Cô giáo bắt học sinh quỳ có cấu thành tội làm nhục người khác?
![]() |
Liên quan đến vụ việc phụ huynh gây sức ép bắt cô giáo quỳ ở Long An, nhiều ý kiến cho rằng, hành vi của nhóm phụ huynh có dấu hiệu của tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 và hành vi của cô giáo bắt học sinh quỳ thì xử lý như nào theo quy định của pháp luật?
Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô về sự việc trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội) nêu quan điểm: Nếu đưa vụ việc phụ huynh ép buộc cô giáo phải quỳ ra xử lý trước pháp luật thì cũng phải xem xét đến hành vi của cô giáo đã “dạy bảo” nhiều cháu học sinh bằng hình thức bắt quỳ phạt. Bởi lẽ, nguyên tắc quan trọng trong thực thi công lý “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đã được Hiến pháp quy định.
![]() |
Sự cần thiết phải dành cho trẻ em sự chăm sóc đặc biệt là một yêu cầu đã được khẳng định trong Tuyên bố Geneva về Quyền trẻ em năm 1924; trong Tuyên bố về quyền trẻ em do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20/11/1959 và đã được thừa nhận trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người; trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (đặc biệt là các Điều 23 và 24); trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (đặc biệt là Điều 10) và trong những quy chế và văn kiện có liên quan khác của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức quốc tế hoạt động vì phúc lợi của trẻ em. Như vậy, có thể thấy trẻ em là đối tượng đặc biệt không những được pháp luật Việt Nam mà cả Công ước quốc tế bảo vệ.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm phân tích, xét hành vi của cô giáo, nếu có căn cứ xác định như lời của các phụ huynh phản ánh cô N. phạt học sinh quỳ gối nhiều lần, có lần 10 phút, có lần cả tiết học (lúc phạt cá nhân, lúc phạt tập thể), phạt cả những em ngoan, dùng thước đánh vào tay học sinh, gọi học sinh là thằng... thì là nguyên nhân gây bức xúc cho các phụ huynh dẫn tới sự việc bắt cô giáo quỳ nhận lỗi như cô đã bắt các cháu làm.
Về hành vi khách quan, việc bắt các cháu học sinh phải quỳ gối có thể theo cô giáo là cách “dạy bảo” nhưng về mặt pháp luật đã xâm hại đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Dù các cháu còn nhỏ tuổi, nhận thức còn hạn chế nhưng không vì thế mà tự cho phép mình được dạy bảo bằng hình thức trái pháp luật và trái quy tắc đạo đức nghề giáo viên vốn được xã hội tôn vinh là một trong những nghề cao quý nhất.
Theo quan điểm của luật sư, tùy theo tính chất mức độ, động cơ, mục đích và sự đánh giá tổn thương về tâm lý, cũng như danh dự nhân phẩm của các cháu học sinh mà cần thiết phải có biện pháp xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155, Bộ luật Hình sự 2015 là có căn cứ, phù hợp với quy định của pháp luật.
Liên quan tới vụ việc trên, trả lời báo chí ngày 10/3, ông Trần Văn Tươi, Chủ tịch UBND huyện Bến Lức, Long An cho biết, huyện đã nhận được báo cáo biểu quyết của Đảng ủy xã Nhựt Chánh về việc xử lý đảng viên Võ Hòa Thuận, phụ huynh liên quan đến vụ ép cô giáo quỳ xin lỗi.
"Qua biểu quyết, lấy ý kiến của chi bộ, xem xét bản kiểm điểm của đảng viên Võ Hòa Thuận, Đảng ủy xã Nhựt Chánh đã kỷ luật khai trừ Đảng đối với đảng viên Võ Hòa Thuận. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là hình thức kỷ luật chính thức đối với ông Thuận. Hiện Đảng ủy huyện vẫn xem xét để có quyết định xử lý", ông Tươi nói.
Đảng ủy xã Nhựt Chánh đã dựa vào những kết quả xác minh việc ông Võ Hòa Thuận hành xử tại trường tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh) vào ngày 28/2 cho thấy ông Thuận có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc đảng viên. Kết quả biểu quyết của Đảng ủy xã Nhựt Chánh có 11/11 phiếu thống nhất áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ đối với đảng viên Võ Hòa Thuận.
Thông tin thêm về vụ việc này, ông Tươi cho biết, huyện cũng vừa nhận được kết quả làm việc của tổ xác minh đối với vụ việc cô giáo phải quỳ xin lỗi phụ huynh tại trường tiểu học Bình Chánh.
"Kết luận ban đầu từ tổ xác minh cho thấy ông Thuận đã có dấu hiệu ép cô giáo quỳ. Tuy nhiên, để kết luận sự việc đúng sai như thế nào huyện sẽ tiếp tục xem xét kỹ lưỡng trước khi báo cáo về UBND tỉnh, sau đó mới có hình thức xử lý phù hợp với các cá nhân liên quan", ông Tươi nói.
Điều 20 Hiến pháp 2013 qui định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Điều 37 Hiến pháp 2013 qui định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Điều 34 Bộ luật dân sự 2015, Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.” Điều 27 Luật trẻ em 2016 quy định về quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em” Theo Điều 4 Luật trẻ em đã giải thích “Bạo lực trẻ em” là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bắt đối tượng vận chuyển vàng trái phép từ Lào về Việt Nam

Sản xuất, buôn bán thuốc giả sẽ đối diện mức án cao nhất

Thanh Hoá: Bắt ổ nhóm bảo kê thu tiền của những người kinh doanh tại biển Hải Tiến

Khống chế đối tượng sử dụng giấy tờ giả, tàng trữ đạn, pháo

Công an Hà Nội tìm bị hại vụ cướp giật điện thoại ngày 10/4

Bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép 4kg vàng

Cảnh sát hiệp đồng dập tắt vụ cháy tại rừng quốc gia Ba Vì

Quảng Nam: Người phụ nữ tử vong thương tâm tại tỉnh lộ 609

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư
