Chọn ngành thời đại số: Nỗi lo hay cơ hội cho Gen Z?
Tăng cường hợp tác nhân sự Việt - Hàn trong ngành chế biến thực phẩm 5 kỹ năng quan trọng khi muốn theo ngành công nghệ bán dẫn Ngành Quản trị Kinh doanh “hút” học sinh tại buổi tư vấn, hướng nghiệp |
![]() |
Tại chương trình tư vấn, đối thoại tuyển sinh 2025, nhiều câu hỏi của phụ huynh và các em học sinh đã được giải đáp |
Những băn khoăn trong thời đại số
Tại buổi đối thoại, tư vấn tuyển sinh năm 2025 do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường THPT Hà đông tổ chức mới đây, chủ đề “Ngành kỹ thuật, xây dựng liệu có còn tiềm năng trong thời đại AI?” trở thành tâm điểm bàn luận, thu hút nhiều câu hỏi sát thực tế từ các em học sinh cuối cấp và phụ huynh đang đứng trước ngã rẽ chọn ngành cho con.
Nỗi băn khoăn không chỉ đơn thuần là ngành nào bị "AI thay thế", mà sâu xa hơn là ai sẽ bị bỏ lại nếu không kịp thích nghi. Trong bối cảnh công nghệ đang tái định hình mọi lĩnh vực, sự chủ động học hỏi và trang bị kỹ năng trở thành yếu tố sống còn đối với người lao động tương lai.
Trong buổi tọa đàm chương trình, nhiều phụ huynh bày tỏ sự lo lắng trước viễn cảnh “học xong không xin được việc”, nhất là với những ngành như xây dựng hay kiến trúc – vốn từng được xem là “an toàn”.
![]() |
Nhiều phụ huynh chủ động tìm hiểu thông tin ngành học tại buổi tư vấn tuyển sinh 2025 để hỗ trợ con định hướng nghề nghiệp trong thời đại AI. |
Tham gia buổi tư vấn đối thoại tuyển sinh, cô Trần Thị Hoa, phụ huynh học sinh lớp 12 Trường THPT Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ:“Tôi thực sự rất phân vân không biết nên để con theo ngành xây dựng hay chuyển hướng sang IT. Vì thấy rất có thể AI có thể thay thế nhiều việc trong ngành xây dựng, do vậy tôi rất lo ngại các con ra trường sẽ khó có được việc làm, nhất là trong bối cảnh số hóa ngành càng phát triển.”
Nỗi băn khoăn của cô Hoa cũng là điều khiến nhiều phụ huynh khác trong hội trường lo ngại bởi đó là câu hỏi rất thật, và cũng rất phổ biến. Trong khi đó, ở phía các bạn học sinh, dù mang trong mình đam mê và hoài bão, nhưng sự băn khoăn về “ngành học có bị lỗi thời?” lại khiến không ít bạn hoang mang.
Chia sẻ về những lo ngại trong định hướng ngành học sắp tới, em Ngô Phúc Gia Bảo, lớp 12A1 trường THPT Hà Đông cho biết: “Em thích ngành xây dựng vì muốn sau này được tham gia các công trình lớn. Nhưng em cũng lo không biết liệu ngành này có còn ‘đất diễn’ trong tương lai. Em nghe nói rằng AI bây giờ có thể thiết kế, mô phỏng và thậm chí giám sát thi công nên đôi khi em tự hỏi liệu mình có bị đào thải nếu chỉ học theo cách truyền thống”.
![]() |
Với xu thế số hóa ngành càng phát triển, nhiều bạn trẻ đã chủ động tìm hiểu các ngành nghề phù hợp nâng lực bản thân |
Gia Bảo cho biết, em từng nghĩ ngành xây dựng chỉ cần sức lực và kiến thức kỹ thuật, nhưng qua tìm hiểu, em nhận ra nếu không giỏi công nghệ, không biết ngoại ngữ hay không nắm bắt xu hướng mới thì rất dễ bị tụt lại. "Em vẫn muốn theo ngành, nhưng em biết mình phải học sâu hơn, giỏi hơn và cập nhật công nghệ nhiều hơn nữa."
Những lo lắng này hoàn toàn có cơ sở, nhưng cũng là cơ hội để thế hệ Gen Z bứt phá.
Làm gì để không bị bỏ lại phía sau?
![]() |
Anh Phạm Ngọc Thạch, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons giải đáp thắc mắc của phụ huynh và các em học sinh |
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, anh Phạm Ngọc Thạch, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons cho biết dù hiện nay có nhiều băn khoăn về việc lựa chọn giữa xây dựng hay kiến trúc, giữa trường công lập hay tư thục, thì điều quan trọng nhất vẫn là năng lực thật sự của người học. Ngành xây dựng dù bị coi là truyền thống nhưng vẫn có rất nhiều cơ hội nếu người học biết trang bị đúng và đủ cho mình những kỹ năng cần thiết.
“Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, điều đầu tiên mà các bạn sinh viên cần xác định là phải chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể, đừng học dàn trải. Việc nắm vững một mảng chuyên môn sẽ giúp bạn trở thành người có giá trị thật sự trên thị trường lao động”, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons nhấn mạnh.
Theo anh Thạch, ngành xây dựng dù bị coi là truyền thống nhưng vẫn có rất nhiều cơ hội nếu người học biết trang bị đúng và đủ cho mình những kỹ năng cần thiết. Một trong những ảnh hưởng rõ rệt nhất là AI có thể được triển khai ở toàn bộ các bước thiết kế để tự động hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và nhanh chóng tạo ra các dự án chất lượng cao, với chi phí thấp hơn. AI có thể tham gia từ khâu thu thập dữ liệu, khảo sát hiện trạng, đến thiết kế kỹ thuật và mô phỏng thi công theo mô hình công nghiệp hóa hiện đại.
Tuy nhiên, thay vì lo sợ, anh Thạch khuyến khích các bạn trẻ nên chủ động cập nhật công nghệ, học hỏi thêm kỹ năng mới và sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi. “Sinh viên cần chủ động tiếp cận công nghệ thông qua các công cụ như Google, ChatGPT, phần mềm mô phỏng thiết kế, lập trình… Đây không còn là ‘phụ trợ’, mà đang dần trở thành những ‘trợ lý đắc lực’, giúp sinh viên học nhanh hơn, làm việc hiệu quả hơn và sẵn sàng hơn khi bước vào môi trường thực tế.”
Cơ hội cho thế hệ trẻ bứt phá trong tương lai
![]() |
Tiến sĩ Hà Mạnh Tuấn, Phó Trưởng Ban tuyển sinh Hướng nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại tọa đàm |
TS Hà Mạnh Tuấn – Phó Trưởng Ban Tuyển sinh hướng nghiệp, trường Đại học Bách khoa Hà Nội – nhận định, trong giai đoạn hiện nay, sinh viên cần hiểu rằng bằng đại học chỉ là điều kiện cần, chứ không còn là điều kiện đủ.
“Thị trường lao động hiện đại không đánh giá bạn qua bằng cấp, mà qua khả năng giải quyết vấn đề, sự sáng tạo, và khả năng học hỏi suốt đời. Với sinh viên Bách khoa, chúng tôi đã triển khai tích hợp các công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT, Deepseek, Gemini... vào quá trình học. Những công cụ này không chỉ hỗ trợ học tập mà còn giúp sinh viên rèn luyện tư duy phản biện, kỹ năng tra cứu và xử lý thông tin”, ông Tuấn cho biết.
![]() |
Gian hàng tư vấn tuyển sinh của ĐH Bách khoa Hà Nội thu hút đông đảo học sinh cuối cấp |
Ông cũng nhấn mạnh, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã tạo nên nền tảng chính sách quan trọng để thúc đẩy nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại mới.
“Một cánh cửa đóng lại sẽ mở ra nhiều cánh cửa khác. Với những lợi thế sẵn có, cùng sự đổi mới trong đào tạo và kết nối doanh nghiệp, sinh viên vẫn có nhiều cơ hội nếu chủ động trang bị kỹ năng để thích ứng với xu hướng mới”, TS Hà Mạnh Tuấn chia sẻ.
Tin liên quan
Đọc thêm

Thông tin việc dạy học 2 buổi mỗi ngày ở cấp THCS và PTTH

Hơn 3.000 thí sinh tham gia Kỳ thi Olympic truyền thống 30/4

Định hướng để học sinh lớp 12 chọn ngành, chọn nghề phù hợp

Sứ mệnh đồng hành cùng thế hệ trẻ trong hành trình học tập

Ngành Quản trị Kinh doanh “hút” học sinh tại buổi tư vấn, hướng nghiệp

Học ngôn ngữ - “chìa khóa” mở ra sự nghiệp quốc tế

5 kỹ năng quan trọng khi muốn theo ngành công nghệ bán dẫn

Nâng cấp bản thân để bứt phá trong kỷ nguyên số

Muốn thi tốt, hãy tạm quên mạng xã hội, TikTok và người yêu…
