Tag
Huyện Phúc Thọ (Hà Nội)

Chuẩn bị kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa

Người Hà Nội 24/09/2024 10:37
aa
TTTĐ - Theo kế hoạch của huyện Phúc Thọ (Hà Nội), Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 4 - 6/10 (tức 2 - 4/9 Âm lịch) tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn (xã Hát Môn). Đồng thời, huyện cũng tham gia diễu hành, giới thiệu tín ngưỡng "Thờ Hai Bà Trưng" trong phần "Hà Nội - Dòng chảy di sản" tại "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô sắp tới.
Phát huy truyền thống Hai Bà Trưng, xứng danh phụ nữ Thủ đô anh hùng Lịch sử hào hùng Hai Bà Trưng được tái hiện bằng 3D mapping Tưng bừng khai hội "Âm vang Mê Linh"

Tương truyền, năm 40 sau Công nguyên, đất nước ta dưới sự đô hộ của nhà Đông Hán. Khi đó Tô Định làm Thái thú quận Giao Chỉ đã thi hành những chính sách hà khắc và thực hiện đồng hoá dân tộc Việt.

Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, sinh ra ở vùng địa linh Phong Châu lại vốn dòng dõi Lạc Hồng, vì thế Hai Bà không chấp nhận nhìn cảnh dân tình lầm than.

Trưng Trắc cùng chồng Thi Sách đã lên kế hoạch chống lại quân Đông Hán nhưng biết được điều này, Tô Định đã cho thuộc hạ ám hại Thi Sách, khiến bà Trưng Trắc càng thêm căm phẫn.

Tái hiện “Màn trống hội xưng Vương” tại
Tái hiện “Màn trống hội xưng Vương” tại Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa

Ngày mồng 4 tháng 9 năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa tại cửa sông Hát, quyết đánh đuổi quân Đông Hán, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Hai Bà Trưng đã truyền hịch đi khắp nơi, chiêu mộ anh tài, kêu gọi các anh hùng hào kiệt tướng sỹ tài giỏi giúp khởi nghĩa.

Qua một thời gian ngắn, Hai Bà đã hội tụ được hàng ngàn anh hùng hào kiệt đem quân về tụ nghĩa.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng sau đó giành thắng lợi, thu phục 65 thành trì, non sông thu về một mối, Nhân dân được hưởng thái bình, Hai Bà xưng vương và đóng đô ở Mê Linh. Sử sách chép lại, Hát Môn là ngôi đền gắn với 3 điển tích của Hai Bà Trưng.

Thứ nhất, đó là nơi Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa; thứ hai, sau khi chiến thắng, Hai Bà về đây khao quân; cuối cùng, nơi đây Hai Bà đã gieo mình xuống dòng sông Hát để bảo toàn tiết hạnh. Vì thế, đền Hát Môn là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn và những câu chuyện lịch sử giá trị nhất về khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Trong đền Hát Môn có khắc lời thề của Hai Bà Trưng khi truyền hịch khởi nghĩa.“Thiên Nam ngữ lục” ghi lời thề như sau: "Một xin rửa sạch nước thù / Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng / Ba kêu oan ức lòng chồng / Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này".

Đền thờ Hát Môn
Đền thờ Hát Môn

Tưởng nhớ công ơn Hai Bà, Nhân dân huyện Phúc Thọ từ xưa đến nay tổ chức 3 lễ hội lớn trong năm: Ngày 6/3 Âm lịch (ngày giỗ Hai Bà), ngày 4/9 Âm lịch (Hai Bà tế cờ khởi nghĩa) và ngày 24 tháng Chạp (lễ Mộc dục) tại đền Hát Môn.

Năm nay, huyện Phúc Thọ đã xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà hội quân tế cờ khởi nghĩa một cách bài bản, đảm bảo yếu tố truyền thống với nhiều hoạt động tổ chức liên tục như: Đón lễ của các thôn, các di tích, Nhân dân, du khách thập phương; rước lễ làng và tế cáo yết, lễ trình và thực hiện quán sái tam sinh.

Phần hội có các hoạt động biểu diễn văn nghệ quần chúng của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đơn vị, câu lạc bộ hát trống quân xã Hát Môn.

Đặc biệt vào ngày 4/9 Âm lịch, hoạt động chính diễn ra với điểm nhấn là Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa và công bố điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn.

Trong dịp này, nhiều hoạt động cũng được diễn ra như tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm truyền thống, sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP của huyện; Liên hoan hát dân ca và nhạc cổ truyền; các hoạt động thể thao như kéo co, đẩy gậy, biểu diễn võ thuật và các trò chơi dân gian; rước kiệu của các xã, thị trấn và của Liên hiệp các di tích cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Ngoài việc tỏ lòng biết ơn Hai Bà Trưng, Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà hội quân tế cờ khởi nghĩa còn là dịp để huyện Phúc Thọ phát huy giá trị di sản văn hóa, quảng bá nét đẹp truyền thống, từng bước xây dựng điểm đến kết nối du lịch, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm