Chế độ ăn uống có thể giúp giảm lo âu, căng thẳng
Lo âu căng thẳng khiến nhiều bệnh lý mạn tính diễn biến bất thường
Tuy nhiên, ít người biết rằng tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng ra sao đến một số bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường... thông qua sự thay đổi hormone, hành vi ăn uống, sinh hoạt.
Thông thường, một số bệnh như tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD), tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan, bệnh tim... được gọi là mạn tính khi tình trạng kéo dài dai dẳng và tồn tại trong cả cuộc đời người bệnh.
Một số bệnh mạn tính phổ biến hiện không có hướng điều trị dứt điểm bằng thuốc hay phương pháp phòng ngừa bằng vắc xin, bệnh nhân càng không thể tự khỏi bệnh.
Do vậy, người mắc bệnh mạn tính cần phải “sống chung với lũ” cùng sự đồng hành, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các chu kỳ của bệnh mạn tính có thể xảy ra liên tục bao gồm đợt ổn định và đợt cấp trên nền mạn tính.
Chính do đặc điểm của bệnh lý mạn tính có quá trình điều trị kéo dài, khó có cách điều trị dứt điểm nên đã gây nhiều phiền toái, mệt mỏi kèm tâm lý chán nản buộc phải “sống chung với lũ” của bệnh nhân. Không ít trường hợp bệnh nhân cảm thấy bế tắc, khó chịu, trầm cảm, cô đơn, thậm chí là tuyệt vọng, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
![]() |
Dinh dưỡng tác động đến cấu trúc, chức năng não, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần |
Nếu yếu tố gây stress, lo âu quá mạnh hoặc kéo dài, nội tiết tố tiết ra quá mức có thể kìm nén hệ miễn dịch, làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, sức khỏe suy giảm, cơ thể gặp nhiều tác hại, hàng loạt bệnh đồng mắc sẽ xuất hiện.
Do đó, các bệnh nhân mắc các bệnh lý nền mạn tính cần cố gắng sắp xếp công việc để giảm bớt căng thẳng, ăn uống điều độ, tuân thủ chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp và không bỏ thuốc điều trị. Bởi các vấn đề sức khỏe tâm lý có thể tác động lên tình trạng bệnh thông qua sự thay đổi hormone, hành vi ăn uống, sinh hoạt do tâm trạng thay đổi.
Cung cấp đủ chất dinh dưỡng “xua tay” lo âu, mệt mỏi
Nếu chúng ta cảm thấy mình có những biểu hiện như hay lo lắng, hay chán nản mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ... thì chính là dấu hiệu thần kinh não bộ đang suy nhược cần được "tẩm bổ".
Để vực dậy sức khỏe của mình, chúng ta cần cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng như carbonhydrate, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất; đặc biệt lưu ý tới những thực phẩm tốt cho hoạt động thần kinh ở não bộ.
Người suy nhược thần kinh thường có các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, stress, trầm cảm, giảm trí nhớ... gây ảnh hưởng rất lớn đến học tập, công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ đóng vai trò quan trọng giúp hệ thần kinh hoạt động bình thường trở lại, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe.
Trong đó, thực phẩm lên men, socola đen - đồ ăn vặt giảm stress hiệu quả. Các hợp chất có trong socola đen tăng cường trí nhớ, kéo dài sự tập trung, tăng tốc độ phản ứng bằng cách thúc đẩy lưu lượng máu đến não.
Socola đen cũng rất giàu flavonoid, vì vậy nó cung cấp năng lượng tích cực có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn.
![]() |
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ đóng vai trò quan trọng giúp hệ thần kinh hoạt động bình thường trở lại, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe. |
Tương tự như vậy, các loại thực phẩm lên men có thể làm thay đổi một số đường dẫn truyền nơ ron thần kinh có nhiệm vụ xử lý cảm giác và cảm xúc của cơ thể. Điều này hứa hẹn những lợi ích cho các bệnh nhân rối loạn lo âu.
Đối với những bệnh nhân có tâm lý không ổn định, khi ăn thực phẩm lên men nhiều hơn cho thấy mối tương tác với xã hội tốt hơn.
Việc uống nhiều nước hơn có thể giúp giảm chứng trầm cảm. Đáng chú ý, lượng nước cung cấp ít hơn hàng ngày có liên quan đến việc gia tăng mức độ trầm cảm và lo lắng.
Do đó, những người mắc bệnh này nên uống nhiều nước để tránh làm cho bệnh trầm cảm trở nên tồi tệ hơn.
Sữa chứa rất nhiều các vitamin, a-xít amin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động của não bộ.
Trong sữa cũng có chứa tryptophan, tăng tạo ra serotonin, giúp tăng hưng phấn, duy trì trạng thái vui vẻ, thoải mái, kiểm soát tốt cảm xúc. Bên cạnh đó, sữa cũng chứa nhiều thàn phần chống oxy hóa, giúp phá hủy các gốc tự do...
Các loại quả mọng như mận, táo… chứa chất flavonoid - một loại chất chống oxy hóa. Đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của flavonoid giúp hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thần kinh như hội chứng suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.
Chuối chứa 22% lượng vitamin B6 hàng ngày của bạn, một chất dinh dưỡng giúp cơ thể bạn tạo ra chất dẫn truyền thần kinh serotonin và mức serotonin thấp có liên quan đến chứng trầm cảm.
Bí đỏ chứa rất nhiều chất cần thiết cho hoạt động dẫn truyền thần kinh như a-xít glutamic và tryptophan làm giảm lo âu, trầm uất.
Ngoài ra, các loại đậu, hải sản (sò huyết, hàu, cá mòi), gạo nâu, yến mạch chứa nhiều magie và selen, chúng là các coenzym quan trọng trong việc chuyển hóa glucid và lipid thành năng lượng cho hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp giảm mệt mỏi.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhiều lỗi vi phạm ATTP tại công ty cung cấp suất ăn trường học

Siết chặt quản lý và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

Tuyên truyền về an toàn thực phẩm đến hơn 100 hội viên phụ nữ

Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả

Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng

Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao?

Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng

Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ
