Cân nhắc nâng mức dự phòng ngân sách Nhà nước lên 5%
Nghiên cứu mức trần miễn học phí với địa phương chưa tự chủ ngân sách Tránh để địa phương trông chờ, ỷ lại trong hỗ trợ ngân sách |
Góp ý vào dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), đa số các đại biểu cơ bản thống nhất với sự cần thiết sửa đổi luật hiện hành để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện nay; đổi mới cơ chế phân cấp nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, tính chủ động của ngân sách địa phương.
Đồng thời thúc đẩy cơ cấu lại ngân sách nhà nước, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng nguồn chi cho đầu tư phát triển; khơi thông, sử dụng hiệu quả nguồn lực ngân sách Nhà nước để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển đất nước, đạt các mục tiêu đến năm 2030 và 2045
Cùng đó là cắt giảm, đơn giản quy trình, thủ tục trong quy trình ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch và tăng cường trách nhiệm giải trình của đơn vị sử dụng ngân sách.
Tại Điều 10 dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) quy định: “Mức dự phòng ngân sách nhà nước bố trí từ 2% đến 5% tổng chi ngân sách mỗi cấp, không bao gồm chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên (nếu có)”.
![]() |
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình). |
Dự phòng ngân sách Nhà nước quy định sử dụng để: "Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh; chi dự trữ quốc gia; nhiệm vụ đối ngoại đột xuất, cấp bách của Nhà nước; chia sẻ phần giảm doanh thu đối với các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán hoặc đã bố trí dự toán nhưng chưa đủ; chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này; chi hỗ trợ các địa phương khác theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 9 của luật này.
Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước: thuộc Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; UBND các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực HĐND và báo cáo HĐND cùng cấp tại kỳ họp gần nhất".
Góp ý về nội dung này, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) cho rằng trước diễn biến tình hình kinh tế phức tạp như hiện nay, việc tăng mức bố trí dự phòng ngân sách có thể là một giải pháp giúp tăng cường khả năng chủ động ứng phó với các rủi ro.
Tuy nhiên, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh nhấn mạnh quyết định này cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình hình kinh tế cụ thể, các yếu tố tiềm ẩn rủi ro và sự cân đối giữa việc đảm bảo an toàn tài chính và thúc đẩy phát triển kinh tế, trong đó cần được xem xét, đánh giá đầy đủ cả mặt tích cực cũng như các mặt tiêu cực tiềm ẩn khi điều chỉnh tăng mức dự phòng.
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh nhấn mạnh mặt tiêu tiềm ẩn của việc tăng tỷ lệ dự phòng ngân sách là sẽ làm giảm nguồn lực cho đầu tư phát triển, việc tăng tỷ lệ dự phòng đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ chi cho các hoạt động khác gồm cả đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Điều này có thể làm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, khoản tiền dự phòng lớn nếu không được đưa vào sử dụng ngay có thể gây lãng phí lớn, trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính cũng đã chỉ ra 3 vấn đề cho thấy việc điều chỉnh tăng mức bố trí dự phòng lên tối đa 5% là chưa đủ cơ sở.
Do đó, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị giữ nguyên mức bố trí dự phòng ngân sách như luật hiện hành là từ 2-4%.
![]() |
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp). |
Cùng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng mức dự phòng ngân sách hiện hành quy định từ 2-4%, trong khi dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) quy định mới là từ 2-5% là tăng thêm một số tiền dự phòng rất lớn, không phải lúc nào nguồn ngân sách dự phòng của đất nước cũng có chi cho phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; hằng năm ngân sách Nhà nước đều còn dư dự phòng phải chuyển sang năm mới.
Nhằm tránh lãng phí ngân sách Nhà nước, có mức kinh phí kịp thời cho đầu tư phát triển, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị giữ mức dự phòng ngân sách theo mức hiện hành là 2-4%, không tăng thêm.
Giải trình và làm rõ một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu rõ, việc nâng mức bố trí dự phòng ngân sách nhà nước từ 4% lên 5% không có nghĩa phải trích đầy đủ 4% hay 5% mà quy định mức dự phòng thêm 1% để khi có những nhu cầu đột xuất thì có thể bố trí nguồn này để thực hiện việc phân bổ ngân sách thuận tiện.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong những năm gần đây, 100% nguồn phân bổ vào dự phòng đều được chi hết, không có lãng phí, không để lại, trong thời gian vừa qua đã phát sinh trường hợp thực tế triển khai bị vướng; ngoài ra, thực tế cũng cho thấy nguồn ngân sách dự phòng được sử dụng rất hiệu quả; do đó, dự phòng trong những trường hợp đột xuất là rất cần thiết.
Tin liên quan
Đọc thêm

Nhiều vấn đề khi lập tòa án chuyên biệt trong Trung tâm tài chính

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Ngăn chặn việc thao túng, găm hàng, đội giá, làm lũng đoạn thị trường vàng

Đoàn đàm phán tiếp tục nỗ lực, cố gắng để sớm đạt thỏa thuận với phía Hoa Kỳ

“Gỡ tội” cho “ông đấu thầu”

Cần giải pháp căn cơ để giá vàng “không nhảy điên loạn”

Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng

Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035

Đất để hoang hóa rất lãng phí nên phải đánh thuế
