Có một thế hệ trẻ chọn cuộc sống độc thân
![]() |
Ảnh minh họa
Hờ hững với việc kết hôn
Kết hôn muộn hay lựa chọn cuộc sống độc thân không còn là chuyện xa lạ trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Ran cho biết thường đọc sách chuyên ngành, xem tivi hoặc đọc tiểu thuyết trên mạng sau giờ làm việc. Cô cũng thường đi du lịch cùng bạn bè nên khá bận rộn và không có thời gian để tìm người yêu. Cô cũng không quá lạc quan về việc có cuộc hôn nhân hạnh phúc vì đã chứng kiến nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ.
“Mẹ rất lo lắng cho tôi. Bà cho rằng kết hôn và sinh con là những việc mà mỗi người đều phải làm trong cuộc sống”, Ran nói và nêu quan điểm: “Tôi không nghĩ như vậy. Hôn nhân là điều không cần thiết đối với tôi”.
Ran tin hôn nhân là do số phận quyết định và cô sẽ không ép buộc bản thân mình trong vấn đề này. “Nếu tôi may mắn và tìm thấy người đàn ông hoàn hảo của mình thì điều đó thật tốt. Nếu tôi không đủ may mắn để gặp một anh chàng như vậy thì tôi cũng chấp nhận. Tôi chắc chắn không ép mình tìm một người đàn ông và cưới anh ta”, Ran chia sẻ thêm.
![]() |
Nhiều người trẻ hài lòng với cuộc sống độc thân, đồng nghĩa quan niệm về hôn nhân trong xã hội Trung Quốc đã thay đổi. Ảnh: AFP |
Suy nghĩ của Ran là điển hình cho tầng lớp trẻ Trung Quốc, những người sinh sau năm 1990. Cô là thế hệ không muốn kết hôn sớm do chịu ảnh hưởng từ những thay đổi của nền kinh tế và xã hội Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu cho biết, những ảnh hưởng của xu hướng độc thân mới nổi này có ý nghĩa không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với cả quốc gia.
Quan điểm này khiến tỷ lệ kết hôn tại đất nước tỷ dân đang có xu hướng giảm. Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ kết hôn của đất nước này đã giảm từ 9,9/1.000 người vào năm 2013 xuống còn 7,2/1.000 người vào năm 2018. Tổng cộng, có 13,47 triệu cặp vợ chồng đăng ký kết hôn vào năm 2013 so với 10,11 triệu vào năm ngoái.
Một trường hợp khác là Vincent Fan, nhân viên tài chính 30 tuổi đến từ Hải Khẩu, phía Nam tỉnh Hải Nam. Anh không vội vàng tìm ai đó để kết hôn bất chấp áp lực từ cha mẹ. Anh chia tay bạn gái sau khi rời Thâm Quyến sáu tháng trước và kết hôn không phải là ưu tiên hàng đầu của anh.
“Hôn nhân không quá quan trọng đối với tôi. Tôi không thích kết hôn hoặc sống cùng một người mà mình không thực sự hợp”, Fan nói.
Tự chủ hơn trong cuộc sống
Bà Wang Jufen, nhà nghiên cứu chuyên về phát triển phụ nữ tại khoa Phát triển xã hội và Chính sách công cộng tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, cho biết, tỷ lệ kết hôn giảm thể hiện phụ nữ Trung Quốc được hưởng một nền giáo dục tốt hơn và nhờ đó độc lập về tài chính.
Bà cũng giải thích lý do tại sao nhiều nữ nhân viên văn phòng tại các thành phố lớn chưa lập gia đình. Họ mong muốn tìm được người bạn đời được giáo dục tốt và giàu có hơn. Bên cạnh đó, mạng lưới an sinh xã hội được mở rộng cũng khiến nhu cầu kết hôn ở người trẻ giảm xuống.
Gui Shixun, Giám đốc Viện Nghiên cứu dân số tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, cho biết, trước đây các cặp vợ chồng xây dựng gia đình và có con để chăm sóc họ khi về già. Đó cũng là một phần trách nhiệm phải duy trì dòng giống gia đình.
Ngày nay, bảo hiểm xã hội và y tế có mặt ở mọi nơi từ thành thị cho đến nông thôn Trung Quốc. Do vậy, hôn nhân là điều không còn cần thiết nữa. “Xã hội và kinh tế của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Quan điểm của người trẻ về việc chọn bạn đời và kết hôn cũng đã thay đổi”, ông Gui nhấn mạnh.
Trước đây, mọi người tin rằng một người không hiếu thảo với cha mẹ nếu không có con. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người đã thay đổi suy nghĩ và cho rằng việc không có con là hoàn toàn bình thường.
Theo kết quả một cuộc khảo sát của Ban Thư ký Trung ương Đoàn Thanh niên Trung Quốc, khoảng 70% thanh niên sẵn sàng chờ đợi một người phù hợp để lập gia đình.
Trong số 3.000 người tham gia cuộc khảo sát, khoảng 16% cho biết họ sẽ không kết hôn và chỉ 14% còn lại cho biết sẵn sàng thỏa hiệp với các mục tiêu cuộc đời để tìm bạn đời.
Tuy nhiên, một số trường hợp bạn trẻ lựa chọn kết hôn theo áp lực của gia đình. Tại Thượng Hải, Xiao Lei và bạn trai lâu năm dự định kết hôn vào cuối năm nay sau khi cha cô đưa ra tối hậu thư phải lập gia đình trước khi bước sang tuổi 38.
Cô Lei kể: “Cha tôi muốn giữ thể diện. Ông ấy nói rằng, có thể chấp nhận chuyện con gái mình kết hôn ở tuổi 37 nhưng sẽ vô cùng mất mặt nếu tôi kết hôn ở tuổi 38 hoặc muộn hơn. Vì vậy, ông yêu cầu bạn trai cưới trước khi tôi 38 tuổi hoặc bắt buộc phải chấm dứt mối quan hệ này”. Để xoa dịu cha, Lei và bạn trai 43 tuổi đã đồng ý lập gia đình.
Gia đình, nền tảng của xã hội phát triển
Kết hôn nhanh chóng hay chung sống với những người không hợp khiến nhiều cặp vợ chồng đã phải ly dị. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Trung Quốc, số vụ ly hôn ở nước này đã tăng từ 1,33 triệu người vào năm 2003 lên 4,37 triệu vào năm 2017.
Một khảo sát khác của Viện Khoa học xã hội thuộc Đại học Bắc Kinh năm 2016 cho thấy, đối với các cặp vợ chồng sinh sau năm 1980, 13,5% trong số đó ly hôn trong vòng 15 năm sau khi kết hôn, cao gấp ba lần tỷ lệ của cha mẹ họ.
![]() |
Tại Trung Quốc, nhiều người trẻ chọn cuộc sống độc thân kéo theo tỷ lệ sinh giảm, gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội. Ảnh: AFP |
Theo ông Gui Shixun, tỷ lệ kết hôn thấp sẽ khiến tỷ lệ sinh thấp, đẩy nhanh quá trình già hóa, áp lực ngày càng cao lên đội ngũ lao động đang ngày càng thu hẹp tại nước này. Trung Quốc đã từ bỏ chính sách một con trong nhiều thập kỷ vào năm 2016 và đang xem xét giảm độ tuổi kết hôn cho cả nam và nữ để tăng tỷ lệ sinh.
Theo nhận định của Mu Guangzong, nhà nhân khẩu học thuộc Đại học Bắc Kinh, hiện nay có một thế hệ trẻ rất vui với cuộc sống độc thân.
“Trí thông minh nhân tạo (AI), một nền kinh tế và văn hóa thịnh vượng cùng các dịch vụ xã hội thuận tiện… tất cả đã góp phần hỗ trợ cho cuộc sống của những người độc thân”, Mu Guangzong nói. Hôn nhân không còn là điều quá cần thiết trong cuộc sống của một người nữa và điều đó có nghĩa là một xã hội độc thân đang đến gần”.
Theo nhà nhân khẩu học Mu Guangzong, độc thân cho phép mọi người tận hưởng hoàn toàn sự tự do nhưng cũng có điểm yếu là thiếu tính kết nối. Thật khó có thể hình dung một xã hội sẽ như thế nào nếu chỉ dựa vào từng cá nhân đơn lẻ thay vì các gia đình vốn có sự ấm áp và bền vững.
Bài liên quan
Thế hệ trẻ Việt ngày càng lười yêu, ngại tương tác
Hàn Quốc cấm người có tiền án bạo lực gia đình cưới vợ nước ngoài
Ly dị vì...cuộc sống hôn nhân quá êm đềm
Mất cân bằng giới tính và những hệ lụy
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

UAE hoan nghênh Việt Nam xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế IRENA

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi thăm Việt Nam

Việt Nam, Pháp nhất trí tăng cường hợp tác thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
