Tag

Cô giáo trường làng lan tỏa việc làm ý nghĩa giữa đại dịch Covid-19

Giáo dục 07/06/2021 18:37
aa
TTTĐ - Là giáo viên chuyên biệt dạy môn Âm nhạc, rồi sau đó đảm nhiệm vai trò giáo viên Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Quảng Bị (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), cô Nguyễn Thị Hà không chỉ được đồng nghiệp quý mà còn được học sinh yêu bởi sự năng nổ, nhiệt huyết và sáng tạo của mình trong giảng dạy.
Cô giáo với những sáng kiến vì học sinh thân yêu Cô giáo quận Ba Đình làm hàng ngàn tấm chắn giọt bắn tặng tuyến đầu chống dịch Covid-19

Đặc biệt, giữa lúc đại dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, cô giáo trẻ có nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa đóng góp cho cộng đồng…

1000 tấm chắn giọt bắn trong 3 ngày

Cô Nguyễn Thị Hà sinh năm 1982, tốt nghiệp trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc. Trước khi về nhận công tác tại trường Tiểu học Quảng Bị, cô đã có thời gian dài giảng dạy ở nhiều cơ sở giáo dục khác nhau trên địa bàn huyện. Năm 2010 nhận công tác tại trường Tiểu học Quảng Bị, cô được phân công là giáo viên chuyên biệt dạy môn Âm nhạc. Đến năm 2019, cô được ban giám hiệu nhà trường phân công là giáo viên Tổng phụ trách.

Cô giáo trường làng lan tỏa việc làm ý nghĩa giữa đại dịch Covid-19
Cô Nguyễn Thị Hà cùng chồng và 2 con làm tấm chắn giọt bắn ủng hộ tuyến đầu chống dịch Covid-19

Ấn tượng đầu tiên của cô Hà đối với những người xung quanh là lối sống giản dị, tính cách kiên trì, quyết đoán và khả năng thu hút sự lắng nghe. Đặc biệt, cô luôn chân thành sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Là giáo viên tổng phụ trách cô luôn là người tích cực, gương mẫu, tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua làm nghìn việc tốt cũng như các hoạt động thiện nguyện... Hằng năm cô đều trích một phần tiền lương của mình để tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường. Không chỉ vậy, khi dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, cô đã nảy ra ý định làm tấm chắn giọt bắn ủng hộ tuyến đầu chống dịch. Chỉ trong thời gian 3 ngày, cô cùng chồng và 2 con đã hoàn thành 1000 tấm chắn giọt bắn.

Ngôi nhà nhỏ ở xã Quảng Bị của gia đình cô Hà khá khiêm tốn khi so sánh với những ngôi nhà cao tầng san sát xung quanh. Cô Hà chia sẻ: “Ý định của mình rất may mắn đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của Ban Giám hiệu và đồng nghiệp trong trường. Ngay khi nhận được số tiền gần 6 triệu đồng do mọi người quyên góp, mình đã đi mua nguyên vật liệu làm tấm chắn ngăn giọt bắn như: tấm nhựa mi-ca trong, xốp, mút đệm mũ, dây chun, ghim cúc. Do có kinh nghiệm làm tấm chắn ngăn giọt bắn từ đợt phòng chống dịch Covid - 19 vào tháng 4 năm 2020 nên lần này việc chọn các nguyên vật liệu làm tấm chắn có nhiều thuận lợi hơn”. Để làm tấm chắn ngăn giọt bắn “thần tốc” trong thời gian 3 ngày được 1000 tấm chắn, cô còn nhận được sự đồng tình ủng hộ, giúp sức đắc lực của chồng - anh Đào Kim Thắng, giáo viên trường Tiểu học Mỹ Lương và 2 con

"Tôi nghĩ đây là việc làm rất nhỏ, mong được góp sức cùng cộng đồng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Thông qua những hành động này, tôi cũng muốn giáo dục tới học sinh của mình tinh thần làm việc vì cộng đồng, trong điều kiện hoàn cảnh, sức lực của mình. Hoạt động của tôi cũng như của nhà trường tất cả đều nhằm chung tay vì cộng đồng, với tinh thần sáng tạo trong công việc, ý thức trách nhiệm vì sự an toàn của cộng đồng, xã hội, những sản phẩm từ bàn tay, dù có giá trị kinh tế không lớn nhưng đã góp phần hữu ích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19”, cô Hà tâm sự thêm.

Cũng theo cô giáo Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Quảng Bị, việc làm tấm chắn không hề khó nhưng đòi hỏi người làm cần có tính kiên trì, nhẫn nại, nhiệt tình, tâm huyết. Bởi để làm được 1 tấm chắn cần rất nhiều công đoạn và cần cả sự khéo léo, tỉ mỉ để sao khi dán băng dính không bị nhăn, cộm, chun không bị dài đội mũ sẽ lỏng, cắt xốp mút không được dày, bản mút vừa với kích thước của băng dính... Các thành viên trong gia đình cô Hà mỗi người một công đoạn với tay làm thoăn thoắt, thuần thục, cậu con trai lớp 5, cô con gái lớp 3 sau khi được mẹ hướng dẫn giúp công đoạn dễ nhất là cắt tấm ngăn giọt bắn để mẹ dán băng dính 2 mặt, dán đệm mút do bố cắt. Công đoạn cuối cùng cắt chun và dập cúc cũng do chồng cô Hà đảm nhiệm. Từng công đoạn đều phối hợp nhịp nhàng cho hàng loạt tấm chắn ngăn giọt bắn trong thời gian rất ngắn.

Cô giáo Nguyễn Thị Hà chia sẻ thêm: Trong quá trình làm, nhận thấy tấm chắn ngăn giọt bắn được dính chun trực tiếp khi người dùng bị mờ bởi hơi thở nên cô đã chuyển cách làm theo mẫu chun cả vòng, vừa giúp người dùng được thoải vừa không bị mờ.

Không chỉ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, cô Hà tích cực tham gia cùng đoàn thanh niên xã đi đến các hộ khó khăn làm tổng vệ sinh, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, và tặng quà cho các hộ gia đình khó khăn. Nổi bật là năm 2020 trong đợt ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung, cô đã tích cực vận động tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh toàn trường ủng hộ được 70 triệu đồng và một số nhu yếu phẩm. Toàn bộ số tiền và quà, cô Hà cùng các đồng nghiệp đã trực tiếp đến trường Tiểu học Bãi Dinh, xã Dân Hóa, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Quảng Bình trao tặng. Trong đợt phòng chống dịch Covid – 19, cô cùng công đoàn nhà trường cũng quyên góp ủng hộ để sửa chữa nhà và mua quà tặng 2 gia đình khó khăn tiêu biểu trên địa bàn xã Quảng Bị với số tiền gần 8 triệu đồng….

Năng động, sáng tạo trong giảng dạy

Không chỉ năng nổ, tích cực với hoạt động vì cộng đồng, cô Nguyễn Thị Hà còn rất năng nổ, sáng tạo, chăm chỉ tìm tòi trong giảng dạy chuyên môn. Từ năm học 2019 - 2020, khi ngành giáo dục thực hiện chủ trương “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, giáo viên tập làm quen với phương pháp dạy học trên Internet với không ít bỡ ngỡ.

Khi ấy, cô Hà lại là người tiên phong tìm hiểu từ Youtube và các trang mạng xã hội để học cách sử dụng những phần mềm hỗ trợ cho việc dạy môn học. Khi đã tìm cho mình được phương pháp và phần mềm hỗ trợ dạy học hợp lí, cô đã hướng dẫn tận tình tới học sinh và cha mẹ các em để các em có thể tham gia vào học tập. Cô soạn giáo án phù hợp với chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT, sắp xếp thời gian học tập hợp lí. Sau mỗi buổi học trực tuyến, cô giao bài cho học sinh bằng hình thức gửi qua nhóm zalo của lớp.

Cô giáo trường làng lan tỏa việc làm ý nghĩa giữa đại dịch Covid-19
Cô Nguyễn Thị Hà dạy học online cho học sinh

Trong quá trình công tác nhiều năm cô Hà được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện. Năm học 2019 - 2020 cô Hà đạt danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu mẫu mực. Cô Hà luôn tích cực tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, các cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động. Đặc biệt, cô cũng dành nhiều thời gian trong công tác nhân đạo từ thiện.

Không chỉ vậy, là một giáo viên tổng phụ trách, cô như người mẹ thứ hai, luôn lắng nghe, thấu hiểu học sinh để động viên khích lệ kịp thời, khiến các em thêm yêu trường, yêu lớp. Rất nhiều học trò của cô đã trở thành con ngoan trò giỏi. Nhắc đến cô, phụ huynh và học sinh nào cũng nhớ đến với lòng biết ơn và cảm phục một nhà giáo có tâm với nghề.

Đánh giá về cô giáo Tổng phụ trách Nguyễn Thị Hà, nhà giáo Nguyễn Thị Chung - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quảng Bị cho biết: “Cô Nguyễn Thị Hà khiến tất cả đồng nghiệp, học sinh nhà trường ai cũng có ấn tượng với cách làm việc khoa học, chỉn chu cho đến các ý tưởng sáng tạo đầy mới mẻ của cô khi tổ chức các sự kiện. Ấn tượng sâu sắc nhất chính là tính cách thân thiện cởi mở của cô với mọi người xung quanh cô luôn coi bản thân mình là những người anh, người chị, là người bạn đồng hành chia sẻ mọi buồn vui của học sinh trên đường rèn luyện thành người.

Hơn 14 năm công tác trong nghề, cô tích cực học hỏi các kinh nghiệm từ đồng nghiệp để nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động công tác đội từ đó đổi mới có hiệu quả các hoạt động Đội của trường. Trong 2 năm làm giáo viên Tổng phụ trách, hàng loạt sự kiện lớn nhỏ của trường Tiểu học Quảng Bị đã được tổ chức thành công, với những hoạt động sáng tạo, phong phú đã thu hút sự chú ý của đông đảo giáo viên và học sinh với sân chơi cuối tuần các chủ đề có tính sáng tạo giáo dục cao. Trong hai năm qua, Liên đội trường Tiểu học Quảng Bị đều đạt danh hiệu liên đội mạnh cấp Trung ương.

Đọc thêm

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Xem thêm