Tag

“Cơ hội” dạy con trẻ về văn hóa dân tộc dịp Tết cổ truyền

Camera 360 trẻ 23/01/2025 16:36
aa
TTTĐ - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để gia đình sum họp mà còn là cơ hội tuyệt vời để dạy cho con trẻ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong bối cảnh hiện đại hóa, toàn cầu hóa hiện nay, việc giữ gìn và truyền lại những phong tục, tập quán tốt đẹp của ngày Tết càng trở nên quan trọng.
Chúc Tết đầu năm - Nét đẹp văn hóa của người Việt Trung ương Đoàn thăm, chúc Tết đồng bào Khmer dịp Tết Chol Chnam Thmay Thiếu nhi Thủ đô vui đón Tết cổ truyền

Xuân yêu thương - Tết chia sẻ

Trước kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, nhiều trường học trên cả nước tổ chức các hoạt động ý nghĩa như: Hội chợ Tết, “Xuân yêu thương - Tết chia sẻ”, tặng quà các học sinh có hoàn cảnh khó khăn… để trẻ được trải nghiệm không khí vừa náo nức, vừa ấm áp tình người dịp Tết. Các em nhỏ được tham gia hội chợ, học gói bánh chưng, chơi các trò chơi dân gian. Thầy cô giáo, phụ huynh cũng không bỏ lỡ thời gian quý giá này để dạy con trẻ những bài học hay về cuộc sống, những phong tục đẹp của dân tộc trong ngày Tết cổ truyền.

“Cơ hội” dạy con trẻ về văn hóa dân tộc dịp Tết cổ truyền
Các học sinh hào hứng gói bánh chưng ở trường
Các học sinh hào hứng gói bánh chưng ở trường

Chị Nguyễn Ngọc Linh (phụ huynh có con học lớp 6 tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) cho rằng, việc tổ chức các hoạt động vui Tết cho học sinh mang ý nghĩa quan trọng. Các hoạt động như gói bánh chưng, viết thư pháp và bày mâm ngũ quả, giúp các em hiểu rõ hơn về phong tục, nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền Việt Nam.

Những hoạt động này tạo ra môi trường vui vẻ, giúp học sinh cảm nhận được không khí Tết, từ đó tăng cường tinh thần học tập và sự gắn kết. Đồng thời, việc tham gia các hoạt động như làm thủ công, vẽ tranh và chơi các trò chơi dân gian giúp học sinh rèn luyện kỹ năng vận động, tư duy sáng tạo và tinh thần đồng đội.

Theo chị Linh, các chương trình như "Xuân yêu thương - Tết chia sẻ" diễn ra vào mỗi dịp Tết đến xuân về không chỉ giúp hiểu về giá trị của sự sẻ chia mà còn khuyến khích các em tham gia vào hoạt động từ thiện, giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn. “Tôi thấy những hoạt động này không chỉ mang lại niềm hạnh phúc khi cho đi mà còn giúp học sinh phát triển toàn diện về cả kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức”, chị Nguyễn Ngọc Linh chia sẻ.

: Các bạn nhỏ vui chợ Tết
Các bạn nhỏ vui chợ Tết

Trân trọng hơn những giá trị tốt đẹp

Trong hoài niệm của anh Nguyễn Hoàng Long (ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) cũng như rất nhiều người, Tết rất vui, mùa xuân luôn rất đẹp. Chỉ cần nhìn thấy những cành mai, cành đào khoe sắc là anh mong nhanh đến khoảnh khắc sum vầy của gia đình, tình thân và đã thấy ấm áp, tươi mới.

Anh Long chia sẻ, trước đây, suốt cả năm, anh chỉ mong đến Tết để được ăn no; trẻ con mong đến Tết để được mặc quần áo mới. Bây giờ ngày nào cũng ăn ngon như Tết nên nhiều người không còn thấy hào hứng mong chờ Tết nữa. Có điều không phải vì thế mà chúng ta ăn Tết qua loa và quên việc giáo dục các con cháu về ý nghĩa của ngày Tết, không cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm Tết cổ truyền.

“Cơ hội” dạy con trẻ về văn hóa dân tộc dịp Tết cổ truyền
Tết là dịp để người lớn giáo dục con trẻ về truyền thống của dân tộc

Anh Long luôn gìn giữ truyền thống. Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới. Đây là dịp để mọi người tạm gác lại những lo toan của cuộc sống, trở về bên gia đình và cùng nhau đón chào năm mới với nhiều hy vọng.

Anh cho rằng, một trong những cách hiệu quả nhất để dạy con về văn hóa dân tộc là thông qua các phong tục truyền thống của Tết. Mỗi dịp Tết đến, vợ chồng anh cùng các con chuẩn bị cỗ với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành; trang trí nhà cửa với câu đối đỏ, hoa mai, hoa đào và hướng dẫn con cách thắp hương, cúng gia tiên.

Những câu chuyện cổ tích và truyền thuyết liên quan đến Tết như sự tích bánh chưng bánh dày, câu chuyện về ông Công ông Táo, hay truyền thuyết về con giáp, đều là những bài học quý giá về lịch sử và văn hóa dân tộc.

“Tôi thường kể cho các con nghe những câu chuyện về Tết, giúp các con hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của các phong tục Tết cổ truyền dân tộc. Chúng tôi dạy con cách chúc Tết ông bà, cha mẹ và những người thân yêu, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình. Những bài học này cho các con hiểu và trân trọng hơn những giá trị tốt đẹp của cuộc sống”, anh Long cho hay.

Gia đình sum họp, thêm yêu quê hương, đất nước

Cứ đến Tết, bạn nhỏ Lê Hồng Nhung (14 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) lại được gói bánh chưng cùng gia đình; rồi còn được bố mẹ cho đi thăm người thân, đi chơi Tết, mừng tuổi ông bà và ăn những món truyền thống…

Hồng Nhung bày tỏ: “Em rất thích Tết. Cứ đến Tết là gia đình em cùng nhau gói bánh chưng. Bố mẹ gói bánh chưng rất nhanh và đẹp nên em cũng đã học được cách gói. Mỗi lần cả nhà ngồi quây quần bên nhau gói bánh chưng em cảm thấy rất ấm cúng, hạnh phúc. Qua những mùa Tết cổ truyền, em thấu hiểu rất nhiều về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và thêm yêu quê hương, đất nước”.

Các cháu nhỏ ở trường mầm non trải nghiệm gói bánh chưng dịp Tết
Em nhỏ ở trường mầm non trải nghiệm gói bánh chưng dịp Tết

Mỗi dịp Tết đến lại có những tranh cãi về việc “Tết ngày càng nhạt”. Chúng ta không nên đặt vấn đề đó để bàn tán, Tết nhạt hay không là tùy trong suy nghĩ của mỗi người. Tuy nhiên, với đa số người dân, Tết luôn là sự khởi đầu rất thiêng liêng. GS.TS Nguyễn Văn Huyên - một học giả nổi tiếng của nước ta từng viết, Tết Nguyên đán là ngày lễ được người Việt tổ chức long trọng nhất trong năm. Ông nhấn mạnh rằng Tết không chỉ là sự khởi đầu của một năm mới mà còn là thời điểm để mọi người gửi gắm những ước vọng tốt đẹp.

Ông cũng khẳng định ý nghĩa quan trọng của ngày Tết: Dù thế nào đi nữa, nếu không phải tất cả các truyền thống cổ đều còn được tôn trọng thì trong dịp lễ này, từ Bắc chí Nam, cả nước đều hoan hỉ.

Các nhà nghiên cứu văn hóa cũng chỉ ra rằng, Tết Nguyên đán là dịp để người Việt thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc. Họ nhấn mạnh, Tết là thời điểm để gia đình sum họp, gắn kết, thêm đong đầy yêu thương.

Bình Minh

Đọc thêm

Tổ ấm trẻ đủ đầy yêu thương, vững vàng sẻ chia Nhịp sống trẻ

Tổ ấm trẻ đủ đầy yêu thương, vững vàng sẻ chia

TTTĐ - Giữa guồng quay nhộn nhịp của đô thị Bình Dương, gia đình anh Liêu Thịnh Phước (Công nhân viên Điện lực Thuận An) và chị Bùi Ngọc Bích Liên, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, phường Dĩ An, Bình Dương, vẫn giữ được ngọn lửa ấm áp từ những điều tưởng như giản dị nhất: Bữa cơm chiều đầy tiếng cười, những buổi tập thể thao cùng nhau và hành trình đồng hành cùng con lớn lên mỗi ngày.
Gia đình trẻ tiêu biểu với trái tim nhiệt huyết, khát vọng cống hiến Camera 360 trẻ

Gia đình trẻ tiêu biểu với trái tim nhiệt huyết, khát vọng cống hiến

TTTĐ - Gia đình anh Khuất Đình Đức và chị Nguyễn Thị Phương, hiện sinh sống tại thôn Trạch Lôi, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, chính là hình ảnh đẹp về một gia đình trẻ tiêu biểu, biết sống có trách nhiệm, yêu thương và không ngừng nỗ lực vì cộng đồng.
Những điều giản dị - "chất keo" gắn kết hạnh phúc gia đình Camera 360 trẻ

Những điều giản dị - "chất keo" gắn kết hạnh phúc gia đình

TTTĐ - Xã hội hiện đại, phát triển, con người quen dần với nhịp sống nhanh, hối hả của guồng quay công việc thì thời gian dành cho nhau càng ít hơn. Vì vậy, để vun đắp tổ ấm thì mỗi người càng phải giữ gìn, yêu thương từ những điều giản đơn nhất, từ đó tạo nên “chất keo” gắn kết các thành viên trong gia đình.
Khơi dậy tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của thanh niên Camera 360 trẻ

Khơi dậy tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của thanh niên

TTTĐ - Thông qua các hoạt động cụ thể như xây dựng cơ chế hỗ trợ, kết nối ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo… Ban Bí thư Trung ương Đoàn mong muốn khơi dậy tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của thanh niên. Đây cũng là hoạt động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân.
Mùa thi và những câu chuyện chạm tới trái tim Camera 360 trẻ

Mùa thi và những câu chuyện chạm tới trái tim

TTTĐ - Cánh cổng trường khép lại, tiếng trống báo hết giờ môn thi cuối cùng vẫn vang vọng đâu đây, để lại sau lưng hơn một triệu sĩ tử những nhịp tim thổn thức. Mỗi bộ hồ sơ nộp vào phòng thi không chỉ là tập giấy kiểm tra kiến thức, mà còn cất giữ biết bao khát vọng, giọt mồ hôi và cả nước mắt. Ẩn sâu bên trong mùa thi, tưởng chừng chỉ có các môn thi… là vô vàn câu chuyện về nghị lực và tình người, đủ sức làm lay động bất cứ ai lắng nghe.
Hành trình áo xanh gửi năng lượng, tiếp niềm tin cho sĩ tử Camera 360 trẻ

Hành trình áo xanh gửi năng lượng, tiếp niềm tin cho sĩ tử

TTTĐ - Tại Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, Hà Nội, bạn trẻ Nguyễn Tiến Thịnh, Phó ban Phong trào, Câu lạc bộ Tình nguyện viên Thủ đô, nở nụ cười rạng rỡ, cùng các tình nguyện viên đưa nước, bánh ngọt cho các sĩ tử. Nụ cười ấy, cùng hàng nghìn nụ cười khác, đã trở thành biểu tượng đặc trưng của chiến dịch “Tiếp sức mùa thi 2025”, một hành trình ý nghĩa giữa mùa hè đỏ lửa.
Đồng hành, sát cánh cùng sĩ tử vượt "vũ môn" Camera 360 trẻ

Đồng hành, sát cánh cùng sĩ tử vượt "vũ môn"

TTTĐ - Trong xuyên suốt 2 ngày thi THPT năm 2025, lực lượng chiến sĩ tình nguyện tiếp sức mùa thi TP Hồ Chí Minh luôn túc trực, sẵn sàng hỗ trợ thí sinh và phụ huynh lúc cần, tất cả làm nên "bức tranh" tuyệt đẹp về tinh thần tình nguyện tuổi trẻ.
Nụ cười tình nguyện tỏa năng lượng tích cực mùa thi Camera 360 trẻ

Nụ cười tình nguyện tỏa năng lượng tích cực mùa thi

TTTĐ - Giữa nắng hay những cơn mưa rào bất chợt, màu áo xanh tình nguyện Thủ đô vẫn nổi bật nơi cổng trường “Tiếp sức mùa thi”. Những chai nước mát, lời động viên chân thành tiếp sức kịp thời cho các sĩ tử, đồng thời lan tỏa nguồn năng lượng tích cực tới cộng đồng.
Cơm miễn phí, nước mía 0 đồng “tiếp sức” thí sinh Camera 360 trẻ

Cơm miễn phí, nước mía 0 đồng “tiếp sức” thí sinh

TTTĐ - 500 cốc nước mía mát lạnh đã được tự tay thanh niên tình nguyện xã Minh Tân (Phú Xuyên, Hà Nội) làm trao đến thí sinh và phụ huynh. Đặc biệt, Đoàn Thanh niên xã còn phối hợp với các hộ dân trên địa bàn cung cấp suất ăn và chỗ nghỉ miễn phí cho các thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Tuổi trẻ Bình Dương tiếp lửa mùa thi cho hơn 17.000 thí sinh Nhịp sống phương Nam

Tuổi trẻ Bình Dương tiếp lửa mùa thi cho hơn 17.000 thí sinh

TTTĐ - Cùng với hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước, 17.076 thí sinh tại tỉnh Bình Dương chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mở đầu với bài thi Ngữ văn - môn thi duy nhất theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút.
Xem thêm