Tag
Câu chuyện “cộng sinh” trong thời đại số

Cú bắt tay thành công giữa doanh nghiệp truyền thống và “ông lớn” ngành thương mại điện tử

Doanh nghiệp 07/03/2025 17:33
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của nền nông nghiệp Việt Nam, thương mại điện tử (TMĐT) nổi lên như một kênh phân phối tất yếu, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn cho nông sản Việt.
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử Giúp nhãn hàng 35 tuổi thành "tân binh" bứt phá doanh số trên thương mại điện tử Cảnh giác trước các thông tin sai lệch về việc thu thuế thương mại điện tử Từng bước đưa công nghệ, chuyển đổi số, thương mại điện tử vào nông thôn

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp truyền thống, việc “lên sàn” TMĐT không chỉ đơn thuần là mở thêm kênh phân phối, mà còn là cả một quá trình chuyển đổi tư duy và chiến lược kinh doanh. Ba Huân - thương hiệu trứng và thịt gia cầm hàng đầu Việt Nam, đã chứng minh rằng doanh nghiệp truyền thống hoàn toàn có khả năng bứt phá trên một thị trường đầy cạnh tranh như TMĐT, khi “thu hoạch” được những con số ấn tượng với gian hàng của mình trên Lazada.

Thay đổi tất yếu dẫn đến chiến lược trọng yếu

Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam, nông nghiệp được xác định là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số với nhiều chính sách hỗ trợ được ban hành, thúc đẩy doanh nghiệp bắt kịp công nghệ và xu hướng tiêu dùng mới. Số lượng doanh nghiệp chuyển đổi số, tiến đến TMĐT thành công ngày càng tăng, trong đó không thể thiếu vai trò tiên phong của những thương hiệu lớn như Ba Huân.

Với chỗ đứng vững chắc hơn 50 năm trong ngành thực phẩm, Ba Huân là cái tên rất quen thuộc với người tiêu dùng. Việc tham gia TMĐT không chỉ là sự thích ứng với xu hướng tất yếu của thời đại, mà còn thể hiện chiến lược và quyết tâm của toàn công ty. “Không chỉ là tầm nhìn của ban điều hành, chuyển đổi số với một đơn vị truyền thống như Ba Huân còn là mục tiêu chung của mỗi công nhân tại trang trại”, anh Đoàn Ngọc Duy – Cựu Giám đốc Khối chiến lược Ba Huân chia sẻ. Sự chuyển đổi này đòi hỏi đầu tư nghiêm túc về nguồn lực, con người và công nghệ, cũng như cách tiếp cận bài bản và phù hợp.

Ba Huân – Top 10 Thương hiệu xuất sắc châu Á – Thái Bình Dương năm 2024
Ba Huân – Top 10 Thương hiệu xuất sắc châu Á – Thái Bình Dương năm 2024

Khi nhiều người tiêu dùng đã quen thuộc với việc tận tay lựa chọn thực phẩm tươi ngon tại chợ hay siêu thị, thì suy nghĩ ban đầu của họ là trải nghiệm này sẽ có phần hạn chế khi mua sắm trực tuyến. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp nông nghiệp là làm sao để xây dựng niềm tin với khách hàng về về chất lượng, nguồn gốc và mức độ an toàn của sản phẩm trên môi trường số.

Bên cạnh đó, việc nắm bắt sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ việc chọn lựa trực tiếp sang thanh toán “giỏ hàng online”, cũng là yếu tố quan trọng. Một câu hỏi lớn khác là tận dụng thế mạnh và nguồn lực của các sàn TMĐT như thế nào để phát huy giá trị của một doanh nghiệp đặt chất lượng lên hàng đầu. Những bài toán này yêu cầu doanh nghiệp tìm kiếm một đối tác TMĐT phù hợp, có chung tầm nhìn và hệ giá trị.

“Cộng sinh” để đặt nền móng vững chắc

Để giải quyết những thách thức của việc kinh doanh trên sàn TMĐT, Ba Huân đã lựa chọn “bắt tay” với Lazada. Không chỉ sở hữu lượng khách hàng khổng lồ, hệ sinh thái hỗ trợ nhà bán hàng toàn diện, Lazada còn có mạng lưới logistics phát triển mạnh mẽ. Đây là yếu tố then chốt để Ba Huân có thể mang đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất và củng cố niềm tin của khách hàng. Bởi với các sản phẩm tươi sống, quá trình vận chuyển đóng vai trò quan trọng để bảo đảm chất lượng và độ tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng. Quan trọng hơn, Lazada đặt mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp Việt vươn tầm – phù hợp với định hướng của thương hiệu lâu năm như Ba Huân.

Khảo sát của Nielsen IQ và Lazada năm 2024 cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua thực phẩm trực tuyến tăng đáng kể so với năm trước, đưa mặt hàng này nằm trong top 3 sản phẩm được mua trực tuyến nhiều nhất. Điều này biến TMĐT trở thành kênh mua sắm thiết yếu, khiến trải nghiệm khách hàng với nhà bán và nền tảng ngày càng quan trọng. Đây cũng là trọng tâm của cả Lazada và Ba Huân khi phục vụ khách hàng. Để giải quyết đặc thù ngành nông nghiệp với các sản phẩm tươi sống, Lazada đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ vận chuyển nhanh chóng, đặc biệt là giao hàng “thần tốc” (chỉ 2 tiếng sau khi đặt hàng tại TP HCM), củng cố niềm tin với khách hàng về mức độ tươi ngon của sản phẩm.

Đặc biệt, thông qua TMĐT, Ba Huân còn được trực tiếp lắng nghe, tương tác và thấu hiểu khách hàng nhờ vào các đánh giá, bình luận sản phẩm, công cụ chat trực tuyến, hoặc các chương trình khảo sát khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện sản phẩm, dịch vụ, nâng cao trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng. “Đây chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững mà Ba Huân khó có thể tìm thấy ở kênh bán hàng truyền thống”, đại diện Ba Huân cho hay.

Các chương trình khuyến mãi độc quyền giữa Ba Huân và Lazada nhận được sự ủng hộ lớn từ người tiêu dùng
Các chương trình khuyến mãi độc quyền giữa Ba Huân và Lazada nhận được sự ủng hộ lớn từ người tiêu dùng

Để trang bị cho nhà bán hàng nền tảng vững chắc nhằm chinh phục người dùng TMĐT, Lazada còn cung cấp các lớp học xây dựng gian hàng, quản lý vận hành, tiếp thị quảng cáo và livestream – hình thức độc đáo để thu hút khách hàng cho các doanh nghiệp nông nghiệp.

“Thông qua livestream, Ba Huân có thể trực tiếp tương tác với khách hàng, giới thiệu chi tiết về sản phẩm, quy trình sản xuất, giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Hình thức này không chỉ giúp khắc phục nhược điểm của việc mua sắm trực tuyến khi không thể trực tiếp kiểm tra sản phẩm, mà còn tạo cảm giác gần gũi giữa thương hiệu và người mua”, đại diện thương hiệu cho biết.

Bên cạnh đó, Lazada cũng đồng hành cùng Ba Huân trong việc lan tỏa thương hiệu, tiếp cận khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi và các mùa lễ hội mua sắm. Sự hợp tác này không chỉ mang lại lợi ích cho cả hai bên mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ nói chung và ngành hàng nông sản nói riêng.

Sự “ăn ý” của Ba Huân và Lazada cũng thể hiện ở mục tiêu chung về phát triển bền vững. Vượt xa câu chuyện cạnh tranh giá cả, Ba Huân cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, tập trung vào giá trị dinh dưỡng cho khách hàng. Với hệ thống hỗ trợ toàn diện và các sáng kiến kinh doanh bền vững, Lazada đã giúp Ba Huân và nhiều doanh nghiệp khác hiện thực hóa cam kết này, khẳng định vị thế của một thương hiệu uy tín trong thời đại số.

“Bứt phá” và tiên phong trên đường dài

Chỉ trong vòng 2 tháng đầu tiên kể từ khi thiết lập vào tháng 8/2024, gian hàng của Ba Huân trên Lazada đã ghi nhận những con số tăng trưởng vượt bậc: doanh thu tăng 75.9%, lượt truy cập tăng gần 8 lần, đơn hàng tăng gấp 2,2 lần và lượng người mua tăng gần 3 lần. Đến tháng 12/2024, Ba Huân vươn lên dẫn đầu về mức độ phổ biến (Top 1), đứng thứ 4 về tỷ lệ mua lại và thứ 6 về doanh số trong danh mục “Thịt và hải sản” trên Lazada.

Những thành quả này không chỉ khẳng định sức hút của thương hiệu Ba Huân trên thị trường TMĐT mà còn một minh chứng rõ nét cho thấy sự kết hợp ăn ý giữa truyền thống và công nghệ có thể tạo ra những bước đột phá ấn tượng.

Bao bì ấn tượng của các sản phẩm Ba Huân trên TMĐT
Bao bì ấn tượng của các sản phẩm Ba Huân trên TMĐT

Tuy nhiên, để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường TMĐT, các doanh nghiệp nông nghiệp cần không ngừng đổi mới và thích ứng. Giống như cách Ba Huân đang tập trung vào mục tiêu “cho ra mắt những dòng trứng mới với những cách đóng gói thân thiện hơn, và giá trị dinh dưỡng cao hơn đến tay khách hàng”, việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm “đo ni đóng giày” cho nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trực tuyến là yếu tố then chốt.

Điều này bao gồm đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến bao bì, nâng cao chất lượng và giá trị dinh dưỡng, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Với tầm nhìn dài hạn, anh Duy khẳng định: “TMĐT không chỉ là kênh bán hàng. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm sản xuất truyền thống với dữ liệu và công nghệ từ các nền tảng TMĐT sẽ là chìa khóa mở ra hướng đi mới, giúp doanh nghiệp nông nghiệp khẳng định vị thế và phát triển bền vững trong thời đại số”.

Đọc thêm

Nghị quyết đặc biệt Doanh nghiệp

Nghị quyết đặc biệt

TTTĐ - Sau quá trình dày công nghiên cứu, ấp ủ, một nghị quyết đặc biệt đã ra đời, đó là Nghị quyết 68-NQ/TW. Điểm đặc biệt ở đây chính là sự khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, tăng bảo vệ cho doanh nghiệp và đặc biệt nữa là cho phép doanh nghiệp được chủ động sửa sai...
VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon Doanh nghiệp

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

TTTĐ - Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8,000,000 lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể và các giải pháp đột phá nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” và là “lực lượng tiên phong” của nền kinh tế…
Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.018 tỷ đồng.
Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân Kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân

Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới Doanh nghiệp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới

TTTĐ - Vào những năm 1990, khi Việt Nam khởi đầu hành trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Đồng Nai – một vùng đất chiến lược phía Nam – đối mặt với nhiều thách thức: Hạ tầng chưa đồng bộ, logistics còn hạn chế và môi trường đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng cho dòng vốn FDI.
KSB ra mắt diện mạo mới, hướng tới tập đoàn đa ngành hiện đại Nhịp sống phương Nam

KSB ra mắt diện mạo mới, hướng tới tập đoàn đa ngành hiện đại

TTTĐ - Ngày 5/5, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước chuyển mình chiến lược trong hành trình hơn 30 năm phát triển.
Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005–2024 Doanh nghiệp

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005–2024

TTTĐ - Ngày 6/5, theo kết quả công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, tỉnh Long An xếp thứ 3 toàn quốc với 72,64 điểm, tăng 1,7 điểm so với năm 2023. Đáng chú ý, trong suốt 20 năm triển khai PCI tại Việt Nam, Long An được xếp vị trí thứ 2 trong nhóm các địa phương cải cách mạnh mẽ và bền bỉ nhất cả nước.
Xem thêm