Tag

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND phát triển “Tam nông”

Kinh tế 08/04/2025 11:04
aa
TTTĐ - 30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Co-opBank Chi nhánh Sóc Trăng thông báo thay đổi địa điểm Phòng Giao dịch Cà Mau Co-opBank tổ chức Chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho nhà quản lý Co-opBank đẩy mạnh triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ QTDND và thành viên

Ra đời vào tháng 8/1995, Co-opBank (tiền thân là QTDND Trung ương) đã ghi một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của hệ thống QTDND với vai trò là đơn vị đầu mối hỗ trợ điều hòa vốn và thực hiện chức năng liên kết hệ thống QTDND. Những năm đầu thành lập, mặc dù còn muôn vàn khó khăn do năng lực tài chính vô cùng nhỏ bé, vốn điều lệ từ năm 1995 đến 2007 chỉ 100 - 112 tỷ đồng, nhưng bước đầu QTDND Trung ương đã hoàn thành nhiệm vụ điều hòa vốn và hỗ trợ tài chính cho hệ thống QTDND Cơ sở. Đây là nền tảng quan trọng giúp hệ thống QTDND dần ổn định, mở rộng mạng lưới và từng bước khẳng định vai trò trong nền kinh tế. Thống kê giai đoạn thí điểm, tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn vốn của QTDND là 57,34%/năm, tăng từ 120 tỷ đồng (năm 1995) lên 464 tỷ đồng (năm 2000). Dư nợ cho vay tăng mạnh chủ yếu là cho vay trong hệ thống, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân là 98,46%/năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trong hệ thống là 82,62%/năm.

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND phát triển “Tam nông”
Cán bộ Chi nhánh Co-opBank tư vấn hỗ trợ QTDND. (Ảnh minh họa)

Chỉ thị 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị đã tạo bước đột phá mới cho QTDND Trung ương, chuyển từ mô hình 3 cấp (QTDND cơ sở, QTDND Khu vực, QTDND Trung ương) sang mô hình 2 cấp (QTDND cơ sở và QTDND Trung ương). Công tác điều hòa vốn được thực hiện trực tiếp từ QTDND Trung ương đến QTDND và ngược lại, vai trò đầu mối của QTDND Trung ương được cải thiện rõ rệt, tiền gửi điều hòa từ QTDND về QTDND Trung ương tăng từ 83 tỷ đồng (năm 2000) lên 4.634 tỷ (năm 2012) tăng tiền gửi điều hòa vốn bình quân 465%/năm, tính liên kết hệ thống ngày càng chặt chẽ, uy tín của QTDND Trung ương đối với các tổ chức quốc tế ngày càng nâng cao. Từ đây, quy mô hoạt động của các QTDND ngày càng mở rộng, trở thành trụ đỡ phát triển kinh tế cho nhiều vùng quê, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống của các thành viên, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn; khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển mô hình QTDND. Trong thời gian từ năm 2000 - 2012, tổng nguồn vốn của QTDND Trung ương đạt 14.466 tỷ đồng, tăng thêm 13.555 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình là 135,26%/năm, trong đó tiền gửi của QTDND đạt 4.634 tỷ đồng, tăng thêm 4.562 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 579,99%/năm; Dư nợ cho vay QTDND đạt 4.392 tỷ đồng, tăng thêm 3.851 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 64,61%/năm.

Điểm tựa nâng cao năng lực, sức bền cho hệ thống

Năm 2013, đánh dấu mốc son mới trên chặng đường phát triển của hệ thống QTDND với việc QTDND Trung ương chuyển đổi lên mô hình Co-opBank. Từ 2013 đến nay, công tác điều hòa vốn đã có bước tăng trưởng đáng kể: tiền gửi điều hòa vốn tăng từ 4.824 tỷ đồng (2013) lên 46.103 tỷ đồng (2024), tăng trưởng bình quân 86,9%/năm; cho vay điều hòa vốn tăng trưởng chậm lại do QTDND đã từng bước tự chủ được nguồn vốn, huy động và cho vay tại chỗ chứng tỏ công tác điều hòa vốn hai chiều phát huy hiệu quả, nhiều thành viên QTDND phát triển sản xuất kinh doanh, thu nhập tăng cao, bước qua đói nghèo và phát triển bền vững. Tích lũy dân cư tăng, niềm tin của người dân với hệ thống QTDND cũng tăng theo dẫn đến sự lớn mạnh của gần 1.200 QTDND qua các năm và sự tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn của QTDND.

Tuy nhiên, tiền gửi điều hòa có đặc thù không ổn định do tính mùa vụ. Hàng năm, quý I và quý II là thời điểm số dư nhận điều hòa vốn tăng mạnh, lên tới 30% so với cuối năm trước, sang quý III số dư nhận điều hòa vốn sẽ ở mức duy trì và Quý IV là thời điểm QTDND rút tiền gửi và xin vay điều hòa vốn để chỉ trả và cho vay thành viên, số dư nhận tiền gửi điều hòa vốn sụt giảm nhanh từ 20% - 30% so với thời điểm gửi cao nhất trong năm.

Với đặc tính riêng về dòng tiền của QTDND, Co-opBank đã cân nhắc và điều chỉnh hoạt động điều hòa vốn và hoạt động kinh doanh vốn phù hợp với thực tế. Với tiêu chí hoạt động là hỗ trợ QTDND, Co-opBank cần phải đảm bảo nguồn thu nhập đủ bù đắp chi phí huy động vốn, đồng thời phải có lợi nhuận để hoàn thành kế hoạch tài chính do Ngân hàng Nhà nước giao và đủ năng lực tài chính để hỗ trợ kịp thời QTDND (áp dụng mức lãi suất cạnh tranh, miễn/giảm phí dịch vụ, miễn/giảm chi phí đào tạo nghiệp vụ, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ nhân sự…). Nhận thức rõ vấn đề đó, Co-opBank đã tập trung phát triển nghiệp vụ kinh doanh vốn, áp dụng nhiều kênh giao dịch vốn trên thị trường để tận dụng tối đa và hiệu quả nguồn vốn tại mọi thời điểm, sử dụng linh hoạt nguồn vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống đồng thời có thu nhập trả lãi tiền gửi điều hòa.

ông tác điều hòa vốn luôn được Ban lãnh đạo Co-opBank nhìn nhận là nhiệm vụ trọng tâm để hỗ trợ hệ thống QTDND. (Ảnh minh họa)
ông tác điều hòa vốn luôn được Ban lãnh đạo Co-opBank nhìn nhận là nhiệm vụ trọng tâm để hỗ trợ hệ thống QTDND. (Ảnh minh họa)

Cụ thể mấy năm trở lại đây, nguồn vốn đưa vào kinh doanh trên thị trường tài chính có thời điểm chiếm tới 50% tổng nguồn vốn. Co-opBank đã sử dụng nguồn vốn vào các nghiệp vụ giao dịch vốn trên thị trường: đầu tư Trái phiếu Chính Phủ, Tín phiếu NHNN, mua Trái phiếu/Chứng chỉ tiền gửi của TCTD, gửi tiền tại các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần có tín nhiệm cao nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động của Co-opbank. Tính đến năm 2024, số dư mua Trái phiếu tín phiếu đạt gần 6.882 tỷ đồng (11%/tổng nguồn vốn), Số dư tiền gửi tại các TCTD khác cũng tăng nhanh đạt 16.095 tỷ đồng (26%/tổng nguồn vốn).

Hoạt động kinh doanh này góp phần đưa lợi nhuận của Co-opBank tăng đều qua các năm và là cơ sở để Co-opBank phát huy tốt hơn nữa vai trò vai trò đầu mối trong việc điều hòa vốn tiền gửi, tiền vay cho hệ thống QTDND nhằm đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn. Co-opBank luôn sẵn sàng cung cấp vốn cho QTDND để mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống, đồng thời nhận tiền gửi điều hòa từ các QTDND, mức lãi suất huy động và cho vay luôn cạnh tranh, chênh lệch lãi suất bình quân cho vay và huy động với QTDND chỉ dao động quanh mức 1-1,5%, tiêu chí ưu tiên và hỗ trợ QTDND được đặt lên hàng đầu.

Những nỗ lực của Co-opBank đã góp phần đưa hệ thống QTDND phát triển ổn định, trở thành hình mẫu điển hình trong việc phát triển mô hình kinh tế hợp tác và thúc đẩy chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Bước tiếp trên những chặng đường mới, trong vai trò đầu mối liên kết hệ thống, Ngân hàng của các QTDND, công tác điều hòa vốn luôn được Ban lãnh đạo Co-opBank nhìn nhận là nhiệm vụ trọng tâm để hỗ trợ hệ thống QTDND hoạt động hiệu quả nâng cao năng lực tài chính, phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.

Đọc thêm

Hướng đi chiến lược cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Thị trường - Tài chính

Hướng đi chiến lược cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

TTTĐ - Việc sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng không chỉ là tổ chức lại đơn vị hành chính, mà còn là chiến lược phát triển dài hạn cho vùng kinh tế năng động bậc nhất miền Trung.
Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng 15/4, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị tập huấn phát triển mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Ra mắt chiến dịch "68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình" Doanh nghiệp

Ra mắt chiến dịch "68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình"

TTTĐ - BIDV chính thức ra mắt bộ đôi thẻ phiên bản đặc biệt và chương trình ưu đãi “68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình”.
NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam Doanh nghiệp

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/4, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) chính thức triển khai Apple Pay đến với chủ thẻ nội địa NAPAS tại Việt Nam. Apple Pay là phương thức dễ dàng, bảo mật và riêng tư để thanh toán trực tiếp tại cửa hàng, trên các ứng dụng (app) và thanh toán trực tuyến.
Kêu gọi đầu tư Khu công nghiệp tại Khu kinh tế Chân Mây Doanh nghiệp

Kêu gọi đầu tư Khu công nghiệp tại Khu kinh tế Chân Mây

TTTĐ - TTTĐ - Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 2, kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghiệp tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
Bền bỉ vượt khó, sản xuất ổn định, bảo vệ môi trường xanh Doanh nghiệp

Bền bỉ vượt khó, sản xuất ổn định, bảo vệ môi trường xanh

TTTĐ - Nhận thấy rõ tầm quan trọng của môi trường sản xuất “xanh - sạch - đẹp”, ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã triển khai sâu rộng các chương trình hành động thiết thực. Việc chủ động triển khai song song mục tiêu sản xuất kinh doanh gắn liền với công tác bảo vệ môi trường đã, đang mang lại những kết quả tích cực trong định hướng phát triển bền vững của nhà máy.
Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo để tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
BSR khánh thành công trình Nhà lớp học tại Si Ma Cai Doanh nghiệp

BSR khánh thành công trình Nhà lớp học tại Si Ma Cai

TTTĐ - Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vừa phối hợp cùng chính quyền huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ khánh thành công trình Nhà lớp học 2 tầng gồm: 2 phòng học, 5 gian phòng hiệu bộ và các hạng mục phụ trợ tại Trường Mầm non xã Nàn Sín.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc Doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc

Trưa 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Hạ Đông Phong, Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn COMAC hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành kinh tế hàng không và khai thác, phát triển không gian vũ trụ.
Đối mặt với rủi ro lãi suất thấp, nhà đầu tư cần làm gì? Thị trường - Tài chính

Đối mặt với rủi ro lãi suất thấp, nhà đầu tư cần làm gì?

TTTĐ - Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu biến động, lãi suất thấp đã trở thành xu hướng nổi bật, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay rẻ, lãi suất thấp có thể dẫn đến nhiều vấn đề cho nhà đầu tư.
Xem thêm