Tag

Cần phát huy giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc, quốc gia

Văn hóa 19/06/2024 14:39
aa
TTTĐ - Đại biểu Quốc hội cho rằng, để có chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa toàn diện, cần phát huy giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc, quốc gia.
"Về bản Miền" - gắn du lịch với văn hoá dân tộc thiểu số
Quang cảnh phiên thảo luận sáng 19-6. Ảnh: media.quochoi.vn.
Quang cảnh phiên thảo luận sáng 19/6. Ảnh: media.quochoi.vn.

Ngày 19/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ bảy, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết; thời gian thực hiện Chương trình trong 11 năm, từ năm 2025 đến năm 2035, chia làm các giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2026-2030, tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra thời gian qua, triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đến năm 2030; giai đoạn 2031-2035, tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam, triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra đến năm 2035.

Tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng; dự kiến, tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỷ đồng. Mục tiêu tổng quát của chương trình gồm 7 mục tiêu; về mục tiêu cụ thể, chương trình đặt ra đến năm 2035, đạt 18 nhóm mục tiêu…

Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương)

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước; góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng.

Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) cho rằng, việc thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) bày tỏ ấn tượng đối với mục tiêu “tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam” và cho rằng đây là mục tiêu quan trọng nhất và cấp thiết nhất.

Đối với mục tiêu “nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, mục tiêu xác định được tầm nhìn khi Việt Nam có nền văn hóa sâu sắc hàng nghìn năm, đa dân tộc.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) thảo luận. Ảnh: media.quochoi.vn.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) thảo luận. Ảnh: media.quochoi.vn

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương) cho rằng, để có chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa toàn diện, cần phát huy giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc, quốc gia; từ đó, xây dựng các chương trình hành động, vừa bảo vệ nền tảng, vừa phát triển văn hóa tiên tiến dựa trên nền tảng cốt lõi.

“Các yếu tố hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tinh hoa văn hóa nhân loại phải là một phần hệ giá trị cốt lõi này. Khi đó, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ được học tập trong Đảng mà còn được phổ biến toàn xã hội và là “chất keo dính” để Đảng tăng cường gắn bó mật thiết với Nhân dân, trong Nhân dân và vì Nhân dân”, đại biểu nói.

Rà soát thận trọng nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa

Về xác định tổng mức đầu tư của chương trình, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần bảo đảm căn cứ tương thích với tình hình thực tế, trong đó, cần rà soát lại 10 nội dung thành phần, khái toán chi phí từng năm bám sát với các nội dung thành phần, quy ra phần trăm GDP ước tính từng năm theo dự báo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Quốc hội sẽ duyệt chi cho chương trình theo tỷ lệ GDP hằng năm, các hạng mục cụ thể sẽ do Chính phủ quyết định theo thực tế.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) thảo luận tại phiên họp. Ảnh: media.quochoi.vn.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) thảo luận tại phiên họp. Ảnh: media.quochoi.vn

Còn đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) cho rằng, hiện nay, chưa có kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm và tổng mức đầu tư cho cả giai đoạn thì việc đề xuất tổng mức đầu tư cho chương trình là quá lớn và chưa phù hợp với Luật Đầu tư công.

“Tôi cho rằng, cần rà soát thận trọng, thu hẹp các mục tiêu, bảo đảm đầy đủ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn để đưa ra con số phù hợp bảo đảm hài hòa, công bằng với các mục tiêu bức thiết khác”, đại biểu Mai nói.

Về đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, phát biểu tranh luận với đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, cần có chỉ tiêu cụ thể cho nội dung này, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Bình Định) cho rằng, ý tưởng rất hay nhưng không mới.

“Tôi rất lo lắng việc duy trì, phát triển có hiệu quả hay không vì việc đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài rất tốn kém”, đại biểu nói và cho rằng, cần có cơ chế hỗ trợ các hội đoàn người Việt, kiều bào ở nước ngoài tự tổ chức và quản lý các trung tâm văn hóa, thương mại, dịch vụ ở các nước. Đại biểu cũng đề nghị cần tập trung vào các chương trình cụ thể như dạy tiếng Việt tại các quốc gia có nhiều người Việt Nam sinh sống.

Đọc thêm

Hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ mới Văn hóa

Hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ mới

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 là hoạt động văn hóa nhằm tăng cường giao lưu, học hỏi, chia sẻ và hợp tác giữa các địa phương, các gia đình trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ mới.
30 thí sinh Mrs Earth Vietnam về ngôi nhà chung Văn hóa

30 thí sinh Mrs Earth Vietnam về ngôi nhà chung

TTTĐ - Sau khi trải qua các vòng sơ loại, ban tổ chức Mrs Earth Vietnam đã lựa chọn được 30 thí sinh xuất sắc bước tiếp vào vòng bán kết sẽ diễn ra ngày 29/6.
“Thanh âm bên thông” Hát giữa kỳ quan bên bờ di sản Hạ Long Điện ảnh - Âm nhạc

“Thanh âm bên thông” Hát giữa kỳ quan bên bờ di sản Hạ Long

TTTĐ - Là một loại hình mới xuất hiện những năm gần đây tại Hạ Long, “Thanh âm bên thông” đã trở thành điểm hẹn không thể bỏ lỡ cho người dân địa phương và du khách. Hòa mình cùng với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, chuỗi show âm nhạc tuyệt vời này đã nhanh chóng tạo dấu ấn mạnh mẽ trong làng giải trí tại miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Sắp phát sóng những bộ phim kinh điển nổi tiếng một thời Văn hóa

Sắp phát sóng những bộ phim kinh điển nổi tiếng một thời

TTTĐ - Cuối tháng 6/2024, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội sẽ phát sóng lại các bộ phim kinh điển trong nước và thế giới qua chương trình “Phim của một thời”.
Chấn hưng văn hóa - động lực phát triển đất nước Văn hóa

Chấn hưng văn hóa - động lực phát triển đất nước

TTTĐ - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, “soi đường cho quốc dân đi” và là nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển của đất nước. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, văn hóa được coi là sức mạnh nền tảng trong xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Mẫu nam nhí dắt tay Lã Thanh Huyền trong show của NTK Cao Minh Tiến là ai? Thời trang - Làm đẹp

Mẫu nam nhí dắt tay Lã Thanh Huyền trong show của NTK Cao Minh Tiến là ai?

TTTĐ - Show diễn ra mắt bộ sưu tập thời trang mới của nhà thiết kế (NTK) Cao Minh Tiến vừa diễn ra tại Hà Nội. Với 70 thiết kế trong bộ sưu tập mới, Cao Minh Tiến khiến khán giả ngạc nhiên về sức sáng tạo dồi dào của anh trong lĩnh vực thời trang với hướng đi giao thoa truyền thống và hiện đại sắc nét. Bộ sưu tập mới của Cao Minh Tiến có tên “Lúng liếng” lấy cảm hứng từ hình tượng, họa tiết, hoa văn, màu sắc… trong văn hóa thờ Tam phủ của người Việt.
Đức và Ba Lan mang đến những màn trình diễn đầy ấn tượng Giải trí

Đức và Ba Lan mang đến những màn trình diễn đầy ấn tượng

TTTĐ - Tối 22/6, dù cơn mưa đến bất ngờ trong đêm thi thứ ba của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF 2024, nhưng cả Đức và Ba Lan đều để lại những ấn tượng đặc biệt với người xem.
Ra mắt cuốn sách về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Văn học

Ra mắt cuốn sách về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 21/6, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tăng cường xây dựng cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa người làm báo Văn hóa

Tăng cường xây dựng cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa người làm báo

TTTĐ - Ngày 21/6, báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức gặp mặt cán bộ, phóng viên, nhân viên, sơ kết thực hiện phong trào thi đua xây dựng cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo.
Báo chí Thủ đô: Thương hiệu riêng, “chất” Hà Nội Văn hóa

Báo chí Thủ đô: Thương hiệu riêng, “chất” Hà Nội

TTTĐ - Lãnh đạo TP Hà Nội kỳ vọng, báo chí Thủ đô tiếp tục khát vọng, mơ xa nghĩ lớn, với tầm nhìn chiến lược, tư duy sáng tạo, giải pháp thông minh… để khẳng định vị trí trong làng báo chí cách mạng Việt Nam; tiếp tục đồng hành hỗ trợ Thủ đô trong quá trình phát triển; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thông tin của người dân và bạn đọc cả nước…
Xem thêm