Tag

Công nghiệp văn hóa nhìn từ "vùng đất Tổ" Thanh Oai

Người Hà Nội 15/04/2024 15:55
aa
TTTĐ - Thành công rực rỡ của lễ hội Bình Đà 2024 (huyện Thanh Oai, Hà Nội) là minh chứng hùng hồn cho thấy "vùng đất Tổ" đang đi đúng hướng trên hành trình phát triển công nghiệp văn hóa. Từ đó, nội lực từ trầm tích văn hóa, lịch sử của Thanh Oai trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân.
Nét đẹp văn hóa Thanh Oai qua ống kính nhiếp ảnh gia Sẵn sàng cho Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 Khai mạc Lễ hội Bình Đà xuân Giáp Thìn 2024

Không khí lễ hội tại vùng đất lưu dấu Lạc Long Quân

Ngày 13/4, phóng viên hòa vào biển người chật như nêm cối dự lễ hội Đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai). Gương mặt hàng ngàn người đều bày tỏ sự kính ngưỡng đối với Đức Lạc Long Quân - vị Quổc tổ được thờ phụng từ vạn năm qua tại Đình Nội Bình Đà.

Bên cạnh sự thành kính và linh thiêng, người viết còn cảm nhận tinh thần hưng phấn, nỗi lòng hân hoan qua từng nụ cười của du khách. "Vùng đất Tổ" đang sống trong không khí đặc trưng của lễ hội.

đồng chí: Phạm Tất Thắng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thị Tuyến - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội;

Đồng chí Phạm Tất Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương và đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tham dự lễ khai hội Bình Đà 2024

Theo ghi nhận của phóng viên, du khách nườm nượp đổ về Đình Nội Bình Đà để chiêm bái Đức Quốc Tổ từ ngày 12 -14/4 vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Bên cạnh người dân Thanh Oai và các huyện lân cận, rất đông du khách từ trung tâm Thủ đô, các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ... cũng tham dự lễ hội đặc biệt này.

Bà Nguyễn Thị Ngát (ở xã Thanh Cao), đang say mê nghe làn quan họ vẳng lên từ thuỷ đình, rộn ràng khoe: "Từ tối hôm qua, các con cháu đã đưa tôi tới Đình Nội Bình Đà chứng kiến lễ khai hội.

Tôi đã từng này tuổi rồi nhưng chưa bao giờ thấy hội được tổ chức quy mô, lớp lang như thế. Màn hình to khổng lồ được dựng ở khắp nơi để khách thập phương có thể theo dõi lễ khai mạc và chương trình văn nghệ. Lễ hội còn truyền hình trực tiếp trên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ở nhà, người dân cũng được hòa mình vào không khí thiêng liêng trong ngày khai hội Bình Đà".

Công nghiệp văn hoá nhìn từ "vùng đất Tổ" Thanh Oai
Bầu không khí lễ hội tưng bừng tại Thanh Oai - Hà Nội

Đến hết ngày 14/4, theo thống kê sơ bộ, đã có hàng vạn du khách tham dự lễ hội Bình Đà 2024. Các chuyên gia du lịch đáng giá, lễ hội đã thành công về mọi mặt, qua đó, tạo điểm nhấn cho "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội".

Quan trọng hơn nữa, thành công của lễ hội Bình Đà 2024 là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy huyện Thanh Oai hội tụ đủ các điều kiện để phát triển văn hoá trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương.

Biến nội lực văn hóa thành động lực phát triển

Đồng chí Bùi Văn Sáng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cho biết, Thanh Oai là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử lâu đời. Những lợi thế sẵn có về giao thông, điều kiện tự nhiên và đặc biệt là sự phong phú của các loại hình di sản văn hóa, tạo điều kiện để huyện Thanh Oai đẩy mạnh phát triển du lịch, thu hút khách trong thời gian tới.

Chùa Bình Đà là điểm đến quan trọng trong
Đình Nội Bình Đà là điểm đến quan trọng trong hành trình "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội"

Cụ thể, huyện Thanh Oai sở hữu nhiều tiềm năng du lịch phong phú. Trên địa bàn hiện có 266 di tích, 146 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó 70 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, 76 di tích được xếp hạng cấp thành phố.

Các di tích tiêu biểu và đặc sắc như: Đình Nội, Đình Ngoại Bình Đà, xã Bình Minh; chùa Bối Khê, xã Tam Hưng; Đình Sàn Tảo Dương, xã Hồng Dương; nhà thờ lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực...).

Đáng chú ý, Thanh Oai có tới 51 làng nghề truyền thống, tiêu biểu như: Nón làng Chuông, giò chả Tân Ước, kim khí, điêu khắc Thanh Thùy; lồng chim Dân Hòa; tương miến Cự Đà. Huyện cũng có nhiều sản vật nông nghiệp thương hiệu như: Nếp cái hoa vàng Tam Hưng, gạo Bồ Nâu xã Thanh Văn...

Đặc biệt, Thanh Oai là huyện vinh dự được đón Bác Hồ 6 lần về ở, thăm và làm việc.

"Thực hiện Chương trình số 06 của Thành ủy và Chương trình 04 của Huyện ủy về phát triển văn hóa, du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Thanh Oai - Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025 để khai thác các tiềm năng du lịch của huyện, bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng", Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai phấn khởi cho hay.

Nghệ nhân làng nghề điều khắc gỗ truyền thống Dư Dụ (xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai). Ảnh: Hoài Nam
Nghệ nhân làng nghề điều khắc gỗ truyền thống Dư Dụ, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (Ảnh: Hoài Nam)

Được biết, trong chiến lược xây dựng và phát triển huyện Thanh Oai giai đoạn tới, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Những năm qua, huyện Thanh Oai đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như phát triển thị trường, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch…

Đáng chú ý, huyện Thanh Oai có nhiều sáng kiến trong phát triển các sản phẩm du lịch, tìm ra những sản phẩm đặc trưng để thu hút du khách, trong đó, lấy du lịch văn hóa làm nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác như: Du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm.

Công nghiệp văn hoá nhìn từ
Thanh Oai đang đi đúng hướng trên hành trình phát triển công nghiệp văn hóa

Mới đây nhất, tại lễ khai mạc Lễ hội Bình Đà 2024, Thanh Oai trở thành điểm kết nối trong tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội".

Sự kiện quan trọng này được đánh giá sẽ đưa tới đông đảo du khách đến tham quan "vùng đất Tổ", từ đó, tiến thêm một bước dài trong hành trình biến nội lực từ trầm tích văn hóa, lịch sử của Thanh Oai trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân.

"Kết nối trung tâm Hà Nội với ba huyện: Thanh Oai, Ứng Hòa và Mỹ Đức thông qua trục quốc lộ 21B sẽ tạo ra những nét đầu tiên của bức tranh du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”; kết hợp với nhiều tuyến du lịch đường bộ, đường thủy, thậm chí là đường sắt trong khu vực phía Nam Hà Nội, từ đó, chúng ta sẽ có đầy đủ chi tiết và sắc màu cho bức tranh phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô", bà Hoàng Thị Mai, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khám phá Châu Á cho hay.

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm