Chuẩn Basel II việc không dễ dàng
![]() |
Nhiều ngân hàng gặp khó trong việc tăng vốn điều lệ để đáp ứng chuẩn Basel II (ảnh minh họa, nguồn Internet)
Bài liên quan
Nam A Bank với chiến lược nâng tầm chất lượng dịch vụ 5 sao
Nhiều ứng dụng ngân hàng số tại VietAI Summit 2019
9 tháng đầu năm, lợi nhuận HDBank đạt 3.448 tỷ đồng, nợ xấu chỉ 1,1%
BIDV và NAPAS công bố triển khai dịch vụ kết nối với tổ chức thẻ nội địa Liên bang Nga NSPK
Basel II khiến vốn điều lệ tại các ngân hàng trở nên “nóng”
Thời gian áp dụng Basel II chỉ còn 2 tháng nữa. Do vậy, thời điểm này việc tăng vốn của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang trở nên rất "nóng", nhất là khi Thông tư 41 về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng.
Để đạt chuẩn Basel II nhiều ngân hàng Thương mại Cổ phần đã tăng vốn điều lệ. Theo số liệu cập nhật từ phía Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến nay đã có 17 Ngân hàng Thương mại đăng ký áp dụng Thông tư 41 trước thời hạn. Trong đó có 10 ngân hàng là Vietcombank, TPBank, Techcombank, MSB, HDBank VIB, OCB, VPBank, MB, ACB, đã được cấp “giấy chứng nhận” áp dụng Basel II
Trong “hành trình” tăng vốn điều lệ, VIB là một ví dụ điển hình. Ngân hàng này vừa tăng vốn điều lệ thành công từ 7.834 tỷ đồng lên 9.245 tỷ đồng, tương đương với tăng thêm 18%. Tiếp đó, OCB cũng đã nâng vốn điều lệ từ mức 6.599 tỷ đồng lên 7.898 tỷ đồng.
Ngân hàng SEABank cũng vừa hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn từ 7.688 tỷ đồng lên 9.369 tỷ đồng trong tháng 9 vừa qua.
Trước đó, Ngân hàng TPBank cũng đã thông qua kế hoạch nâng vốn điều lệ từ 5.842 tỷ đồng lên 8.533 tỷ đồng trong năm 2018. Việc tăng vốn sẽ thực hiện qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức (tổng cộng 544 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ chia 8,37%) và chia cổ phiếu thưởng từ nguồn tiền thặng dư thu được của đợt phát hành này (1.314 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ khoảng 20%).
HDBank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 22%, lên 11.972 tỷ đồng bằng phát hành cổ phiếu thưởng và phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động
Theo lộ trình mà Chính phủ đề ra, đến năm 2020, cơ bản các Ngân hàng Thương mại sẽ phải có mức vốn tự có đủ đáp ứng chuẩn mực của Basel II, trong đó, ít nhất 12-15 ngân hàng áp dụng thành công toàn bộ tiêu chuẩn này.
"Vốn điều lệ tăng sẽ giúp các ngân hàng tăng năng lực tài chính, tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ… Quan trọng hơn cả là để các ngân hàng đáp ứng chuẩn Basel II đang cận kề", ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank cho biết.
Khả năng thực hiện đúng lộ trình Basel II sẽ rất khó
Như vậy, việc tăng vốn điều lệ vào thời điểm này đang trở nên cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại. Do vậy, các chuyên gia tài chính ngân hàng đưa ra nhận định, để các ngân hàng đáp ứng chuẩn Basel II việc không hề dễ dàng.
Bà Trần Thị Thu Hằng, đại diện Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, cho biết: “Một số ngân hàng đang trong quá trình kiểm soát đặc biệt và gặp khó khăn trong việc tăng vốn, nên khả năng thực hiện đúng lộ trình Basel II sẽ khó khăn”.
Để gỡ khó cho các ngân hàng, khi sửa đổi Thông tư 36, Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung điều khoản của Thông tư 41, cho phép các ngân hàng có thêm thời gian thực hiện Thông tư 41. Tuy nhiên, trong Thông tư sẽ có những điều khoản chặt chẽ, yêu cầu quy định về hệ số rủi ro cao hơn đối với những ngân hàng.
Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, cho biết, Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% đã tiến gần đến quy định quản lý rủi ro của Basel II. Thông tư 41 mới chỉ là một phần của Basel II, bởi các quy định và tiêu chí trong Hiệp ước này rộng và còn phức tạp hơn nhiều. Do vậy, năm 2020 vẫn còn nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong việc áp dụng Base II. Ngoài một số ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước công nhận có khả năng áp dụng Basel II thì có tới ½ số Ngân hàng thương mại cổ phần sẽ không thể áp dụng Basel II cho đến cuối năm 2020.
“Ngân hàng phải có một dữ liệu về những loại tài sản rủi ro của mình từ nhiều năm. Có một số ngân hàng không lưu trữ dữ liệu một cách thống nhất từ nhiều năm nay, mỗi năm lại thay đổi tính chất của loại nợ, ví dụ như cho vay bất động sản lúc thì tính là kinh doanh, có thời điểm lại tính vào tiêu dùng. Đây là vấn đề mà các ngân hàng Việt đang gặp nhiều trở ngại” ông Hiếu nói.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kể từ 1/1/2020, tất cả các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ quy định tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn tại Thông tư 41. Từ năm 2021, các ngân hàng áp dụng quy trình đánh giá nội bộ mức độ đủ vốn (ICAAP) theo Basel II. Từ năm 2023, một số ngân hàng áp dụng chuẩn mực an toàn vốn theo phương pháp nâng cao cơ bản (FIRB) của Basel II.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk
