Tag

Cầu nối sáng tạo, đưa bạn trẻ đến gần với nghệ thuật chèo

Camera 360 trẻ 07/11/2024 08:37
aa
TTTĐ - Với thông điệp "Chèo nảy nhịp xưa, nay hòa sắc mới", dự án “Chèo nảy, chèo nay” hướng đến việc khơi dậy sự "bật nảy" của một nét văn hóa truyền thống nay hòa cùng hơi thở mới của thời đại. Hoạt động được kỳ vọng là cầu nối sáng tạo đưa bạn trẻ đến gần hơn với nghệ thuật chèo.
Học sinh huyện Phúc Thọ (Hà Nội) được truyền dạy hát chèo

Trải nghiệm thú vị

“Chèo nảy chèo nay” được đồng tổ chức bởi Trung tâm Xúc tiến, Quảng bá Di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) và nhóm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.

Theo bạn Lò Yến Nhi, trưởng dự án “Chèo nảy chèo nay”, chèo – một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của Việt Nam, là di sản văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ. Với nét đẹp giản dị mà sâu sắc, chèo không chỉ là lời ca, tiếng hát giải trí mà còn chứa đựng những triết lý nhân văn và những câu chuyện đời đầy ý nghĩa.

Cầu nối sáng tạo, đưa bạn trẻ đến gần với nghệ thuật chèo
Đến với “Chèo nảy Chèo nay” bạn trẻ được thưởng thức vở chèo "Thị Mầu xuyên không" - tác phẩm được làm mới từ vở chèo kinh điển "Quan Âm Thị Kính"

Thế nhưng, giữa nhịp sống hiện đại, khi hát chèo không còn là hoạt động phổ biến, không ít người trẻ thiếu vắng cơ hội để tiếp cận và hiểu sâu hơn về môn nghệ thuật chèo. Vì thế, việc gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật dân gian này gặp nhiều khó khăn hơn.

Với thông điệp "Chèo nảy nhịp xưa, nay hòa sắc mới", dự án “Chèo nảy chèo nay”, hướng đến việc khơi dậy sự "bật nảy" của một nét văn hóa truyền thống nay hòa cùng hơi thở mới của thời đại. Để đáp ứng nhu cầu và tâm lý của bạn trẻ, dự án mang đến nhiều hoạt động thú vị như triển lãm nghệ thuật và trải nghiệm nghệ thuật chèo. Trong đó, triển lãm bao gồm các hoạt động kết nối, trải nghiệm, tương tác thực tế nhằm đưa giới trẻ tiếp cận chèo, tiếp tục giữ chèo không chỉ sống, mà còn trở thành niềm tự hào chung của những người con đất Việt, phát triển và lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, khách tham quan được tự tay làm các sản phẩm liên quan đến nghệ thuật hát chèo truyền thống, thưởng thức vở chèo "Thị Mầu xuyên không" - tác phẩm được làm mới từ vở chèo kinh điển "Quan Âm Thị Kính" do các nghệ sĩ Nhà hát chèo Việt Nam biểu diễn.

Yêu nghệ thuật truyền thống hơn

“Thông qua các hoạt động kết nối, tương tác thực tế ảo, trải nghiệm và thưởng thức những vở chèo lâu đời đã được làm mới, chúng mình hy vọng lan tỏa cảm hứng và tình yêu đối với môn nghệ thuật này đến với công chúng, đặc biệt là những người trẻ. Để từ tình yêu ấy, họ sẽ là trở thành thể hệ gìn giữ chèo không chỉ như một biểu tượng của tinh hoa văn hóa mà được tiếp tục phát triển trong dòng chảy nghệ thuật đương đại, trở thành niềm tự hào chung của những người con đất Việt trong mọi thời đại”, Yến Nhi chia sẻ.

Cầu nối sáng tạo, đưa bạn trẻ đến gần với nghệ thuật chèo

Bạn Đặng Thanh Hoa, sinh viên trường Đại học Văn hóa cho biết, qua các dự án như “Chèo nảy, chèo nay” khiến cô gái trẻ có nhìn khác về nghệ thuật truyền thống nói chung, chèo nói riêng. Càng tìm hiểu, Hoa càng cảm thấy thú vị.

“Qua dự án, người trẻ như mình được tìm hiểu những nét đẹp riêng biệt của chèo cũng như những câu chuyện đặc sắc phía sau sân khấu. Khác với các loại hình nghệ thuật dân gian khác, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc với sự kết hợp của các yếu tố hát, múa, nhạc, kịch vô cùng độc đáo. Giai điệu của các làn điệu hát chèo rất phù hợp với giọng tự nhiên và ngôn ngữ của người Việt”, Hoa chia sẻ.

Hoa cho biết thêm, khi xem chèo, người ta không chỉ được tận hưởng những phút giây thư giãn đầy tiếng cười, mà còn có cơ hội trải nghiệm và suy ngẫm về sự đời. Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, có tính văn học cao. Vì thế, người trẻ cũng được học hỏi rất nhiều áp dụng vào cuộc sống.

Bạn Nguyễn Thành, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, với sự đổi thay chóng mặt của công nghệ, thế hệ trẻ có nhiều lựa chọn trong việc giải trí nhưng cũng không tránh khỏi bị anh hưởng của văn hóa ngoại lai. Vì thế, làm thế nào để thế hệ trẻ biết tới và trân trọng chất liệu văn hóa truyền thống dân tộc rất quan trọng.

“Chính những dự án như “Chèo nảy, chèo nay” giúp người trẻ như mình có cơ hội tìm, trải nghiệm nghệ thuật truyền thống. Mình tin, từ những hoạt động như này, những giá trị văn hóa truyền thống và tài sản di sản văn hóa sẽ được nhiều bạn trẻ tái hiện dưới góc nhìn hiện đại và độc đáo. Việc này sẽ giúp các giá trị văn hóa được duy trì và vươn xa hơn”, Thành cho biết.

Với chủ đề "Giao lộ sáng tạo", Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9/11đến ngày 17/11/2024, tại các không gian di sản văn hóa, làng nghề truyền thống trên địa bàn quận, huyện, thị xã; hoạt động của Mạng lưới các không gian sáng tạo thuộc đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố

Nhiều hoạt động sáng tạo được tổ chức tại khu vực sẽ trở thành cuộc đối thoại giữa các công trình lịch sử với những ý tưởng sáng tạo hiện đại. Từ đó, tìm kiếm vai trò của thế hệ trẻ trong việc tiếp nối, phát huy các giá trị của dân tộc xuyên suốt quá trình xây dựng ngành công nghiệp sáng tạo. Đây là tiền đề để thúc đẩy Thủ đô phát triển thành trung tâm sáng tạo của cả nước.

Nguyễn Dũng

Đọc thêm

Tổ ấm trẻ đủ đầy yêu thương, vững vàng sẻ chia Nhịp sống trẻ

Tổ ấm trẻ đủ đầy yêu thương, vững vàng sẻ chia

TTTĐ - Giữa guồng quay nhộn nhịp của đô thị Bình Dương, gia đình anh Liêu Thịnh Phước (Công nhân viên Điện lực Thuận An) và chị Bùi Ngọc Bích Liên, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, phường Dĩ An, Bình Dương, vẫn giữ được ngọn lửa ấm áp từ những điều tưởng như giản dị nhất: Bữa cơm chiều đầy tiếng cười, những buổi tập thể thao cùng nhau và hành trình đồng hành cùng con lớn lên mỗi ngày.
Gia đình trẻ tiêu biểu với trái tim nhiệt huyết, khát vọng cống hiến Camera 360 trẻ

Gia đình trẻ tiêu biểu với trái tim nhiệt huyết, khát vọng cống hiến

TTTĐ - Gia đình anh Khuất Đình Đức và chị Nguyễn Thị Phương, hiện sinh sống tại thôn Trạch Lôi, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, chính là hình ảnh đẹp về một gia đình trẻ tiêu biểu, biết sống có trách nhiệm, yêu thương và không ngừng nỗ lực vì cộng đồng.
Những điều giản dị - "chất keo" gắn kết hạnh phúc gia đình Camera 360 trẻ

Những điều giản dị - "chất keo" gắn kết hạnh phúc gia đình

TTTĐ - Xã hội hiện đại, phát triển, con người quen dần với nhịp sống nhanh, hối hả của guồng quay công việc thì thời gian dành cho nhau càng ít hơn. Vì vậy, để vun đắp tổ ấm thì mỗi người càng phải giữ gìn, yêu thương từ những điều giản đơn nhất, từ đó tạo nên “chất keo” gắn kết các thành viên trong gia đình.
Khơi dậy tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của thanh niên Camera 360 trẻ

Khơi dậy tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của thanh niên

TTTĐ - Thông qua các hoạt động cụ thể như xây dựng cơ chế hỗ trợ, kết nối ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo… Ban Bí thư Trung ương Đoàn mong muốn khơi dậy tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của thanh niên. Đây cũng là hoạt động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân.
Mùa thi và những câu chuyện chạm tới trái tim Camera 360 trẻ

Mùa thi và những câu chuyện chạm tới trái tim

TTTĐ - Cánh cổng trường khép lại, tiếng trống báo hết giờ môn thi cuối cùng vẫn vang vọng đâu đây, để lại sau lưng hơn một triệu sĩ tử những nhịp tim thổn thức. Mỗi bộ hồ sơ nộp vào phòng thi không chỉ là tập giấy kiểm tra kiến thức, mà còn cất giữ biết bao khát vọng, giọt mồ hôi và cả nước mắt. Ẩn sâu bên trong mùa thi, tưởng chừng chỉ có các môn thi… là vô vàn câu chuyện về nghị lực và tình người, đủ sức làm lay động bất cứ ai lắng nghe.
Hành trình áo xanh gửi năng lượng, tiếp niềm tin cho sĩ tử Camera 360 trẻ

Hành trình áo xanh gửi năng lượng, tiếp niềm tin cho sĩ tử

TTTĐ - Tại Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, Hà Nội, bạn trẻ Nguyễn Tiến Thịnh, Phó ban Phong trào, Câu lạc bộ Tình nguyện viên Thủ đô, nở nụ cười rạng rỡ, cùng các tình nguyện viên đưa nước, bánh ngọt cho các sĩ tử. Nụ cười ấy, cùng hàng nghìn nụ cười khác, đã trở thành biểu tượng đặc trưng của chiến dịch “Tiếp sức mùa thi 2025”, một hành trình ý nghĩa giữa mùa hè đỏ lửa.
Đồng hành, sát cánh cùng sĩ tử vượt "vũ môn" Camera 360 trẻ

Đồng hành, sát cánh cùng sĩ tử vượt "vũ môn"

TTTĐ - Trong xuyên suốt 2 ngày thi THPT năm 2025, lực lượng chiến sĩ tình nguyện tiếp sức mùa thi TP Hồ Chí Minh luôn túc trực, sẵn sàng hỗ trợ thí sinh và phụ huynh lúc cần, tất cả làm nên "bức tranh" tuyệt đẹp về tinh thần tình nguyện tuổi trẻ.
Nụ cười tình nguyện tỏa năng lượng tích cực mùa thi Camera 360 trẻ

Nụ cười tình nguyện tỏa năng lượng tích cực mùa thi

TTTĐ - Giữa nắng hay những cơn mưa rào bất chợt, màu áo xanh tình nguyện Thủ đô vẫn nổi bật nơi cổng trường “Tiếp sức mùa thi”. Những chai nước mát, lời động viên chân thành tiếp sức kịp thời cho các sĩ tử, đồng thời lan tỏa nguồn năng lượng tích cực tới cộng đồng.
Cơm miễn phí, nước mía 0 đồng “tiếp sức” thí sinh Camera 360 trẻ

Cơm miễn phí, nước mía 0 đồng “tiếp sức” thí sinh

TTTĐ - 500 cốc nước mía mát lạnh đã được tự tay thanh niên tình nguyện xã Minh Tân (Phú Xuyên, Hà Nội) làm trao đến thí sinh và phụ huynh. Đặc biệt, Đoàn Thanh niên xã còn phối hợp với các hộ dân trên địa bàn cung cấp suất ăn và chỗ nghỉ miễn phí cho các thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Tuổi trẻ Bình Dương tiếp lửa mùa thi cho hơn 17.000 thí sinh Nhịp sống phương Nam

Tuổi trẻ Bình Dương tiếp lửa mùa thi cho hơn 17.000 thí sinh

TTTĐ - Cùng với hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước, 17.076 thí sinh tại tỉnh Bình Dương chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mở đầu với bài thi Ngữ văn - môn thi duy nhất theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút.
Xem thêm