Tag

Công nhân bỏ việc về quê, doanh nghiệp đau đầu bài toán “chảy máu” lao động

Doanh nghiệp 09/10/2021 17:45
aa
TTTĐ - Công nhân ồ ạt về quê dẫn tới khan hiếm lao động là bài toán khó với các doanh nghiệp dệt may và da giầy khi bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất.
Bộ Xây dựng lập tổ công tác đặc biệt gỡ khó cho người dân, doanh nghiệp Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp với mức độ mạnh hơn Doanh nghiệp cùng công nhân “vượt bão” đại dịch Doanh nghiệp không phải đóng cửa nhà máy nếu phân xưởng có F0

Đau đầu bài toán “chảy máu” lao động

Tại buổi đối thoại "Chung sức vì sự phục hồi bền vững ngành dệt may - da giầy Việt Nam" diễn ra chiều 8/10, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, dệt may và da giầy là hai ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam.

Trong đó, dệt may có khoảng gần 2 triệu lao động công nghiệp, tương đương chiếm 25% lao động toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành da giầy sử dụng 1,4 triệu lao động, chiếm 18,2%. Ngoài ra, còn có gần 1,5 triệu người kinh doanh thương mại, dịch vụ liên quan đến dệt may, da giầy.

Theo ông Cẩm, dệt may và da giầy là hai ngành có kim ngạch xuất khẩu rất cao, đang đứng trước cơ hội to lớn khi Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại mới, mở ra cơ hội xuất khẩu với thuế xuất giảm dần về 0%.

Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay, chưa bao giờ chuỗi cung ứng của hai ngành này đối mặt với nhiều thách thức lớn như hiện nay.

Ông Cẩm cho biết, từ đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, 28 tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách xã hội với mức độ, quy mô khác nhau đã khiến nhiều doanh nghiệp dệt may, da giầy phải ngừng sản xuất, người lao động mất việc làm.

Nhiều doanh nghiệp thực hiện mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”, kéo theo phát sinh nhiều chi phí. Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không thống nhất giữa các địa phương đã gây ách tắc vận chuyển, gia tăng chi phí... cũng là thách thức lớn không hề nhỏ với họ.

Công nhân bỏ việc về quê, doanh nghiệp đau đầu bài toán “chảy máu” lao động
Cuộc đối thoại trực tuyến "Chung sức vì sự phục hồi bền vững ngành dệt may - da giày Việt Nam" diễn ra chiều 8/10

Đặc biệt, đại diện VITAS cho biết, chuỗi cung ứng lao động hai ngành có nguy cơ đứt gãy khi người lao động ồ ạt về quê. Việc khan hiếm lao động là bài toán khó với các doanh nghiệp dệt may và da giầy khi bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất theo chủ trương mới của Chính phủ là thích ứng linh hoạt an toàn với dịch bệnh.

Nói thêm về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng thư ký VITAS phụ trách phía Nam cho rằng, thời gian giãn cách kéo dài đang khiến tâm lý công nhân kiệt quệ, ảnh hưởng mạnh đến nguồn nhân lực sau này.

Theo bà Mai, hiện các doanh nghiệp dệt may đối mặt với 3 khó khăn cơ bản. Trong đó, khi mở cửa trở lại, các địa phương chưa thống nhất việc triển khai chủ trương của Thủ tướng Chính phủ nên chuỗi cung ứng bị tác động mạnh.

Khó khăn thứ hai và thứ ba liên quan đến nguồn nhân lực và tài chính. Hiện, ngoại trừ nhiều lao động tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai đã được tiêm vắc xin, trong khi các tỉnh thành khác vẫn thiếu vắc xin. Nguồn "lao động xanh" chưa có đủ để doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại.

Phải có giải pháp giữ chân lao động

Theo khảo sát của VITAS, Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (LEFASO) và nhóm Hợp tác công tư (PPP) đối với 256 doanh nghiệp dệt may, giầy dép và 300 công nhân hai ngành cho thấy, trên 60% người lao động muốn di cư về quê hoặc đã về quê, chủ yếu trong một thời gian ngắn để phục hồi sức khỏe và cuộc sống cho bản thân, con cái.

Tuy nhiên, có tín hiệu thuận lợi là 89% người lao động di cư và 96% lao động địa phương muốn tiếp tục làm ở nhà máy hiện tại. Mặc dù vậy, nếu không có biện pháp hỗ trợ tích cực, sẽ phải mất 3-5 tháng để người lao động di cư trở lại nhà máy.

Công nhân bỏ việc về quê, doanh nghiệp đau đầu bài toán “chảy máu” lao động
Doanh nghiệp đau đầu với bài toán thiếu lao động do công nhân về quê tránh dịch

"Vấn đề người lao động về quê hiện nay cực kỳ nhức nhối, nhưng họ buộc phải về do đã gặp bất ổn về tâm lý, sức khỏe vì dịch", bà Đỗ Quỳnh Chi - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động nhận định.

Do đó, bà Chi, cho rằng cần tăng cường tiêm vắc xin cho khu vực miền Bắc và miền Trung, người lao động di cư về quê. Đồng thời giảm thuế phí và nhãn hàng cần chia sẻ chi phí, cần có thương lượng giữa hiệp hội với nhãn hàng để chia sẻ chi phí chậm trễ hàng, chi phí xét nghiệm, tạm ứng tiền trả lương cho người lao động.

Bên cạnh đó, bà Chi cũng cho rằng cần nới lỏng biện pháp chống dịch, lưu thông giữa các tỉnh và cho phép người lao động đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin được làm việc bình thường. Cuối cùng là cần những chính sách giãn nợ và cho doanh nghiệp vay ưu đãi, đặc biệt vay để trả lương cho người lao động vì thời gian thanh toán đơn hàng sẽ kéo dài.

Cũng bày tỏ lo lắng về vấn đề lao động, bà Claudia Anselmi - Thành viên ban điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cũng cho rằng, thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt là giảm khả năng để quay trở lại sản xuất như bình thường. Đặc biệt tình trạng công nhân di cư về quê sẽ gây đứt gãy chuỗi cung ứng.

Do đó, theo bà Claudia Anselmi, những đối tác, các nhà máy, doanh nghiệp cần có những chuyên gia để hỗ trợ, sự linh hoạt trong chính sách sẽ giúp phục hồi kinh tế xã hội và ngành dể may da giày. Đây là cách duy nhất để đảm bảo công nhân trở lại.

Tương tự, ông Nhạc Phan Linh - Viện Công nhân Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cũng cho biết, những khó khăn trước mắt của ngành dệt may, da giầy giống như những ngành lao động khác đó là vấn đề về sức khỏe và lao động sản xuất.

Theo ông Linh, có nhiều người lao động có tâm lý lo lắng quá lớn nên tự nguyện không tham gia sản xuất chứ không phải doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, họ cho rằng mô hình "3 tại chỗ" quá áp lực và khi nới lỏng giãn cách thì họ đã di chuyển sang các tỉnh thành khác.

Vì vậy, ông Phan Linh cho rằng, cần quan tâm hơn nữa đến người lao động. Họ mong muốn được hỗ trợ tài chính và họ mong muốn được chăm lo tăng cường sức khỏe. "Tôi hy vọng các bên liên quan sẽ hỗ trợ trực tiếp cho người lao động", ông Linh chia sẻ.

Bộ KH&ĐT nói về đề xuất sửa Luật Đầu tư “cởi trói” cho doanh nghiệp bất động sản Một doanh nghiệp nhập khẩu gần 200.000 túi xách nghi giả mạo xuất xứ Việt Nam Quảng Nam: Khẩn trương rà soát, đánh giá hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Cử tri kiến nghị hỗ trợ vốn, giãn nợ cho doanh nghiệp chịu nhiều tác động do Covid-19

Đọc thêm

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025 Doanh nghiệp

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

TTTĐ - Kết thúc quý I năm 2025, tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) cải thiện đáng kể, nhờ nguồn thu từ hoạt động tín dụng và thu nhập ngoài lãi chuyển biến tích cực, đảo chiều so với cùng kỳ năm trước.
Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập Doanh nghiệp

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

TTTĐ - Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam.
Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt Doanh nghiệp

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

TTTĐ - Hòa nhịp cùng xu thế chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, PVcomBank đang đẩy mạnh quá trình số hóa một cách toàn diện và quyết liệt.
ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng Doanh nghiệp

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

TTTĐ - Ngày 18/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk Doanh nghiệp

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

TTTĐ - Theo đuổi chiến lược chuyển đổi xanh, Vinamilk không chỉ đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà còn có tác động tích cực đến các doanh nghiệp, bên liên quan và cộng đồng cũng như ngành sữa, chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.
Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Doanh nghiệp

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

TTTĐ - Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.
ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - Theo kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, ROX Key đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 là 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.
Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững Doanh nghiệp

Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 15/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng tổ chức phi lợi nhuận - Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) chính thức bắt tay trở thành đối tác chiến lược nhằm phối hợp triển khai các dự án nâng cao năng lực cá nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc và phát triển bền vững. Lễ ký Thỏa thuận hợp tác Chiến lược toàn diện ABBANK và SVF đã được tổ chức thành công tại TP Hồ Chí Minh.
Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm Doanh nghiệp

Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm

TTTĐ - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của thành phố trong hành trình vươn tầm.
Khai sai lệch hồ sơ, Công ty Hóa chất Khí đốt Công nghiệp bị phạt Doanh nghiệp

Khai sai lệch hồ sơ, Công ty Hóa chất Khí đốt Công nghiệp bị phạt

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Hóa chất Khí đốt Công nghiệp vì kê khai sai lệch hồ sơ doanh nghiệp.
Xem thêm