Tag

Cần tăng mức phạt nặng cho hành vi mua bán ngà voi trái pháp luật

Môi trường 29/09/2020 00:00
aa
TTTĐ - Theo nhận định của giới chuyên gia bảo tồn, Việt Nam là một trong những thị trường “thẩm lậu” ngà voi sôi động nhất thế giới. Mặc dù, rất nhiều giải pháp mạnh tay đã được triển khai, song công tác đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán trái phép ngà voi lớn vẫn còn nhiều điều đáng bàn.
Nghệ An: Điều tra rõ lái xe tải chở gần 230kg ngà voi đi tiêu thụ Khẩn trương điều tra mở rộng vụ án vận chuyển trái phép ngà voi từ nước ngoài vào Việt Nam
Tang vật một vụ buôn bán ngà voi
Tang vật một vụ buôn bán ngà voi

Với giá rất đắt, những chiếc ngà voi đang trở thành một trong những vật phẩm quý giá nhất trên thế giới. Hiện nay, giá của 1 kg ngà voi cắt miếng lên tới vài ngàn USD.

Ngà voi thu được từ những chuyến đi săn như vậy được buôn lậu về châu Á. Tại đây, chúng được gia công, điêu khắc và bán dưới dạng các tác phẩm nghệ thuật với giá rất cao. Một chiếc ngà voi lớn có thể mang lại lợi nhuận cho người bán khoản tiền lên tới 6.000 USD. Malaysia, Việt Nam và Hồng Kông là những tuyến trung chuyển với điểm tiêu thụ cuối cùng là Trung Quốc và Thái Lan.

Thực chất ngà voi chỉ là một chiếc răng của loài động vật này chứ không có tác dụng chữa bệnh như đồn thổi. Dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được tác dụng thần kỳ của ngà voi như đồn thổi nhưng trong dân gian có bộ phận người dân tin rằng đeo ngà voi sẽ có tác dụng phòng độc, tránh gió. Với niềm tin này, những sản phẩm từ ngà voi được săn lùng ráo riết. Giá của một chiếc vòng đeo tay làm từ ngà voi được rao bán hàng chục triệu đồng. Ngà voi cũng được xẻ nhỏ để làm ra các loại đồ trang sức cho phụ nữ với giá không hề thấp hơn các loại đá quý.

Tình trạng buôn bán ngà voi diễn biến phức tạp

Những năm gần đây, tình trạng buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt là ngà voi diễn biến hết sức phức tạp, trong đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thực trạng này khiến công tác đấu tranh, ngăn chặn các đường dây tội phạm gặp không ít khó khăn.

Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, trong 10 năm gần đây mức độ buôn bán động vật hoang dã trái phép, đặc biệt là ngà voi chưa có dấu hiệu giảm. Mỗi năm, lực lượng chức năng tịch thu, bắt giữ hàng nghìn, hàng chục nghìn mẫu vật. Thống kê từ các vụ vận chuyển ngà voi, cho thấy các chuyến hàng lớn có xuất xứ từ các nước châu Phi trung chuyển qua nhiều quốc gia khác nhau trước khi đến Việt Nam. Tuy nhiên, năng lực điều tra, nhận dạng, áp dụng công nghệ, chia sẻ thông tin của nhiều cán bộ thực thi luật bảo vệ động vật hoang dã còn hạn chế nên công tác phát hiện xử lý còn nhiều bất cập.

Chỉ trong vòng 5 năm gần đây, hàng chục tấn ngà voi đã được các lực lượng Hải quan đã tịch thu, bắt giữ tại Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Sóc Trăng… Trong đó, một số vụ việc có số lượng lớn như vụ bắt giữ 971kg ngà voi tại Hà Nội (năm 2018) hay như vụ bắt giữ 9,1 tấn ngà voi tại Đà Nẵng (năm 2019).

Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia bảo tồn thì những vụ bắt giữ trên mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” trong mạng lưới “thẩm lậu” ngà voi đang được mời chào, rao bán la liệt trên mạng Internet. Cùng với đó, phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn bán động vật hoang dã, điển hình như ngà voi cũng rất phức tạp, phần lớn hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia nên khó xác định đối tượng cầm đầu.

Chưa kể, các đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép ngà voi còn có nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm “qua mặt” cơ quan chức năng như hợp thức hóa giấy tờ trong quá trình vận chuyển, mua bán, lợi dụng các ưu đãi trong chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa, thậm chí là chống trả quyết liệt lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ…

Do đó, cần mở rộng hoạt động tuần tra, kiểm soát của lực lượng công an. Đặc biệt là đẩy mạnh truyền thông kết hợp đợt cao điểm trấn áp tội phạm nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã, xóa bỏ thị trường buôn bán động vật hoang dã, nhất là ngà voi.

Bên cạnh việc tăng cường hoạt động tuần tra, giám sát, mở rộng hoạt động của lực lượng công an, cần phải gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với việc kiểm soát và chấm dứt tình trạng mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã trái phép. Đồng thời tăng cường tiếng nói của cơ quan quản lý Nhà nước trong nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là xử lý những người, nhóm người đứng đầu mạng lưới tội phạm lớn.

Cần có những chế tài xử phạt thật nghiêm

Thực tế, tại Việt Nam đã có nhiều quy định về việc nghiêm cấm buôn bán các sản phẩm từ ngà voi. Cụ thể Luật Đầu tư 2014 xác định rõ voi là loài động vật hoang dã nguy cấp nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích đầu tư kinh doanh.

Do đó, đối với các hành vi quảng cáo các sản phẩm bị cấm như vòng tay, nhẫn, mặt dây chuyền làm từ ngà voi có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo với mức phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Bên cạnh đó, các hình phạt dành cho việc buôn bán, quảng cáo các sản phẩm từ ngà voi cũng được đưa lên mức cao nhất đối với cả hình thức phạt hành chính và hình sự.

Gần đây nhất, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 35/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó quy định chỉ cần tham gia vận chuyển sản phẩm từ ngà voi có khối lượng dưới 300g đã có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 15 triệu đồng.

Nếu có hành vi tàng trữ, mua bán, chế tác ngà voi chỉ dưới 300g sẽ bị phạt tiền từ 180 triệu đến 210 triệu đồng. Người có hành vi vi phạm với khối lượng ngà voi dưới 2kg sẽ phải nhận mức phạt lên tới 400 triệu đồng. Vi phạm về vận chuyển, mua bán, tàng trữ ngà voi từ 2kg trở lên sẽ bị xử lý hình sự với hình phạt lên tới 15 năm tù và phạt tiền tới 15 tỷ đồng.

Việc kinh doanh ngà voi xuất phát từ lưu lượng hàng hóa qua các khu vực cảng biển ngày càng lớn nên dễ bị đối tượng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, hàng nhập khẩu có điều kiện. Đối tượng có nguy cơ vi phạm cao là doanh nghiệp nhập khẩu các lô hàng trị giá lớn, thuế suất cao; doanh nghiệp vừa là đại lý của hãng tàu và kinh doanh vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu; doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan. Vì thế cần có những chế tài xử phạt thật nghiêm đối với những hành động này.

Trong bối cảnh này, công tác đấu tranh, ngăn chặn triệt để tình trạng buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã trái phép không chỉ nhằm bảo vệ động vật hoang dã, đa dạng sinh học mà còn trực tiếp góp phần bảo vệ cuộc sống của con người. Công tác này đòi hỏi sự cam kết, vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan thực thi pháp luật cũng như cả cộng đồng. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực của tất cả các ngành, các cấp, có thể ngăn chặn triệt để tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Đặc biệt, các bạn trẻ phải là những người tiên phong trong việc chống nạn buôn bán ngà voi. Với sức mạnh từ mạng xã hội, với nhiều giải pháp sáng tạo, người trẻ sẽ có thể góp phần chặn đứng vẫn nạn nêu trên.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô Xã hội

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô

TTTĐ - Đây là hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, du khách về dọn rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sống của san hô, xây dựng và quảng bá hình ảnh du lịch xanh với thông điệp “Bán đảo Sơn Trà - Điểm đến xanh”.
Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS Môi trường

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS

TTTĐ - Điện Thái Hòa - công trình kiến trúc biểu tượng của triều Nguyễn, chính thức nhận chứng nhận công trình xanh LOTUS do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam trao tặng.
Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025 Môi trường

Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025

TTTĐ - Sáng kiến “Làm sạch Trái Đất” tại biển Phước Hải thu hút gần 200 tình nguyện viên cùng thu gom hơn 420kg rác thải nhựa, góp phần hồi sinh vẻ đẹp đại dương và nuôi dưỡng ý thức sống xanh.
Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng Môi trường

Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng

TTTĐ - Với hàng loạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt tổng số tiền gần 1 tỷ đồng.
Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam Môi trường

Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Quang Nguyễn ngang nhiên cắm bảng "tiếp nhận giá hạ miễn phí" nhưng bản chất là tiếp nhận chất thải tại Cụm công nghiệp Cẩm Sơn.
Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU Môi trường

Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề xuất truy tố 7 vụ án hình sự vi phạm trong khai thác, truy xuất nguồn gốc đánh bắt thủy, hải sản trên biển.
Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch Nhịp sống phương Nam

Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch

TTTĐ - Điện máy Xanh từng bước thực hiện cam kết "phủ xanh nước sạch đến mọi gia đình Việt" bằng việc phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức "Ngày hội máy lọc nước", với điểm đến đầu tiên tại Tiền Giang.
Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững Môi trường

Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững

TTTĐ - Sáng 16/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tiếp và làm việc với bà Quách Phương, Thứ trưởng Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc nhân dịp Thứ trưởng tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G).
Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C Môi trường

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 16/4, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/4, nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối có mưa dông, riêng Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng với nền nhiệt có nơi trên 35 độ C.
Xem thêm