cứ để các địa phương đẩy nhanh tiến độ hình thành các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở phát triển ổn định.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Huy Đăng, để quy hoạch sớm thành hiện thực, trước tiên các sở, ngành chức năng và địa phương cần rà soát, hoàn thiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư, nhất là về đất đai, nguồn vốn… hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

Quá trình triển khai xây dựng cần thực hiện nghiêm các quy hoạch đã duyệt và phải gắn chặt với quy hoạch xây dựng nông thôn mới để bảo đảm công tác bảo vệ môi trường, đồng thời quan tâm tới gắn kết cơ sở giết mổ với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Cùng với đó, các huyện, thị xã cần làm tốt công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm đúng quy định pháp luật. Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, cần ban hành quy định, có lộ trình bắt buộc các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ phải di dời vào cơ sở giết mổ tập trung có kiểm soát; chấm dứt việc giết mổ trong khu dân cư; Tiếp tục nghiên cứu, có sự phân cấp trong lĩnh vực quản lý giết mổ gia súc, gia cầm với mỗi loại hình giết mổ khác nhau để tạo hiệu quả thực chất.

“Các địa phương cũng phải xây dựng, hoàn thiện mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung sẽ mang lại hiệu quả cả trước mắt và lâu dài. Trước mắt là từng bước kiểm soát tốt việc giết mổ gia súc, gia cầm, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, còn lâu dài là tạo đà cho chuỗi liên kết chăn nuôi phát triển bền vững”, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Huy Đăng nhấn mạnh.

Có thể thấy rằng, việc hình thành các cơ sở giết mổ tập trung là yêu cầu tất yếu. Chỉ khi có sự vào cuộc trách nhiệm của chính quyền các cấp thì việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội mới chuyển biến tích cực, góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và hướng tới phát triển một nền công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi hiện đại.

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu TP đặt ra. Hà Nội cũng đã có 172 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 65 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần giúp Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp TP.
Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2020, xã Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) tiếp tục triển khai các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Sau hơn 3 năm thực hiện, Phú Đông đủ điều kiện, đề nghị thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Xem thêm