Chết oan vì nghe "thầy lang" chữa bệnh dại
![]() |
Từ đầu mùa hè, cả nước đã ghi nhận hàng chục ca tử vong vì bệnh dại, tại 10 tỉnh thành phố. Riêng đối với Hà Nội, ngay trong tháng 5 này đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do bệnh dại. Đáng nói, những người mắc bệnh đều do chủ quan, không đi tiêm phòng vắc xin mà tin lời "lang vườn"... đã khiến nhiều người phải nhận cái chết một cách oan uổng.
Không đi tiêm vắc xin phòng dại vì sợ con bị "ngơ"
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận 7-8 ca tử vong vì dại. Riêng trong một tháng trở lại đây, bệnh viện đã tiếp nhận 5 bệnh nhân bị chó dại cắn. Tất cả các bệnh nhân này đều tử vong vì không đi tiêm ngừa vắc xin phòng dại dù đã được khuyến cáo phải tiêm vắc xin ngay sau khi bị chó cắn.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, mới đây có 2 trường hợp bệnh nhân bị tử vong tức tưởi vì người nhà tin lời thầy lang phán "nhìn vết chó cắn đó không phải chó dại". Trường hợp mới nhất là bệnh nhi N.H.H, mới 12 tuổi (ở Kiến Xương, Thái Bình). Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, H. bị chó nhà cắn vào bắp chân, sau 7 ngày gia đình định đưa con đi tiêm phòng vắc xin dại, nhưnglo ngại sau khi tiêm phòng con bị "ngơ ngơ", cùng lúc đó lại được một người quen giới thiệu thầy lang có khả năng biết được chó có dại hay không. Gia đình đã đưa con đến nhà thầy lang khám. Sau khi chà một loại lá vào vết cắn, thầy lang phán đây là chó lành cắn, không cần phải tiêm phòng, gia đình đã tin lời thầy lang đưa con về, không cho tiêm phòng vàthịt luôn con chó này để chó không còn cắn người.
Về nhà, thấy vết cắn cũng xe miệng, dần mờ đi, trong khi con cũng vẫn tỉnh táo, sinh hoạt bình thường nên gia đình cũng yên tâm, không nghĩ gì đến nguy cơ bị dại.Tuy nhiên, sau 26ngày chó cắn, bệnh nhi bắtđầukhông ngủ được, vật vã, kích thích, sợ nước, sợ gió... Gia đình đưa H. vào bệnh viện Nhi Thái Bình khám, được xác định dại và chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hôm 17/5. Sau một ngày nằm viện, gia đình đau đớn đưa H. về chờ chết, vì y học bó tay khi đã lên cơn dại.
Bác sĩ Cấp cho biết, trước đó tại khoa, một nam bệnh nhân ở Sóc Sơn (Hà Nội) cũng tử vong vì lên cơn dại, do tin lời thầy lang phán không bị chó dại cắn. Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân bị chó cắn vào môi, thầy lang này sau khi dùng một loại lá chà xát vào vết cắn, đã khẳng định vết cắn này không phải của chó dại. Cũng vì tin lời thầy lang bệnh nhân chủ quan không đi tiêm phòng vắc xin, nhưng vài ngày sau phải nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng lên cơn co giật, tụt huyết áp, sùi bọt mép và đã tử vong.
Không được chủ quan khi bị chó, mèo cắn
Hiện nay có nhiều thầy lang tự nhận có khả năng dùng một loại lá cây thử trên da (tại vết chó cắn) của người bị chó, mèo cắn là có thể xác định họ có bị nhiễm virus dại không, qua đó giúp người bị chó cắn không phải đi tiêm phòng là rất nguy hiểm. Bởi bằng mắt thường không thể phân biệt được con chó cắn có mang virus dại hay không, mà cần theo dõi con chó khi có hiện tượng ốm là phải kịp thời được tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại. Tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn tiêm phòng phù hợp”, bác sĩ Cấp nói.
Theo bác sĩ Cấp, người dân vẫn khá chủ quan khi bị chó cắn. Nhiều người bị chó mèo cắn mà không theo dõi chó, không đi tiêm vắc xin phòng dại. Thậm chí chó ốm thì giết thịt, bị chó hoang cắn thì đập chết.Điều này rất nguy hiểm bởi khi bị chó mang virus dại cắn, thời gian ủ bệnh khác nhau ở mỗi người. Nhưng sớm nhất cũng phải 2- 3 tuần mới bắt đầu có biểu hiện, có người ủ bệnh đến hàng năm mới lên cơn dại và khi đã lên cơn dại thì không có cách gì cứu sống người bệnh.
Nếu không may bị chó dại cắn mà được tiêm phòng đúng phác đồ thì vẫn tránh được tử vong. Còn không tiêm phòng, khi đã lên cơn dại không có cách gì cứu sống người bệnh mà chỉ kéo dài sự sống được vài ngày. “Số bệnh nhân dại nhập viện thường tăng vào mùa hè vì thế người dân cần cảnh giác, đặc biệt người dân cần đưa chó mèo nuôi trong nhà đi tiêm. Đáng lưu ý, không chỉ người bị chó dại cắn mà làm thịt chó dại cũng có nguy cơ mắc dại vì virus dại xâm nhập vào cơ thể qua vết thương”, bác sĩ Cấp nói.
Y học hiện nay chưa thể chẩn đoán được liệu một người bị chó cắn thì có bị dại hay không. Vì thế, nếu bị cắn mà không biết chắc con chó có bị dại không thì nên vừa tiêm phòng vừa theo dõi con chó trong khoảng 10 ngày. Nếu đến lúc đấy mà con chó vẫn bình thường, không phải chó dại thì có thể dừng tiêm. Vắc xin phòng dại hiện nay cũng là vắc xin mới, không có những di chứng tác động đến thần kinh như nhiều người lầm tưởng. Vì thế, với những vết thương phức tạp vùng đầu cổ, bộ phận sinh dục… thì việc đi khám, tư vấn để kịp thời tiêm phòng là vô cùng quan trọng. Tuyệt đối không nghe lời “phán” của thầy lang bởi không có những căn cứ khoa học, thực tế đã có những ca bệnh tử vong vì dại sau khi thầy “phán” không phải chó dại cắn”, bác sĩ Cấp cảnh báo.
Khi đã bị chó dại hoặc nghi dại cắn, người bệnh phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hòa đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn... Xử lí tại chỗ vết thương càng sớm thì tác dụng sát khuẩn, phòng virus dại tán phát càng hiệu quả. Sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng.
Nam Trang
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quy định mới về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người tham gia bảo hiểm

Tập huấn chính sách pháp luật cho 200 cán bộ Công đoàn

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ngân hàng

Từ ngày 1/6/2025, những trường hợp nào được cấp thẻ BHYT giấy?

BHXH Khu vực I trao Quyết định nghỉ hưu cho 12 viên chức quản lý

Quy định về thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu

Gia tăng cơ hội và quyền lợi cho người tham gia

Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động từ ngày 1/7/2025
