Cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện hàng nghìn vụ găm hàng, tăng giá khẩu trang
![]() |
Lực lượng công an kiểm tra cơ sở kinh doanh khẩu trang có dấu hiệu vi phạm tại quận Đống Đa
Bài liên quan
Lạng Sơn: Phát hiện gần 120 nghìn khẩu trang y tế đang trên đường xuất lậu sang Trung Quốc
Tuổi trẻ Thanh Trì chung tay phòng chống dịch bệnh
Phát hiện hàng trăm nghìn khẩu trang y tế được chủ hàng thu gom để bán kiếm lời
Lợi dụng dịch bệnh để găm hàng, tăng giá khẩu trang
Từ ngày 31/1 đến ngày 12/2/2020, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, giám sát và xử lý 3.999 vụ vi phạm liên quan đến việc kinh doanh, buôn bán khẩu trang. Chỉ riêng ngày 12/2, cơ quan này đã kiểm tra, giám sát 171 vụ; xử lý 36 vụ với số tiền xử phạt 77.375.000 đồng; Số hàng hóa tạm giữ là 269.151 chiếc khẩu trang.
![]() |
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một vụ buôn bán khẩu trang có dấu hiệu vi phạm |
Cụ thể, ngày 11/2, Đội Quản lý thị trường số 4 (thuộc Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội) phối hợp với cơ quan công an tiến hành khám địa điểm tập kết hàng hoá trước cửa nhà số 90 ngõ 167 Tây Sơn, Đống Đa.
Cơ sở này có dấu hiệu lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hoá do dịch bệnh để găm hàng, mua gom hàng hoá nhằm bán thu lợi bất chính. Đoàn kiểm tra tạm giữ 71.300 chiếc khẩu trang y tế các loại để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định.
Ngày 11/2, Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Đội 4 - PA05 (Công an TP Hà Nội) kiểm tra xe ô tô mang biển kiểm soát 29C-939.89 do lái xe Tạ Văn Triệu điều khiển.
Tại thời điểm kiểm tra, xe đang vận chuyển 2.863 hộp khẩu trang, tương đương 143.000 chiếc trong đó có 449 hộp (50 chiếc/hộp) khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp không thể hiện thông tin địa chỉ nhà sản xuất. Ông Chu Ngọc Tú là chủ lô hàng trên.
Ông Tú khai nhận đã mua gom trên thị trường qua các mạng xã hội như nhóm chuyên sỉ lẻ khẩu trang, nhóm sỉ khẩu trang y tế rẻ 3 miền Bắc - Trung - Nam thông qua Facebook có tên là “Chu Ngọc Tú” và bán ra với giá 364.000 đồng/hộp. Toàn bộ số hàng hóa nêu trên chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan nên đoàn kiểm tra đã tạm giữ số khẩu trang y tế nêu trên để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định.
Cũng trong ngày 11/2, Đội Quản lý thị trường số 12 (Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh) kiểm tra hộ kinh doanh Tân Phát L4 (địa chỉ 66/1 đường TMT13, tổ 84, khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh). Qua kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 12 phát hiện hộ kinh doanh có chứa 17.400 cái khẩu trang vải (loại 4 lớp) không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ông Nguyễn Tấn Phát, chủ hộ kinh doanh cho biết toàn bộ số khẩu trang được ông Phát mua từ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Tổng trị giá hàng hóa theo giá niêm yết là 34.800.000 đồng. Do ông Phát chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan nên Đội Quản lý thị trường số 12 đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
Găm hàng, tăng giá khẩu trang có thể bị xử lý hình sự
Hành vi lợi dụng tình trạng khan hiếm khẩu trang trong tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán đang diễn biến phức tạp khiến người dân rất bức xúc. Nhiều nơi tại Hà Nội, người dân phải xếp hàng từ lúc trời chưa sáng để đợi mua khẩu trang. Trong khi đó, một số cơ sở kinh doanh khẩu trang lại có dấu hiệu găm hàng, tăng giá, bán nhỏ giọt càng khiến người dân thêm bức xúc.
Đánh giá về những vụ việc này dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Thị Nga, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, Bộ luật Hình sự đã có quy định chi tiết về tội đầu cơ. Hình phạt tù cao nhất đối với tội danh này lên đến 15 năm.
Cụ thể, Điều 196, Bộ luật Hình sự quy định: Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 - 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng; Thu lợi bất chính từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.
Rút giấy phép 4 nhà thuốc
Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết cơ quan này vừa ra quyết định rút giấy phép kinh doanh gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc đối với 4 cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn vì có hành vi tăng giá bán khẩu trang, trục lợi từ dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Các cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh gồm: Quầy thuốc số 79 - Chi nhánh Dược phẩm Nông Cống (xã Thăng Long, huyện Nông Cống) do bà Ngô Thị Liên phụ trách; Quầy thuốc số 7 - Chi nhánh Dược phẩm Nông Cống (xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống) do bà Phạm Thị Trang phụ trách; Nhà thuốc Thành Kiệt (117 đường Lê Lai, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa) do dược sĩ Trần Thị Hồng Gấm phụ trách; Nhà thuốc Anh Giỏi (95 đường Lê Lai, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa) do dược sĩ Nguyễn Trung Thành phụ trách.
Đây là những cơ sở kinh doanh thuốc bị các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện có hành vi trục lợi từ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra, đã bán khẩu trang phòng chống dịch bệnh có giá cao gấp nhiều lần so với quy định và đã bị Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa xử phạt vi phạm hành chính.
Sau khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh, các quầy thuốc trên phải ngừng hoạt động kể từ ngày 7/2.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Nam: Người phụ nữ tử vong thương tâm tại tỉnh lộ 609

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư

Quảng Ninh: Thượng úy công an hy sinh khi truy bắt ma túy

TP Huế: Hai tài xế lĩnh án vì chở khách nhập cảnh trái phép

Bỉm Sơn (Thanh Hoá): Khởi tố 3 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép

Bình Dương: Sập sàn nhà xưởng ở Bắc Tân Uyên, 3 người tử vong

Bắt giữ nhóm “tín dụng đen” cho vay lãi nặng, thu nhiều súng đạn

Bình Thuận: Tạm giữ đối tượng cho vay nặng lãi 360%/năm

Quảng Nam: Bắt đối tượng truy nã đặc biệt về hành vi lừa đảo
