Tag

Chặng đường vẻ vang 95 năm của Đảng tái hiện qua chương trình chính luận nghệ thuật “Mùa Xuân đỏ”

Nghệ thuật 03/02/2025 11:02
aa
TTTĐ - Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đài Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật “Mùa Xuân đỏ”, phát sóng lúc 20 giờ ngày 3/2/2025, tái hiện chặng đường đầy vẻ vang của Đảng 95 năm qua.
Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm những chặng đường vẻ vang Phát huy sức mạnh 95 mùa Xuân của Đảng Rạng rỡ Việt Nam Tự hào 95 mùa Xuân có Đảng quang vinh Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Chương trình chính luận nghệ thuật “Mùa Xuân đỏ” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như: NSƯT Đăng Dương, NSƯT Hoàng Tùng, các nghệ sĩ Hữu Trung, Mộc An, Tiến Hưng, Thu Thủy, Trần Vân Anh, Đặng Ngọc Anh; Khánh Thy, Minh Quân…

Chặng đường vẻ vang 95 năm của Đảng tái hiện qua chương trình nghệ thuật chính luận “Mùa Xuân đỏ”
Chương trình chính luận nghệ thuật “Mùa Xuân đỏ” tái hiện chặng đường vẻ vang 95 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Thông qua các nhạc phẩm về Đảng, về Bác Hồ và mùa xuân, “Mùa xuân đỏ” sẽ tái hiện lịch sử 95 năm vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, với những dấu mốc quan trọng từ lúc ra đời và hành trình phát triển theo bối cảnh đất nước từng thời kỳ.

Chương trình gợi nhắc bối cảnh đất nước cuối thế kỷ XIX, dưới chính sách cai trị hà khắc của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều lần lượt thất bại do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

Ngày 19/5/1890, tại mảnh đất Nam Đàn “địa linh nhân kiệt”, cậu bé Nguyễn Sinh Cung cất tiếng khóc chào đời. Tình yêu quê hương đất nước đã hun đúc trong trái tim cậu bé Cung, để từ đó lớn lên trở thành động lực, khát khao thôi thúc người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.

Chương trình nghệ thuật đem đến cho khán giả những ca khúc nổi tiếng về Bác Hồ như: “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác”, cùng loạt ca khúc khắc họa hành trình thành lập, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam như: “Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Kể chuyện người cộng sản”, “Ba Đình nắng”, “Đảng đã cho tôi sáng mắt, sáng lòng”, “Em là mầm non của Đảng”, “Màu cờ tôi yêu”, “Đảng là cuộc sống của tôi”, “Lá cờ Đảng - Mỗi bước đi thêm yêu Tổ quốc”…

Các nghệ sĩ tham gia chương trình cũng gửi tới khán giả những sáng tác mang hơi thở mùa xuân, mừng Đảng, mừng đất nước đón chào năm mới như “Thênh thang đường mới”, liên khúc “Đảng đã cho ta mùa Xuân - Việt Nam ơi mùa Xuân đến rồi”…

Bên cạnh những loạt ca khúc về Đảng, Bác Hồ và mùa xuân, “Mùa Xuân đỏ” cũng mang đến phóng sự nhiều cảm xúc về hoàn cảnh ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam - tái hiện hành trình từ thời điểm ngày 5/6/1911, trên con tàu La Touche Tréville từ Bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình đi tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Trải qua hành trình bôn ba, đến ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tại Hương Cảng (Trung Quốc). Đó là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam.

Phóng sự thứ 2 mang tên “Kỷ nguyên vươn mình” nhấn mạnh khát vọng xuyên suốt, nhất quán của Việt Nam trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đó là: Độc lập, tự chủ, tự cường.

Ngày nay, khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng được hiện thực hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên tạo ra sự chuyển động mạnh mẽ và quyết liệt.

Chương trình nghệ thuật “Mùa Xuân đỏ” kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là món quà ý nghĩa của Đài Truyền hình Hà Nội dành cho khán thính giả dịp đầu năm mới.

Đọc thêm

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975 Nghệ thuật

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Xem thêm