Chân dung tân Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng
![]() |
Ông Lê Mạnh Hùng, Phó TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, người được giới thiệu giữ chức vụ Tổng giám đốc PVN.
Bài liên quan
PV GAS và AGDC tái khẳng định mong muốn phối hợp phát triển LNG tại Việt Nam
Giải quyết dứt điểm một số dự án chậm tiến độ ngành Công thương
Hành động, đổi mới của tuổi trẻ dầu khí
Thấy gì xung quanh việc từ chức đột ngột của Tổng giám đốc PVN ?
Ngày 18/4, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã tổ chức hội nghị thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự chức danh thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc PVN, thay thế ông Nguyễn Vũ Trường Sơn vừa từ chức. Cuộc họp có sự tham gia của các lãnh đạo PVN, đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ.
Theo một số thông tin, người được giới thiệu giữ chức vụ Tổng giám đốc PVN, thay thế ông Nguyễn Vũ Trường Sơn vừa từ chức là ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc PVN. Ông Lê Mạnh Hùng đã nhận được nhất trí cao từ các thành viên hội đồng quản trị, ban lãnh đạo tập đoàn này.
Sau khi hoàn thiện xong quy trình giới thiệu nhân sự và được thông qua tại hội nghị này, Hội đồng thành viên PVN sẽ có tờ trình nhân sự chức danh Tổng giám đốc lên Ủy ban Quản lý vốn nhà nước để thực hiện các quy trình tiếp theo, trước khi PVN công bố chính thức quyết định bổ nhiệm.
Qua tìm hiểu của PV, ông Lê Mạnh Hùng sinh ngày 24/10/1973, quê quán Hưng Yên. Ông Hùng hiện đang phụ trách các nhóm lĩnh vực, gồm: công nghiệp lọc hoá dầu, hóa chất, nhiên liệu sinh học; công nghiệp khí gồm các dự án điện khí (ngoài dự án ông Thập phụ trách), khoa học công nghệ, định mức kinh tế - kỹ thuật, QHSE toàn ngành; phụ trách các ban khí và chế biến dầu khí, ban CN-AT&MT; các đơn vị gồm: Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn, Ban QLDA Khí - Điện - Đạm Cà Mau, PVGas, BSR, PVCFC, PVFCCo, DMC, PVTex, VPI, NASOS.
Trên con đường học vấn, ông Lê Mạnh Hùng từng tốt nghiệp Đại học Bách khoa với bằng Kỹ sư Công nghệ Tổng hợp Hoá dầu và Hữu cơ. Tiếp đó, năm 2003, ông Hùng lấy bằng Thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ hoá dầu ở Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2008, ông Lê Mạnh Hùng trở thành Tiến sỹ chuyên ngành Hoá dầu và xúc tác hữu cơ.
Trong sự nghiệp của mình, ông Lê Mạnh Hùng đã có kinh nghiệm gần 20 năm công tác trong ngành dầu khí. Năm 2000, ông làm kỹ sư công nghệ tại Công ty liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt Nga. Tới giai đoạn 2001-2005, ông Hùng là kỹ sư công nghệ, khối kỹ thuật, thuộc Tổng công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC). Sau đó, ông Lê Mạnh Hùng tiếp tục đảm nhận vị trí cán bộ Ban Chế biến Dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong 2 năm 2005 và 2006. Năm 2006, ông được điều động sang Văn phòng Chính phủ làm cán bộ Vụ Dầu khí.
Ông Hùng cũng có 12 năm kinh nghiệm quản lý, bao gồm 2 năm là Phó Trưởng Ban Chế biến Dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, 2 năm là Trưởng ban dự án Cụm Khí - điện - Đạm Cà Mau, 3 năm làm Tổng giám đốc Nhà máy Đạm Cà Mau, 5 năm là Phó TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Trong quá khứ, ông Lê Mạnh Hùng từng được biết tới với vai trò người chỉ huy thực hiện Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau và quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC). Kết quả, sau hơn một năm kể từ khi đi vào vận hành, Nhà máy Đạm Cà Mau đã tiến tới đạt mốc sản xuất, kinh doanh 1 triệu tấn phân urê hạt đục vào cuối tháng 7.2013
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm
