Tag

Chuyện đồng phục học sinh đầu năm học mới

Giáo dục 25/08/2022 17:13
aa
TTTĐ - Theo văn bản hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động đầu năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các nhà trường không bắt buộc học sinh mua đồng phục mới, có thể cung cấp mẫu để phụ huynh chủ động mua sắm cho học sinh.
Hà Nội chỉ đạo tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, lấy học sinh là trung tâm Hà Nội: Khai giảng trực tiếp, thống nhất trên toàn thành phố từ 7h30 ngày 5/9

Học sinh mặc đồng phục là cần thiết

Vào đầu năm học, chuyện đồng phục học sinh luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh tranh luận gay gắt. Dù quy định không bắt buộc phụ huynh, học sinh phải mua đồng phục mới, chỉ cần các em mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, theo nhiều phụ huynh, việc học sinh mặc đồng phục khi đến trường là điều cần thiết.

Chuyện đồng phục học sinh đầu năm học mới
Đồng phục học sinh là niềm tự hào của học sinh về truyền thống của nhà trường

Chị Nguyễn Thị Thu Phương (phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Ở thế hệ của chúng tôi khi đi học thường sẽ hay so sánh bạn nào có quần áo đẹp hơn, kiểu dáng thời trang hơn, nhất là với con gái đang tuổi dậy thì lại càng để ý đến chuyện ăn mặc, quần áo của bạn bè. Những học sinh có điều kiện kinh tế gia đình kém hơn các bạn khác thường sẽ khá tự ti khi đi học”.

Cho rằng, ở thành phố lớn, khoảng cách giàu - nghèo cũng đã ít nhiều bị xóa mờ nhưng không hoàn toàn hết. Có nhiều học sinh sành điệu, sớm được bố mẹ cho dùng đồ hiệu. Vì vậy, chị Phương cho rằng, bộ đồng phục học sinh là cần thiết giúp các em xóa tan khoảng cách về giàu nghèo, chú tâm hơn vào việc học. Thêm vào đó, mặc đồng phục đến trường sẽ giúp các em học sinh thêm tự hào về truyền thống của nhà trường, đảm bảo an toàn cho học sinh.

Đồng tình với quan điểm ấy, anh Phương Minh Thắng (quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Đồng phục với học sinh là cần thiết. Trang phục đi học khác với trang phục đi chơi, đi dã ngoại. Nếu không quy định đồng phục, mỗi cháu sẽ mặc một kiểu, một mốt khác nhau dễ gây xao nhãng chuyện học hành mà chỉ đi để ý xem áo quần của bạn nào đẹp hơn, thời trang hơn. Tuy nhiên, nên có quy định về đồng phục như thế nào cho hợp lý cũng là điều đáng bàn”.

Theo anh Thắng, đồng phục học sinh chỉ cần kiểu dáng đơn giản, nhẹ nhàng, thiết kế gọn gàng, ít loại, mẫu khác nhau để mọi gia đình đều sẵn sàng. Ví dụ chỉ nên có một mẫu đồng phục mùa đông, một mẫu đồng phục mùa hè và một mẫu thể dục.

Không để học sinh vì chưa có đồng phục mới mà chưa được vào học

Thời điểm chuẩn bị vào năm học mới, tại Hà Nội, nhiều trường đã triển khai việc cho học sinh đăng ký đồng phục. Điều đặc biệt, các nhà trường khuyến khích học sinh không mua mới đồng phục nếu không thật sự cần thiết, có thể dùng lại đồng phục của các anh chị đã tốt nghiệp, học lớp trên (nếu có). Như tại trường THCS Nguyễn Trãi (quận Hà Đông), phụ huynh học sinh có thể đăng ký mua đồng phục cho học sinh tại trường hoặc dùng lại của anh chị lớp trên.

Chuyện đồng phục học sinh đầu năm học mới
Trẻ mầm non ở trường Mầm non Đa Sỹ trong một giờ học

Thầy và trò trường Mầm non Đa Sỹ (quận Hà Đông, Hà Nội) hân hoan hướng đến lễ khai giảng năm học mới đầu tiên - năm học 2022 - 2023. Ngôi trường được thành lập đúng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở thành niềm phấn khởi của hàng nghìn cư dân phường Kiến Hưng khi giảm tải được áp lực về sĩ số cho các ngôi trường lân cận, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh trên địa bàn. Các học sinh được thụ hưởng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại.

Để chuẩn bị cho năm học mới, cũng như bao ngôi trường khác, nhà trường vừa triển khai cho phụ huynh đăng ký và phát đồng phục đến học sinh. Cô Trịnh Thùy Linh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Mỗi bộ đồng phục có giá 160.000 đồng. Do đặc thù lứa tuổi học sinh mẫu giáo, mầm non nhiều khi mỗi ngày thay vài bộ quần áo nên đồng phục khuyến khích được sử dụng vào các dịp lễ quan trọng của nhà trường.

Ngoài ra, nhà trường phối kết hợp với phụ huynh cho các con mặc đồng phục 2 buổi /tuần để tạo màu sắc tươi mới trong giờ học. Nhiều bé thấy có đồng phục mới và đẹp còn thích thú bảo mẹ mặc cho con mỗi khi đến lớp".

Theo đánh giá của phụ huynh, mức giá này là hợp lý khi so sánh với kiểu dáng thiết kế và chất vải. Nhà trường chú trọng khâu chọn vải (vải cotton thấm mồ hôi tốt). Các bạn trai và gái đều mặc quần cho tiện. Đồng phục có logo riêng của nhà trường.

Cô Linh cũng cho biết: Trường Mầm non Đa Sỹ có rất nhiều cây xanh, các bé thường xuyên được xuống vườn gần gũi với thiên nhiên nên nhà trường chọn đồng phục tông màu vàng để ở góc nhỏ nào của trường, các con cũng được nổi bật.

Còn tại trường THCS Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội), nhà trường có thông báo cụ thể về đăng ký và mua đồng phục cho học sinh. Theo cô Phạm Thị Thục Hạnh - Hiệu trưởng nhà trường: Khi triển khai đến phụ huynh, nhà trường có thông báo rõ về việc phụ huynh có thể tùy ý lựa chọn mua mục nào.

Trường cũng khuyến khích các em có thể sử dụng lại đồng phục của anh, chị nếu có. Nhà trường cũng cho học sinh đăng ký mua logo từ đơn vị may đồng phục với giá 10.000 đồng/logo để các em tự may theo đúng số đo của mình.

Mới đây, trong văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở yêu cầu các trường cần thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Theo đó, không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, cần mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp lứa tuổi học sinh và văn hóa của địa phương, được Hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh đồng thuận. Nhà trường có thể cung cấp mẫu (kiểu dáng, màu sắc, logo...) để phụ huynh chủ động mua sắm cho học sinh. Các trường không để một học sinh nào vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học.

Đọc thêm

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Xem thêm