Tag

Cần hiểu và thực hiện đúng Chỉ thị của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19

Pháp luật 03/04/2020 13:19
aa
TTTĐ - Khi Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 đi vào cuộc sống, các cấp chính quyền, người dân nhiều nơi đã chấp hành nghiêm. Tuy nhiên, một số địa phương hiểu và thực hiện sai Chỉ thị của Thủ tướng, tiến hành rào đường, “ngăn sông, cấm chợ”.

Cần hiểu và thực hiện đúng Chỉ thị của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19

Một số địa phương rào đường, "ngăn sông, cấm chợ" là thực hiện sai với Chỉ thị 16 của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19

Bài liên quan

Người Hà Nội chấp hành nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng, cách ly để phòng dịch Covid-19

"Ngăn sông cấm chợ", rào đường là sai chỉ đạo về cách ly xã hội

Người Hà Nội chấp hành nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng, cách ly để phòng dịch Covid-19

Công an Hà Nội triển khai 30 chốt giám sát việc chấp hành chỉ thị phòng dịch Covid-19

Trao đổi với báo chí ngày 2/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, người phát ngôn của Chính phủ nhận định, có một số địa phương hiểu và thực hiện sai Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Cụ thể, từ ngày 1/4, một số địa phương đã tiến hành việc rào đường, hạn chế người đi lại từ địa phương này sang địa phương khác hay tạm dừng các công trình xây dựng. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, việc “ngăn sông, cấm chợ”, hạn chế đi lại là sai chỉ đạo của Thủ tướng…

Luật sư Đặng Văn Cường phân tích về việc cách ly toàn xã hội với công bố tình trạng khẩn cấp
Luật sư Đặng Văn Cường phân tích về việc cách ly toàn xã hội với công bố tình trạng khẩn cấp

Trao đổi phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về vấn đề trên, thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: Chỉ thị số 16 của Thủ tướng quy định cách ly toàn xã hội từ 0h ngày 1/4/2020 theo nguyên tắc nhà nào ở nhà đó, thôn nào ở thôn đó, huyện nào ở huyện đó, tỉnh nào ở tỉnh đó. Chỉ những người đi làm việc ở các lĩnh vực thiết yếu chưa bị hạn chế kinh doanh thì mới được ra ngoài đi làm, người dân chỉ ra ngoài khi mua lương thực thực phẩm, thăm khám, cấp cứu người bệnh...

Văn bản này không phải là văn bản công bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh. Đây chỉ là văn bản có tính chất tình huống, cần kíp, khẩn thiết để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo Điều 52, Luật Phòng chống các bệnh truyền nhiễm, ban hành theo Điều 30, Luật Tổ chức Chính phủ.

Cụ thể, Điều 52, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định trong trường hợp cần thiết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau đây:

a) Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; b) Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch; c) Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.

Thẩm quyền ban hành các biện pháp chống dịch tại điều này và Khoản 2, Điều 30, Luật Tổ chức Chính phủ thuộc về Thủ tướng Chính phủ nên việc Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg để hạn chế việc tập trung đông người, tạm dừng các cơ sở kinh doanh đảm bảo cho việc phòng chống dịch là rất cần thiết và đúng thẩm quyền.

Một số địa phương lập chốt, rào đường, thực hiện sai với Chỉ thị của Thủ tướng
Một số địa phương lập chốt, rào đường, thực hiện sai với Chỉ thị của Thủ tướng

Theo luật sư Cường, Thủ tướng ra chỉ thị là một biện pháp nhằm chặn đứng tình trạng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Văn bản này là tiến tới một bước tiếp theo trong phòng chống dịch bệnh, là cơ sở để chuẩn bị cho các biện pháp mạnh mẽ hơn nếu tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Nếu Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định các lệnh cấm hoặc khi Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định công bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh thì việc phong tỏa, các lệnh cấm sẽ chính thức được ban bố, các quy định pháp luật sẽ được áp dụng cứng rắn và triệt để hơn là các giải pháp tuyên truyền, vận động như hiện nay...

Theo giải thích của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ thì các giải pháp của Chính phủ hiện nay chủ yếu vẫn nhắm đến mục tiêu tuyên truyền, vận động, kêu gọi người dân tự nguyện chấp hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đồng lòng cùng Chính phủ để chống dịch bệnh. Trong trường hợp diễn biến dịch bệnh phức tạp hơn thì sẽ có những biện pháp cao hơn, đây chỉ là bước chuẩn bị để ứng phó với những kịch bản xấu hơn của tình hình dịch bệnh.

Địa phương bịt kín lối đi như thế này là không đúng với Chỉ thị của Thủ tướng
Địa phương bịt kín lối đi như thế này là không đúng với Chỉ thị của Thủ tướng

Sau khi thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ mà dịch bệnh được kiểm soát, không còn các ổ dịch trong xã hội thì đây là một thành công rất lớn, là kết quả của toàn hệ thống chính trị và nhân dân cả nước. Các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ dần dần phục hồi trở lại...

Trường hợp tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, nhiều ổ dịch xuất hiện thì có thể sẽ chuyển trạng thái cao hơn, quyết liệt hơn nữa. Khi đó có thể sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh, sẽ có những quyết định phong toả, cách ly và các lệnh cấm cụ thể theo từng cấp, theo thẩm quyền pháp luật quy định.

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết thêm, thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp được quy định tại Điều 42, Luật Phòng chống bệnh dịch truyền nhiễm là: Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Về nguyên tắc thì ở mỗi cấp độ nguy hiểm của dịch bệnh sẽ có những thủ tục hành chính pháp lý khác nhau và sẽ kéo theo những tác động, hệ lụy cho xã hội khác nhau.

Khi ban hành tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh thì mức độ nguy hiểm của dịch bệnh đang ở mức độ cao nhất, những chi phí, nguồn lực cho phòng chống dịch bệnh cũng ở mức độ cao nhất. Các quyền cơ bản của công dân như quyền đi lại, cư trú, hội họp, kinh doanh, thậm chí quyền sở hữu tài sản cũng sẽ bị hạn chế tối đa, khi đó chính quyền hoàn toàn có thể ban hành các lệnh cấm, hoặc lệnh trưng thu, trưng dụng, huy động mọi nguồn lực của cả xã hội vào để chống dịch... Tình huống này không ai mong muốn tuy nhiên nếu dịch bệnh khó kiểm soát, ở mức độ nguy hiểm thì vẫn phải áp dụng.

Có địa phương tiến hành rào đường bằng bê tông để ngăn chặn đi lại, phòng dịch Covid-19
Có địa phương tiến hành rào đường bằng bê tông để ngăn chặn đi lại, phòng dịch Covid-19

Theo luật sư Cường, nếu trong vòng 15 ngày cách ly toàn xã hội, nhà nào ở yên nhà đó, hạn chế việc tiếp xúc xã hội giữa người với người thì tất cả những người mang mầm bệnh sẽ phát trong thời gian cách ly tại chỗ. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành cứu chữa cho họ, số người còn lại là những người an toàn và cuộc sống có thể sẽ dần bình an trở lại, tình trạng dịch bệnh cơ bản sẽ được kiểm soát; các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ dần dần được hồi hồi phục.

Nếu như một số người nào đó có ý thức kém, không chấp hành Chỉ thị, không tuân thủ các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh thì sẽ phải chịu những chế tài của pháp luật, trong đó không loại trừ các chế tài hình sự về các tội danh đã có hướng dẫn, thống nhất áp dụng pháp luật trong văn bản số 45 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ngày 30/3/2020. Bởi vậy trong lúc này, tất cả mọi người cần phải nghiêm túc chấp hành Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Nhiều xe cá nhân đã phải quay đầu khi đến địa phận tỉnh Quảng Ninh
Nhiều xe cá nhân đã phải quay đầu khi đến địa phận tỉnh Quảng Ninh

“Ngày 1/4, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch Covid-19, đặc biệt, Điều 2 của Quyết định này quy định thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trước đó, trong đó có Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg... Đây là cơ sở pháp lý để “luật hóa” hai Chỉ thị này, là căn cứ để xử lý với các trường hợp vi phạm pháp luật.

Kể từ thời điểm Quyết định 447/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực pháp luật thì mọi hành vi vi phạm quy định này và các văn bản mà Quyết định này dẫn chiếu thì đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất mức độ của hành vi, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, tuy nhiên khoản 2, Điều 2 Quyết định này quy định điều kiện đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu lực kể từ 28/1/2020, đây là ngày có văn bản đầu tiên công bố dịch bệnh và đưa ra các biện pháp phòng chống dịch nên các biện pháp đảm bảo thực hiện phòng chống dịch bệnh sẽ tiếp tục được duy trì và tiếp tục thực hiện theo nội dung các văn bản trước đây”, luật sư Đặng Văn Cường nói.

Đọc thêm

Bình Dương: Sập sàn nhà xưởng ở Bắc Tân Uyên, 3 người tử vong Tin tức ANTT

Bình Dương: Sập sàn nhà xưởng ở Bắc Tân Uyên, 3 người tử vong

TTTĐ - Tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã xảy ra vụ tai nạn sập sàn nhà xưởng khiến 3 người tử vong.
Bắt giữ nhóm “tín dụng đen” cho vay lãi nặng, thu nhiều súng đạn Tin tức ANTT

Bắt giữ nhóm “tín dụng đen” cho vay lãi nặng, thu nhiều súng đạn

TTTĐ - Công an TP Hà Nội vừa cho biết, các trinh sát của Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP đã triệt phá thành công ổ nhóm hoạt động “tín dụng đen” cho vay lãi nặng, bắt giữ 9 đối tượng liên quan, thu giữ nhiều súng đạn, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân, lực lượng làm nhiệm vụ và các đối tượng liên quan.
Bình Thuận: Tạm giữ đối tượng cho vay nặng lãi 360%/năm Pháp luật

Bình Thuận: Tạm giữ đối tượng cho vay nặng lãi 360%/năm

TTTĐ - Với lãi suất "cắt cổ" lên đến 30%/tháng, tương đương 360%/năm, đối tượng Hoàng đã cho bà N.T.L (SN 1964) vay tổng cộng 1 tỷ đồng và nhanh chóng thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng chỉ trong vòng vài tháng.
Quảng Nam: Bắt đối tượng truy nã đặc biệt về hành vi lừa đảo Pháp luật

Quảng Nam: Bắt đối tượng truy nã đặc biệt về hành vi lừa đảo

TTTĐ - Đối tượng Trần Trung Hiền bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và bị truy nã theo Quyết định truy nã đặc biệt ngày 8/3/2024 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam.
Quảng Nam: Bắt đối tượng lừa "chạy án" để chiếm đoạt tài sản Pháp luật

Quảng Nam: Bắt đối tượng lừa "chạy án" để chiếm đoạt tài sản

TTTĐ - Dù không có bất kỳ thẩm quyền giải quyết nhưng đối tượng Đặng Thị Hải Yến (SN 1970, trú tại Yên Bái) vẫn hứa hẹn có thể "chạy án" cho một người dân ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam để chiếm đoạt 256 triệu đồng.
Quảng Nam: Bắt giữ nhanh đối tượng chuyên trộm cắp xe máy Pháp luật

Quảng Nam: Bắt giữ nhanh đối tượng chuyên trộm cắp xe máy

TTTĐ - Công an tỉnh Quảng Nam vừa thông tin về việc truy xét và bắt giữ Trần Việt Hưng (SN 1994, trú tại thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam), đối tượng chuyên thực hiện các vụ trộm cắp xe máy trên địa bàn.
Quảng Ninh: Thêm một vụ cháy rừng tại thành phố Uông Bí Phòng cháy chữa cháy

Quảng Ninh: Thêm một vụ cháy rừng tại thành phố Uông Bí

TTTĐ - Ngày 15/4, UBND thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) thông tin, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy gây thiệt hại gần 3ha rừng.
Đã bắt 6 đối tượng trong nhóm “Lợn rừng” Tin tức ANTT

Đã bắt 6 đối tượng trong nhóm “Lợn rừng”

TTTĐ - Tối 15/4, Công an TP Hà Nội cho biết, các trinh sát của Phòng Cảnh sát hình sự đã bắt giữ toàn bộ 6 đối tượng trong ổ nhóm “lợn rừng”, được xác định có dấu hiệu “bảo kê” xây dựng tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Khởi tố đối tượng dùng hình ảnh chuyển khoản giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tin tức ANTT

Khởi tố đối tượng dùng hình ảnh chuyển khoản giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TTTĐ - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Ma Văn Công (sinh năm 1997; trú tại xóm Tổng Phườn, xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức làm giả hình ảnh giao dịch chuyển khoản ngân hàng.
Đề nghị tuyên phạt 8 bị cáo từ 3 năm đến 12 năm tù Ký sự pháp đình

Đề nghị tuyên phạt 8 bị cáo từ 3 năm đến 12 năm tù

TTTĐ - Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội xác định nhóm cựu lãnh đạo của Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea) có những sai phạm dẫn tới 3 khu đất về tay tư nhân, từ đó đề nghị phạt tù các bị cáo lần lượt từ 3 năm đến 12 năm tù, đồng thời thu hồi bất động sản cho Nhà nước.
Xem thêm