Tag

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ"

Văn hóa 02/09/2020 06:00
aa
TTTĐ - Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ" tái hiện hành trình vĩ đại của dân tộc từ mốc son 75 năm trước đến nay.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ" diễn ra tối 1.9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã mở đầu với hòa tấu kèn cùng dàn nhạc, ca khúc "Mười Chín tháng Tám" (sáng tác Xuân Oanh), Lời Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" (sáng tác Hoàng Hà).

Chương trình nghệ thuật này do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19.8.1945 - 19.8.2020) và Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2020).

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Dự chương trình có Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh...

Đến dự còn có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Hà Nội.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ" được chia làm 3 chương, có sự kết hợp những cảm xúc nồng nàn, sâu lắng về đất nước, con người Việt Nam; tái hiện hành trình vĩ đại của dân tộc từ mốc son 75 năm trước đến nay, thông qua các tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

Tiết mục mở màn chương trình. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Tiết mục mở màn chương trình nghệ thuật "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ". Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Trong đó, chương đầu có tên gọi "Đất nước", mở ra cuốn sử thi thời dựng nước với những hình ảnh gần gũi, thân quen, khắc họa sâu sắc bằng âm nhạc hình tượng đất nước hàng ngàn năm lịch sử và truyền thống yêu nước. Trong phần này, các nghệ sỹ gửi tới khán giả hoạt cảnh thơ múa "Đất nước" (thơ Nguyễn Khoa Điềm), hát múa "Đất nước lời ru" (sáng tác Văn Thành Nho), "Đất nước" (nhạc Phạm Minh Tuấn, thơ Tạ Hữu Yên), “Làng tôi” (sáng tác Hồ Bắc), “Biển hát chiều nay” (sáng tác Hồng Đăng)...

Chương 2 mang tên "Khát vọng hòa bình" đưa công chúng đi dọc chiều dài lịch sử của đất nước, qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng đầy vinh quang, hào hùng, ngời sáng niềm tin tất thắng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc ta.

Câu chuyện của đất nước anh hùng được kể bằng âm nhạc với những ca khúc cách mạng đi vào lòng người trong từng giai đoạn lịch sử, thấm đẫm niềm tin, sự tự hào về sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, quyết tâm giành độc lập, thống nhất dưới dự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập... Có thể kể đến các tác phẩm nổi tiếng như “Đường chúng ta đi” (sáng tác Huy Du), “Giải phóng Điện Biên” (âm nhạc của Văn Cao, Đỗ Nhuận, Hoàng Vân), “Bài ca hy vọng” (sáng tác Văn Ký), “Dáng đứng Việt Nam” (âm nhạc Nguyễn Chí Vũ, thơ Lê Anh Xuân)...

Tiết mục văn nghệ trong chương trình nghệ thuật đặc biệt. Ảnh Thanh Tùng/TTXVN

Tiết mục văn nghệ trong chương trình nghệ thuật đặc biệt. Ảnh Thanh Tùng/TTXVN

Chương 3 "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ" cũng là chủ đề chính của chương trình. Trong phần này, công chúng được thưởng thức các tác phẩm “Đất nước tình yêu” (sáng tác Lệ Giang), “Hà Nội niềm tin và hy vọng” (sáng tác Phan Nhân), “Trên công trường rộn tiếng ca (sáng tác Ngô Quốc Tính), “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” (sáng tác Nguyễn Văn Thương) và liên khúc hát múa kết thúc “Tình em biển cả” (sáng tác Nguyễn Đức Toàn), “Việt Nam quê hương tôi” (sáng tác Đỗ Nhuận).

Ảnh Thanh Tùng/TTXVN

"Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ" là chương trình thuộc chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm tôn vinh những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc; xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước, thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, khẳng định công lao, cống hiến to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế trong 75 năm qua.

Ảnh Thanh Tùng/TTXVN

Ảnh Thanh Tùng/TTXVN

Đọc thêm

Giỗ Tổ Hùng Vương và động lực đoàn kết, vươn lên Văn hóa

Giỗ Tổ Hùng Vương và động lực đoàn kết, vươn lên

TTTĐ - Giỗ Tổ Hùng Vương cùng tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng đã trở thành niềm thành kính của người dân Việt Nam từ trong tiềm thức. Hoạt động này không chỉ là hội tụ văn hóa tâm linh của toàn dân tộc mà còn là biểu thị của sự đoàn kết, gắn bó, thương yêu nhau của đồng bào sinh ra từ một bọc.
Phan Minh Huyền khoe nhan sắc trong trẻo với đầm trắng tinh khôi Thời trang - Làm đẹp

Phan Minh Huyền khoe nhan sắc trong trẻo với đầm trắng tinh khôi

TTTĐ - Mới đây, Phan Minh Huyền xuất hiện tại một sự kiện với nhan sắc trong trẻo trong chiếc đầm trắng tinh khôi. Như một đóa hoa giữa trời tháng tư Hà Nội, nữ diễn viên khiến ai cũng phải ngoái nhìn trầm trồ, ngưỡng mộ.
Bí quyết giữ gìn sự tươi trẻ của Hoa hậu Tài năng Tân Lê Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết giữ gìn sự tươi trẻ của Hoa hậu Tài năng Tân Lê

TTTĐ - Vóc dáng săn chắc, làn da căng tràn sức sống, phong thái rạng ngời của Hoa hậu Tài năng Việt Nam Tân Lê khiến nhiều người ngưỡng mộ. Vậy đâu là bí quyết để người đẹp luôn luôn tự tin, tỏa sáng như vậy?
Chương trình cầu truyền hình đặc biệt "Bản trường ca hòa bình" Nghệ thuật

Chương trình cầu truyền hình đặc biệt "Bản trường ca hòa bình"

TTTĐ - Chương trình cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình” được xây dựng quy mô, công phu, tái hiện một cách chân thực về những gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc Việt Nam, trong đó, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là chương rực rỡ nhất.
Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ Văn hóa

Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ

TTTĐ - Sáng 5/4, tại Quần thể Di tích lịch sử Quốc gia điện Thừa Hoa và Phúc Quang Từ đường (xã Định Hòa, Yên Định), Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ.
Công nghiệp văn hóa: Cơ hội vàng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp Văn hóa

Công nghiệp văn hóa: Cơ hội vàng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp

TTTĐ - Hà Nội luôn đề cao những phát triển mới trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Với việc xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Công nghiệp Văn hóa khẳng định đây không chỉ là bước đi chiến lược nhằm hiện thực hóa tầm nhìn “Thành phố sáng tạo” mà còn mở ra vô vàn cơ hội cho giới trẻ khẳng định bản thân, phát triển sự nghiệp trên nền tảng văn hóa dân tộc kết hợp đổi mới sáng tạo.
Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm Văn hóa

Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm

TTTĐ - Dịp nghỉ Giỗ Tổ và nghỉ lễ 30/4, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và khu vực phố cổ, nhằm tạo điểm đến hấp dẫn, kích cầu du lịch.
Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội Nghệ thuật

Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - "Tôi cảm thấy vô cùng háo hức, hào hứng và mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội", bạn Lại Diễm Quỳnh - một nhân viên tại công ty truyền thông ở Hà Nội vui vẻ chia sẻ.
Phù điêu Kala Núi Bà: Bảo vật quốc gia đầu tiên của Phú Yên Văn hóa

Phù điêu Kala Núi Bà: Bảo vật quốc gia đầu tiên của Phú Yên

TTTĐ - Phù điêu Kala Núi Bà, tuyệt tác điêu khắc đá độc bản thế kỷ XIV, biểu tượng văn hóa Champa vừa được vinh danh bảo vật quốc gia. Hiện vật quý hiếm này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo của vùng đất này.
Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Nghệ thuật

Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý, khai thác phát huy giá trị của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ về một số nội dung phát huy nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa.
Xem thêm