Tag

Chuyên gia bàn giải pháp đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2

Giáo dục 26/02/2025 16:45
aa
TTTĐ - Để đạt được mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như nội dung trong Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra, cần có một cách tiếp cận đồng bộ và hệ thống, bao gồm điều chỉnh chính sách, đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên.
Thúc đẩy Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo Hội đồng Anh khai trương trung tâm giảng dạy lớn nhất ở Hà Nội

Đó là nhận định chung của các chuyên gia giáo dục tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Hướng tới mục tiêu Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Các cơ sở giáo dục và đội ngũ nhà giáo cần chuẩn bị những gì?” vừa diễn ra tại Trường Đại học Thành Đô. Chương trình có sự tham gia của gần 200 nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, nghiên cứu sinh và các nhà giáo trong nước.

Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Lộc, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã đem tới một góc nhìn mới về mối tương quan giữa năng lực tiếng Anh và trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. GS. Lộc đưa ra các khuyến nghị về việc cần xem xét kỹ lưỡng về bẫy tiếng Anh trung bình, cần có các mục tiêu phù hợp cho việc phát triển năng lực tiếng Anh không nhất thiết đặt nặng vai trò kinh tế vào chương trình dạy - học tiếng Anh và cần cân đối nguồn lực phù hợp để thoát khỏi bẫy tiếng Anh trung bình.

Chuyên gia bàn giải pháp đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2
GS.TS Nguyễn Lộc, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chia sẻ tại hội thảo

GS.TS Nguyễn Lộc nhấn mạnh, ở Việt Nam, mặc dù số lượng người học ngoại ngữ ngày càng gia tăng nhưng chất lượng đào tạo và khả năng sử dụng thực tế vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng. Sự mất cân đối giữa các vùng miền, sự chênh lệch trong năng lực giảng dạy của giáo viên, cùng với các rào cản tâm lý như lo âu ngôn ngữ và thiếu môi trường thực hành đã góp phần tạo nên tình trạng “bẫy trình độ trung bình”. Để khắc phục vấn đề này, việc phát triển chính sách đào tạo dài hạn, tập trung vào năng lực ngôn ngữ thực tiễn thay vì cách tiếp cận học thuật hóa truyền thống là một giải pháp thiết yếu.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần có hệ thống kiểm định thống nhất dành riêng cho các chương trình đào tạo tiếng Anh. PGS.TS Nguyễn Hữu Cương - Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng, Trưởng nhóm nghiên cứu giáo dục, trường Đại học Văn Lang đưa ra các khuyến nghị giúp các cơ sở giáo dục tại Việt Nam chuẩn bị tốt hơn cho quá trình kiểm định và công nhận quốc tế. Ông nhấn mạnh ngoài kiểm định nhà trường, kiểm định chương trình, hiện nay xu hướng kiểm định các khoá học tiếng Anh cũng ngày càng phát triển.

Chuyên gia bàn giải pháp đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2
PGS.TS Nguyễn Hữu Cương - Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng, Trưởng nhóm nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Văn Lang chia sẻ tại hội thảo

Cùng với việc chuẩn hóa chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực tiếng Anh của học sinh, sinh viên. ThS. Ngô Huy Tâm, Chuyên gia tư vấn giáo dục đã phân tích cách thức tiếp cận tích hợp sử dụng các mô hình CLIL (dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ), CALLA (tiếp cận nhận thức trong giảng dạy ngôn ngữ học thuật) và EMI (giảng dạy bằng tiếng Anh) trong các môn học K-12 tại Việt Nam với mục tiêu nâng cao hiệu quả giảng dạy song ngữ, hướng tới việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai.

Tương tự, ThS. Nguyễn Thị Liên Hương, Viện Nghiên cứu Giáo dục và Chuyển giao tri thức, Trường Đại học Thành Đô mang tới một bức tranh toàn cảnh về nghiên cứu giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam. Sử dụng phương pháp trắc lượng thư mục học, ThS. Hương, cung cấp một phân tích toàn diện về xu hướng nghiên cứu, xu hướng cộng tác và các đóng góp chính sách tập trung khai thác thư mục về nghiên cứu giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam, đánh giá sự phát triển, các xu hướng sư phạm và tác động chính sách. Kết quả giúp nhận diện các hướng nghiên cứu nổi bật, thách thức và đề xuất cải tiến trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh.

Chuyên gia bàn giải pháp đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2
Các đại biểu dự hội thảo

Tại hội thảo, hai bài báo cáo xuất sắc đạt giải Best Paper Award đã mang đến những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh. Bài nghiên cứu “Enhancing Second Language Listening Skills through Technology-Enhanced Task-Based Language Teaching” chứng minh hiệu quả của phương pháp giảng dạy theo nhiệm vụ có ứng dụng công nghệ trong việc cải thiện kỹ năng nghe, động lực học tập và sự tự tin của học sinh trung học.

Trong khi đó, bài “Transforming TESOL Practices through Cognitive Psychology: A Collaborative Action Research with a Secondary School English Teacher” khai thác ứng dụng của tâm lý học nhận thức trong giảng dạy, giúp giáo viên tích hợp hiệu quả các nguyên tắc về trí nhớ làm việc, siêu nhận thức và tư duy phát triển vào lớp học. Hai nghiên cứu này không chỉ có giá trị thực tiễn cao mà còn góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi sang tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Hội thảo đã mở ra những thảo luận sâu sắc về tương lai của giáo dục tiếng Anh tại Việt Nam. Tập trung vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, hội thảo không chỉ đưa ra các phân tích lý thuyết mà còn đề xuất những giải pháp thiết thực, từ việc xây dựng chính sách giáo dục, cải tiến phương pháp giảng dạy đến việc ứng dụng công nghệ trong lớp học.

Đọc thêm

Việt Nam đứng thứ 5 thế giới kỳ thi Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương Giáo dục

Việt Nam đứng thứ 5 thế giới kỳ thi Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương

TTTĐ - Tối 27/5, thông tin tới báo chí, Bộ Giáo dục Đào tạo (GD&ĐT) nhận được thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương (APIO) năm 2025 do Uzbekistan đăng cai tổ chức.
Quốc hội sẽ “nóng” tại cuộc chất vấn về dạy thêm, học thêm Giáo dục

Quốc hội sẽ “nóng” tại cuộc chất vấn về dạy thêm, học thêm

TTTĐ - Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn về việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm...
Tổng kết và trao giải cuộc thi “Thần đồng tiếng Việt 2025” Giáo dục

Tổng kết và trao giải cuộc thi “Thần đồng tiếng Việt 2025”

TTTĐ - Ngày 27/5, Trường Tiểu học và THCS Unigo tổ chức Chung kết và Trao giải cuộc thi “Thần đồng tiếng Việt 2025”.
Nestlé Việt Nam ký kết hợp tác với ĐH Quốc gia TP HCM thực thi mô hình “3 nhà” Giáo dục

Nestlé Việt Nam ký kết hợp tác với ĐH Quốc gia TP HCM thực thi mô hình “3 nhà”

TTTĐ - Nestlé Việt Nam và Đại học Quốc gia TP HCM vừa ký kết hợp tác nhằm phối hợp triển khai nhiều sáng kiến thiết thực nhằm đào tạo, phát triển và kết nối nhân tài trẻ theo mô hình hợp tác “3 nhà” (Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp) vừa ra mắt.
Hà Nội có thêm 4 học sinh ưu tú được kết nạp Đảng Giáo dục

Hà Nội có thêm 4 học sinh ưu tú được kết nạp Đảng

TTTĐ - Chiều 26/5, Chi bộ Trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng, Hà Nội tổ chức lễ kết nạp Đảng cho 4 học sinh lớp 12.
Đã có 16 học sinh Trường THPT Việt Đức được kết nạp Đảng Giáo dục

Đã có 16 học sinh Trường THPT Việt Đức được kết nạp Đảng

TTTĐ - Sáng 26/5, Đảng bộ Trường THPT Việt Đức, Hà Nội tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho 12 quần chúng là học sinh xuất sắc, ưu tú.
Gần 29.000 thí sinh đăng ký thi lớp 10 công lập tại Hải Dương Giáo dục

Gần 29.000 thí sinh đăng ký thi lớp 10 công lập tại Hải Dương

TTTĐ - Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, toàn tỉnh có gần 29.000 học sinh lớp 9 đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026.
Khởi đầu vững vàng với giáo dục mầm non: Từ yêu thương đến tự lập Giáo dục

Khởi đầu vững vàng với giáo dục mầm non: Từ yêu thương đến tự lập

TTTĐ - Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Việc áp dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến, phù hợp sẽ giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ ngay từ những bước chân chập chững đầu đời.
Áp lực mùa thi: Hành trình trưởng thành và rèn luyện bản lĩnh Giáo dục

Áp lực mùa thi: Hành trình trưởng thành và rèn luyện bản lĩnh

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, mang theo những áp lực không nhỏ cho các sỹ tử 2k7. Đây không chỉ là kỳ thi quan trọng nhất sau 12 năm học mà còn là cánh cửa quyết định tương lai, định hình con đường sự nghiệp của các em.
Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật góp 1 tỷ đồng tặng sinh viên Giáo dục

Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật góp 1 tỷ đồng tặng sinh viên

TTTĐ - Mới đây, GS Furuta Motoo, Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật (VJU) - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã quyết định dành 1 tỷ đồng trích từ tiền thưởng của Giải thưởng Bảo Sơn vừa được nhận để quyên góp cho quỹ học bổng sinh viên nhà trường và ủng hộ các tổ chức giáo dục.
Xem thêm