Tag

Chú trọng phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

Người Hà Nội 03/11/2023 12:55
aa
TTTĐ - Để thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, nhiều quận, huyện đã chú trọng phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng những chuẩn mực, giá trị của gia đình, dòng họ.
Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh Hà Nội luôn chứng tỏ quyết tâm dẫn đầu về văn hóa Hệ giá trị gia đình Hà Nội trong thời đại mới

Xã hội hóa Văn Từ Thượng Phúc - câu chuyện của Thường Tín

“Từ xưa, Thường Tín là đất danh hương, đất trăm nghề. Từ việc xác định văn hóa - lịch sử vừa là nền tảng, là động lực phát triển, từ nguồn xã hội hóa, huyện Thường Tín đã triển khai dự án xây dựng và phát huy giá trị văn hóa lịch sử công trình Văn Từ Thượng Phúc, tạo nên một quần thể không gian truyền thống giàu bản sắc của miền "đất danh hương”, ông Nguyễn Tiến Minh, Bí thư Huyện ủy Thường Tín mở đầu bài tham luận trong một cuộc tọa đàm mới đây về xây dựng hệ giá trị, chuẩn mực người Hà Nội.

Cũng theo ông Nguyễn Tiến Minh, Văn Từ Thượng Phúc do Tiến sĩ Dương Công Độ - người Nhị Khê xây dựng tại xã An Duyên, tổng Tín An (nay thuộc thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín) vào năm Chính Hòa thứ 16 (1695). Song hành việc xây dựng Văn Từ, Tiến sĩ Dương Công Độ soạn văn, khắc lên bia đá 4 mặt chữ tên tuổi của 75 nhà khoa bảng.

Năm 2018, Văn Từ Thượng Phúc được xây dựng, tu sửa nhằm phát huy giá trị truyền thống khoa bảng, truyền thống hiếu học của huyện Thượng Phúc xưa (huyện Thường Tín ngày nay); khôi phục lại nơi tôn thờ và ghi danh các bậc hiền tài, các nhà khoa bảng, qua đó kế thừa các giá trị văn hóa, lịch sử; đồng thời phát huy những giá trị truyền thống từ ngàn đời của vùng đất này.

Hà Nội: Chú trọng phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

Tại đây, người dân Thường Tín chọn ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch hằng năm tổ chức lễ hội khai bút. Vào dịp thi cử, học sinh trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và các địa phương lân cận về dâng hương, nối tiếp truyền thống khoa bảng của quê hương.

“Tính đến nay, Thường Tín là một trong 37 huyện trên cả nước xây dựng được Văn Từ Thượng Phúc với kinh phí 60 tỷ đồng hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa. Bên cạnh đó, huyện cũng đang tiến hành xây dựng khu tưởng niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi và khởi công vườn hoa Nguyễn Du để phát huy giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất danh hương”, Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh tự hào nói.

Thuần phong mỹ tục là “sức mạnh nội sinh”

Coi việc xây dựng hệ giá trị, chuẩn mực gia đình là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nhiều quận, huyện khác lại phát huy hiệu quả của hương ước, quy ước. Điển hình như quận Ba Đình đã đẩy mạnh việc xây dựng người Ba Đình - Hà Nội thanh lịch văn minh thông qua đánh giá về xây dựng hương ước, quy ước trong công nhận danh hiệu tổ dân phố văn hóa.

Quận cũng liên tục bổ sung nội dung thực hiện bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng, bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phòng chống tác hại của thuốc lá… vào hương ước, quy ước; tổ chức rà soát, kiểm tra quy trình bổ sung, chỉnh sửa, thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn.

Tại quận Bắc Từ Liêm, việc triển khai thực hiện quy ước ở các khu dân cư trên địa bàn rất nghiêm túc. Hàng năm, quận thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung đối với quy ước tổ dân phố có các nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời, quận kịp thời triển khai việc xây dựng quy ước đối với 18 tổ dân phố mới được thành lập năm 2021 thuộc 3 phường Cổ Nhuế 1, phường Phú Diễn, phường Xuân Tảo.

Các tổ dân phố đều đưa nội dung thực hiện quy ước vào tiêu chí bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” và tổ dân phố văn hóa, góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội, giúp đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa.

Hà Nội: Chú trọng phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Bà Nguyễn Thị Tám, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh

Bày tỏ quan điểm về việc chú trọng phát huy truyền thống tốt đẹp như hiếu học của gia đình, truyền thống khoa bảng của dòng họ, quê hương là nền tảng để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, bà Nguyễn Thị Tám, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho hay, cần phải gìn giữ thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa gia đình, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó chính là “sức mạnh nội sinh” để mỗi gia đình chống lại những tiêu cực, ảnh hưởng từ bên ngoài.

Cũng coi trọng yếu tố gia đình, dòng họ, huyện Mỹ Đức đã đề xuất giải pháp đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; quan tâm xây dựng gia đình văn hóa, thôn làng, tổ dân phố văn hóa. Trong đó, huyện lưu ý tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma túy; bổ sung việc thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình để xét công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa" hàng năm.

Đọc thêm

Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng Nhịp điệu cuộc sống

Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng

TTTĐ - Là nơi nối tiếp những thế hệ ra đời, sinh sống và tạo nên lớp lớp chủ thể văn hóa cho mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, những gia đình Hà Nội hàng ngàn năm nay lưu giữ và trao truyền những giá trị truyền thống quý báu, tạo nên hồn cốt thanh lịch không nơi nào có được. Đất lành trồng nên những hoa thơm, triệu bông hoa thanh lịch nở từ những đài hoa được vun trồng đầy trân trọng ấy…
Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử Người Hà Nội

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử

TTTĐ - Kì thi tốt nghiệp THPT mang đến khá nhiều áp lực cho cả thí sinh và người nhà. Sự động viên, hỏi thăm, cổ vũ, trợ giúp của gia đình, bạn bè, các lực lượng chức năng và thanh niên tình nguyện đã góp thêm cho người trong cuộc những nụ cười để vơi bớt phần nào căng thẳng.
Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Xem thêm