Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới
Động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định tầm nhìn "Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp".
![]() |
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các thành tựu về công nghệ chuyển đổi số của Tập đoàn VNPT |
Trong hơn 4 năm chương trình chuyển đổi số quốc gia được triển khai, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ.
![]() |
Hà Nội triển khai nhiều hệ thống thông tin và ứng dụng phục vụ công dân và doanh nghiệp, trong đó có ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) |
Mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cả nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Đáng chú ý, riêng về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, theo báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử - EGDI năm 2024 mới được Liên hợp quốc công bố, Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 86 lên xếp thứ 71/193 quốc gia và vùng lãnh thổ, lần đầu tiên có tên trong nhóm nước có chỉ số Chính phủ điện tử đạt mức rất cao.
![]() |
Nhân viên EVNSPC giới thiệu hoạt động của trung tâm chăm sóc khách hàng, App CSKH |
Đây cũng là vị trí cao nhất của Việt Nam kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên hợp quốc vào năm 2003 cho đến nay.
Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng chuyển đổi số.
Tổng Bí thư khẳng định: Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất.
Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số.
“Thực hiện cách mạng chuyển đổi số với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi do Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đem lại, đưa đất nước đi tắt đón đầu phát triển vượt bậc. Bộ Chính trị sẽ sớm nghiên cứu, ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia để lãnh đạo thực hiện quyết liệt trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.
Đảm bảo người dân được thụ hưởng các thành quả chuyển đổi số
Với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, nhằm tiếp tục thúc đẩy các Bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình chuyển đổi số quốc gia và các chiến lược, đề án liên quan trong năm tới, từ năm 2024, ngành Thông tin và Truyền thông đã hướng dẫn các Bộ, tỉnh thành xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2025.
![]() |
Các địa phương tích cực chuyển đổi số, xây dựng đô thị thành phố thông minh |
Trong đó, ngành Thông tin và Truyền thông đã nêu rõ các yêu cầu chung, một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 và đặc biệt là cung cấp cho các Bộ, ngành, địa phương khung kế hoạch chuyển đổi số cấp Bộ, tỉnh năm 2025 để các đơn vị thuận tiện trong xây dựng và triển khai công tác chuyển đổi số năm tới.
Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 của các Bộ, ngành, địa phương phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm; là chủ thể và là mục tiêu của chuyển đổi số, người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật những thành quả do chuyển đổi số mang lại theo tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”; gắn kết chặt chẽ với hoạt động cải cách quy trình, thủ tục hành chính, hiện đại hóa hoạt động hành chính của cơ quan Nhà nước...
![]() |
Đoàn viên, thanh niên Bắc Giang hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) |
Cùng với đó, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 phải gắn liền với thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu; gắn liền với bố trí nguồn lực thực thi phù hợp; bám sát thực tiễn, bám sát các quan điểm, định hướng và nhiệm vụ giải pháp trọng tâm chuyển đổi số, có tính đột phá, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo công tác tổ chức triển khai, phân công nhiệm vụ chuyển đối số phải cụ thể, rõ việc, rõ trách nhiệm; phải đảm bảo phù hợp khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
Đối với nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, tỉnh năm 2025, ngành Thông tin và Truyền thông điểm ra 9 nhóm chính kèm hướng dẫn cụ thể nội dung của từng nhóm nhiệm vụ, bao gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số; thể chế, chính sách số; hạ tầng số; nhân lực số; phát triển dữ liệu số; an toàn thông tin mạng; chính phủ số; kinh tế số và xã hội số; nâng cao nhận thức, tuyên truyền, truyền thông và các giải pháp khác đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đưa Việt Nam tham gia đường đua khai phá nền kinh tế số nghìn tỷ đô của khu vực

Chuyển đổi số quốc gia, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Hà Nội hội tụ điều kiện tiên phong hiện thực hóa Nghị quyết 57

Lắng nghe góp ý của các Tổng Lãnh sự để thu hút đầu tư

Nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho thanh niên

Đà Nẵng: Ứng dụng AI truyền thông sáng tạo, quảng bá lịch sử

MobiFone eContract - số hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng

Quận Gò Vấp ra mắt ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số"

Tỉ lệ ứng dụng AI của nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á
