Tag

Chuyện người thầy mặc áo mưa, đi ủng đến trường

Nhịp sống trẻ 22/11/2020 14:13
aa
TTTĐ - “Hằng ngày đi dạy, chúng tôi thường mặc bộ quần áo mưa bên ngoài để tránh bụi bẩn. Vì thế, mỗi khi chúng tôi đi làm về, người dân và đồng nghiệp ở khu vực thuận lợi hơn đều nhận ra đó là thầy cô giáo ở xã Mường Khong”.
Thầy giáo trẻ 10 năm đạt danh hiệu “Người tốt việc tốt” Thầy giáo trẻ mở lớp học miễn phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Hành trình theo đuổi sự nghiệp “trồng người” của thầy giáo Tày

Đây là những lời tâm sự của thầy giáo Lò Văn Quang, trường Tiểu học Khong Hin (xã Mường Khong, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) tại lễ tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương vừa diễn ra tại Hà Nội.

Khó khăn, vất vả là thế nhưng 10 năm qua, thầy Quang luôn gắn bó với học sinh vùng sâu, vùng khó khăn đặc biệt. Trong đó, thầy giáo trẻ đã có 7 năm công tác tại trường Tiểu học Nậm Din (xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo), 3 năm tại trường Tiểu học Khong Hin.

Lòng yêu nghề mãnh liệt

Với niềm đam mê, yêu nghề và nhiệt huyết của tuổi trẻ, thầy Quang dành cả thanh xuân của mình cho học trò nghèo vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thầy Quang đến với nghề sư phạm rất tình cờ. Khi đó hoàn cảnh gia đình anh rất khó khăn, thương bố mẹ vất vả nên anh quyết định chọn một ngôi trường gần nhà làm nơi học tập.

Ba năm học tập ở trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên đã giúp anh có cái nhìn khác về nghề sư phạm và ngành Giáo dục. Tình yêu nghề bắt đầu nhen nhóm và lớn dần lên trong anh từ đó. Tốt nghiệp ra trường, anh được Phòng Giáo dục Tuần Giáo tuyển dụng và phân công vào công tác tại trường Tiểu học Nậm Din, xã Phình Sáng.

Thầy giáo Lò Văn Quang nhận danh hiệu Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương
Thầy giáo Lò Văn Quang nhận danh hiệu Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương

Sau 7 năm công tác cùng với sự cố gắng, khắc phục khó khăn của cá nhân thầy Quang và tập thể nhà trường, sự quan tâm của ngành và địa phương trường Nậm Din vinh dự đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm học 2016-2017. Tuy nhiên, khi mọi việc thuận lợi hơn thì thầy giáo trẻ xin chuyển trường và được phân công về trường Tiểu Học Khong Hin.

“Khi đó, tôi nghĩ rất đơn giản, có công có việc là tốt rồi. Tôi không nên so bì với ngành nghề nào cả. Miễn sao biết phát huy đúng vai trò và khả năng của bản thân, làm ở đâu ngành gì cũng là cống hiến cho gia đình, xã hội”, thầy Quang chia sẻ.

Từ những ngày đầu “chập chững” đến nay thầy Quang đã có 10 năm với bó với học trò vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn. Suốt 10 năm nay, trang phục đến trường của anh cũng rất đặc biệt, đó là một bộ quần áo mưa và đôi ủng, dù bất kể trời mưa hay nắng. “Hình ảnh quen thuộc đến nỗi, bắt gặp chúng tôi đi ngoài đường, ai cũng biết đó là thầy cô giáo đang công tác ở Mường Khong”, thầy Quang nói.

Con đường đến trường mà thầy giáo Lò Văn Quang và đồng nghiệp phải trải qua
Con đường đến trường mà thầy giáo Lò Văn Quang và đồng nghiệp phải trải qua

Lý giải về điều này, thầy Quang cho biết: “Từ nhà tôi tới điểm trường trung tâm khoảng 18km, chủ yếu đường đất, dốc núi, trời mưa lầy lội, trơn trượt, nắng thì bụi bẩn. Vì vậy, chúng tôi luôn phải mặc bộ quần áo mưa bảo hộ cho đỡ bẩn. Nhiều hôm nắng nóng nhưng vẫn cố gắng để mặc, nếu không bụi phủ kín người. Cách đây hơn một năm, mùa mưa lũ, nước dâng cao, chia cắt các con suối, thầy cô giáo ở Khong Hin phải cùng nhau khiêng xe máy vượt suối tới trường”.

Tình thương dành cho trò

Theo thầy Quang, hiện nay xã Mường Khong đã được đầu tư xây dựng đường, cầu cống. Một số đoạn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đường đất vẫn là chủ yếu nên việc đi lại của thầy cô và học sinh vẫn còn nhiều vất vả.

Công tác trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn như thế nhưng thầy giáo trẻ Lò Văn Quang luôn tràn đầy nhiệt huyết, thường xuyên có các sáng kiến đổi mới nâng cao chất lượng dạy và học được công nhận ở cấp trường, cấp huyện. Năm học 2015-2016 và 2019-2020, anh đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Năm 2018 đạt Huy chương Bạc tại Đại hội thể thao tỉnh Điện Biên môn nhảy cao.

Thầy giáo Quang tâm niệm, nhiều thầy cô ở những địa bàn khác còn khó khăn hơn, chính vì vậy cần phải luôn nỗ lực, cố gắng khắc phục. Đó cũng là động lực để anh vươn lên và càng dành nhiều tình yêu thương hơn cho học trò, những đứa trẻ vùng cao ngày ngày phải trèo đèo, lội suối đến lớp. Có những em ở quá xa, lũ dâng lên không chẳng thể đến trường. Khó khăn, thiếu thốn khiến các em thiệt thòi đủ đường.

Thầy giáo Lò Văn Quang và các em học sinh trong một tiết học ngoài trời
Thầy giáo Lò Văn Quang và các em học sinh trong một tiết học ngoài trời

Trường của anh hiện có 67/462 học sinh bán trú nhưng do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, nhà trường phải thuê gầm nhà sàn của các hộ dân gần trường cho các em ở. Nhà công vụ của trường được tận dụng, cơi nới cả 4 phía để làm bếp ăn, nơi sinh hoạt, ăn bán trú cho học sinh, thầy cô giáo, kê giường ngủ và làm thư viện.

Thương học sinh, anh cùng các thầy cô giáo khác tranh thủ mọi khoảng thời gian dạy dỗ, chăm sóc các em như con của mình. Đặc biệt, ngoài giờ lên lớp, thầy Quang thường xuyên trò chuyện, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Anh cùng với nhiều thầy cô khác hướng dẫn chúng một số kĩ năng cơ bản: Vệ sinh cá nhân, giặt giũ quần áo, chăn màn, chăm sóc bản thân, đặc biệt là kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích…

Chính qua những hoạt động này, anh truyền cho các em tinh thần học hỏi, nỗ lực không ngừng, với thông điệp vượt qua đói nghèo, có cuộc sống tốt hơn cho bản thân, gia đình. Để làm được điều đó chỉ có duy nhất một con đường, đó là học.

“Tôi cũng là người dân tộc thiểu số (dân tộc Thái). Tuổi thơ đói nghèo, lớn lên bằng củ sắn, củ mài. Vì vậy, hàng ngày, tôi luôn nhắc nhở các em học sinh phải tạo ước mơ cho mình, có một công việc cụ thể”, thầy Quang chia sẻ.

Nói và làm, thầy giáo trẻ đang cố gắng kết nối với các nhà hảo tâm để giúp đỡ học trò trường anh và những đứa trẻ vùng cao bớt khó khăn. Anh muốn chúng được tiếp sức vượt qua khó khăn để chạm tay đến ước mơ.

Thầy giáo trẻ cũng mơ ước, sớm có mặt bằng để xậy dựng điểm trường trung tâm khang trang, đầy đủ hơn, tạo điều kiện cho các em được học tập thật tốt. Thầy giáo trẻ tin rằng với đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng với sự cố gắng của tất cả mọi người, học trò ở Mường Khong sẽ sớm có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đọc thêm

Lắng nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện 50 năm Thống nhất đất nước Tôi yêu Hà Nội

Lắng nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện 50 năm Thống nhất đất nước

TTTĐ - Sáng 21/4, tại trường THPT Chuyên Chu Văn An, Thành đoàn Hà Nội phối hợp cùng Quận đoàn Tây Hồ và trường THPT Chuyên Chu Văn An tổ chức chương trình “Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống”. Đây là chuỗi hoạt động hưởng ứng không khí chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
"Góp nắng" trao yêu thương nơi biên giới Cao Bằng Nhịp sống trẻ

"Góp nắng" trao yêu thương nơi biên giới Cao Bằng

TTTĐ - Giữa cái nắng đầu hè rực rỡ, Hành trình Góp nắng 2025 do Đoàn trường, Câu lạc bộ (CLB) Tình nguyện Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã vẽ nên những dấu ấn tươi đẹp trên mảnh đất Cao Bằng. Chuyến đi không chỉ mang theo những món quà vật chất ấm áp mà còn vun đắp tình yêu quê hương, thắp sáng niềm tin trong trái tim mỗi tình nguyện viên.
Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

TTTĐ - Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang về doanh thu 30 tỉ đồng mỗi năm mà còn đưa cói Việt ra thế giới.
Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Nhà văn hoá Sinh viên TP Hồ Chí Minh, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ chào cờ “Tôi yêu Tổ quốc tôi” và chương trình hòa ca “Đất nước trọn niềm vui” hướng đến chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ thế giới, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã thu hút sự chú ý của đông đảo thanh niên. Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng chắp cánh cho những khát vọng làm chủ công nghệ của thế hệ trẻ, đồng thời khơi dậy tiềm năng sáng tạo vô bờ bến của họ trong kỷ nguyên số.
Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới Camera 360 trẻ

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

TTTĐ - Gần 2.000 thí sinh xuất sắc được tuyển chọn từ 230 đội tuyển các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học trên toàn quốc chính thức bước vào tranh tài tại Vòng loại quốc gia Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới – Viettel 2025 vào sáng 20/4.
Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

TTTĐ - Thực hiện chương trình Công tác năm 2025; Kế hoạch số 31/KH-PK02-Đ2 ngày 10/4/2025 của Phòng Cảnh sát Cơ động về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, kỷ niệm lớn năm 2025, Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức chương trình Giao lưu nhân chứng lịch sử nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025 với chủ đề “Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh tự hào, vững tin theo Đảng”.
Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Nhịp sống trẻ

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

TTTĐ - Trong những ngày cận kề dịp lễ 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo khác, chọn một hướng đi đầy cảm xúc: Kể chuyện đất nước bằng trang trí không gian, đồ uống, để những ai ghé qua đều được chạm vào lịch sử theo cách riêng của mình.
Xem thêm